Khái quát về wto và quá trình gia nhập wto của Việt Nam 1 Khái quát về wto

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu (open world) sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 36 - 44)

- Bộ phận lập kế hoạch và triển khai tour có chức năng nhiệm vụ: Thu thập thụng tin, đặt hàng dịch vụ nhà cung cấp, phối hợp với b ộ phận bán hàng

2.1. Khái quát về wto và quá trình gia nhập wto của Việt Nam 1 Khái quát về wto

2.1.1. Khái quát về wto

WTO là chữ viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên Thế giới. Hiện nay, WTO có 150 quốc gia thành viên, và trụ sở của WTO được đặt tại Geneva (Thụy Sỹ). Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân GATT- Hiệp định chung về Thuế quan thương mại. GATT ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày nay.

Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên hiệp quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa

mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.

Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.

Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau kí hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948.

Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.

Hiện nay WTO có 150 nước thành viên, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và hơn 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.

Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngàng nhau.

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần. Dưới Hội nghị bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO.

Dưới Đại hội đồng là Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

2.1.1.1. Các mục tiêu của WTO

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.

Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước

này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

- Thúc đầy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định bền vững và bảo vệ môi trường.

- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

2.1.1.2. Các chức năng của WTO

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

- Thống nhất quản lý việc thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên: giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ cấp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

- Là khuôn khổ thể chế để biến thành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị bộ trưởng WTO. - Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên.

- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đầy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. Hiệp định thành lập WTO đã quy định một số cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên. - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lại của kinh tế toàn cầu.

2.1.1.3. Các nguyên tắc chính của WTO

- Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc NFN cho tất cả các thành viên WTO, không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quan trọng - NT).

- Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan).

- Đảm bảo tính ổn định,tiên đoán được bằng các cam kết, minh bạch hóa (các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán, ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO).

- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “không công bằng” như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần)

- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: các nước đang phát triển chiếm % thành viên của WTO. WTO có các quy định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hóa của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên mà có được là trên cơ sở đàm phán với các thành viên WTO.

2.1.1.4. Phạm vi điều tiết WTO

Hạt nhân của WTO là các Hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới thương mại” được các thành viên WTO thương lượngvà ký kết các Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế. bao hàm Hiệp định về các lĩnh

vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư chống bán phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp Đây là những Hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những gia hạn đã thỏa thuận.

2.1.2.Khái quát về quá trình gia nhập WTO của Việt Nam

Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Nộp đơn xin gia nhập.

Tháng 1/2995,Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO.Đến 31/1 cùng năm đó, Ban công tác về việc gia nhập của Việt Nam được thành lập. Trong số 38 quốc gia và lãnh thổ thành viên, nhiều nước có quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Giai đoạn 2: Gửi “Bị vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam” tới

ban công tác.

Tháng 8/1996, Việt Nam hoàn tất “Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam” và gửi tới ban thư ký WTO để luân chuyển tới các thành viên của ban công tác.

Bị vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.

Sau khi nghiên cứu “Bị vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam” nhiều thành viên đặt ra câu hỏi yêu cầu trả lời để hiểu rõ chính sách, bộ máy quản lý, thực thi chính sách của Việt Nam.

Ngoài việc trả lời các câu hỏi đặt ra, Việt Nam cũng phải cung cấp nhiều thông tin khác theo mẫu do WTO quy định về hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ

Ban công tác tổ chức các phiên họp tại trụ sở WTO (Geneva, Thụy Sĩ) để đánh giá tình hình chuản bị của Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam trực tiếp giải thích chính sách. Đến 5/2003, Việt Nam đã tham gia 6 phiên họp của ban công tác. Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách.

Mặc dù vậy, trong WTO, việc làm rõ chính sách là quá trình liên tục. Không chỉ có các nước đang xin gia nhập phải tiến hành công việc này mà ngay cả các thành viên chính thức cũng phải thường xuyên cung cấp thông tin giải thích chính sách của mình.

Giai đoạn 4: Đưa ra các bản chào ban đầu và tiến hành đàm phán song

phương.

Gia nhập WTO có nghĩa là Việt Nam được quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử tối huệ quốc (MRN). Trải qua nửa thế kỷ, các thành viên chỉ duy trì bảo hộ sản xuất trong nước chủ yếu bằng thuế quan với thuế suất nói chung khá thấp. Để được hưởng thuận lợi này Việt Nam cũng phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên, đồng thời giảm mức bảo hộ của mình với việc cam kết thuế suất thuế nhập khẩu tối đa và có lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế

định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu hay cấp phép hạn chế nhập khẩu một cách tùy tiện.

Mặt khác, Việt Nam cũng phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực dịch vụ với những điều kiện thông thoáng hơn. Những lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ xây dựng, dịch vụ vận tải.

Mức độ mở cửa của thị trường tiến hành thông qua đàm phán song phương với tất cả các thành viên quan tâm.

Trước hết Việt Nam đưa ra những bản chào ban đầu về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ để thăm dò phản ứng của các thành viên khác. Trên cơ sở đó, các thành viên yêu cầu Việt Nam phải giảm bớt mức độ bảo hộ ở một số lĩnh vực. Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu của họ và nếu chấp nhận được thì có thể đáp ứng hoặc đưa ra mức bảo hộ thấp hơn một chút. Quá trình đàm phán như vậy tiếp diễn cho tới khi mọi thành viên đểu chấp nhận với mức độ mở cửa của thị trường hàng hóa và dịch vụ của ta.

Để có thể đàm phán thành công, việc xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế dài hạn giữ vai trò quyết định. Ta phải xác định được những thế mạnh, những lĩnh vực cần được bảo hộ để có thể vươn tới trong tương lai, những ngành nào không cần bảo hộ

Đầu năm 2002, Việt Nam đã gửi bản chào ban đầu về thuế quan và bản chào ban đầu về dịch vụ tới WTO. Bắt đầu từ phiên họp 54 của ban công tác (4/2002), Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên của ban công tác.

Việc đàm phán được tiến hành với từng nước thành viên yêu cầu đàm phán, về toàn bộ và từng nội dung nói trên cho tới khi kết quả đàm phán thỏa mãn mọi thành viên WTO.

Giai đoạn 5: Hoàn tất các thủ tục gia nhập.

Ngày31/5/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thoả thuận chính thức đàm phán song phương về gia nhập wto của Việt Nam.Việt Nam chính thức hoàn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác yêu cầu đàm phán với Việt Nam.Hoa Kỳ cũng đã thông qua quy chế thương mại bình thường hoá vĩnh viễn(PNTR) đối với Việt Nam.

Từ phiên họp thứ 9 Tháng 12/2004,Việt Nam cùng ban công tác đã bắt đầu xem xét và thảo luận dự thảo báo cáo của nhóm công tác.Tại phiên họp thứ 14 và 15(tháng 10/2006), Việt Nam đã giải quyết được toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa Việt Nam và một số đối tác,hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập wto,hoàn chỉnh toàn bộ các tài liệu chuẩn bị cho phiên họp đặc biệt của đại hội đồng wto xem xét thông qua việc gia nhập của Việt Nam.Ngày 7/11/2006,phiên họp của đại hội đồng wto tại trụ sở của WTO tại Gerneva (Thuỵ Sĩ ) đã chính thức kết nạp Việt Nam trở thành thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu (open world) sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)