- Bộ phận lập kế hoạch và triển khai tour có chức năng nhiệm vụ: Thu thập thụng tin, đặt hàng dịch vụ nhà cung cấp, phối hợp với b ộ phận bán hàng
2.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Nam gia nhập WTO
Là tổ chức Thương mại Quốc tế lớn nhất thế giới, hiện nay WTO đã có 150 quốc gia thành viên, chiếm khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và giá trị thương mại toàn cầu. Với nguyên tắc xuyên suốt là tự do hóa thương mại, mục tiêu của WTO là bảo đảm đầy đủ việc làm, nâng cao mức sống, mức thu nhập, nhu cầu một cách bền vững, phát triển việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của thế giới và mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa.
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam khi mà đất nước đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong xu thế hội nhập như hiện nay. Việc tham gia vào WTO của Việt Nam một mặt tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc trao đổi kinh nghiệm kinh doanh và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.Mặt khác nó cũng mang lại những thách thức, sức ép cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là sức ép về cạnh tranh thị trường và cạnh tranh các nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải biết nắm bắt các cơ hội cũng như là phải nỗ lực vượt qua thách thức để phát triển bền vững.
2.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài theo hướng phân công, khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa, đưa hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tăng cao.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm theo cam kết trong WTO. Hàng hóa và dịch vụ của các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa - dịch vụ của các nước thành viên WTO ngay tại thị trường sở tại của các thành viên WTO do được hưởng NFM và NT.
Thứ ba, tham gia vào WTO thúc đẩy quá trình cải cách các chính sách kinh tế, các thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật theo hướng công khai, minh bạch hóa để phù hợp với các quy định và cam kết trong WTO. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch và bình đẳng để các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tự do cạnh tranh trong kinh doanh.
Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ, thu hút vốn, trao đổi kinh nghiệm quản lý với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tăng nhanh chất lượng sản phẩm, tăng nhanh năng suất lao động, tạo tiền đề vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam tiến vào nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một “sân chơi” lớn hơn để có thể phát huy năng lực cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa - dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên do việc khai thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn dẫn tới giá thành giảm, chất lượng sản phẩm - dịch vụ tăng cao.
Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thương lượng, khiếu nại lên WTO khi xảy ra tranh chấp thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài. Quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động kinh doanh.
Thứ bảy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý với lãnh đạo doanh nghiệp của các nước thành
viên WTO thông qua hoạt động hợp tác trong kinh doanh. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam thích nghi hơn với những tiêu chuẩn và tập quán kinh doanh quốc tế, mở rộng tư duy kinh doanh hướng ra môi trường kinh doanh quốc tế. Người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do được làm việc trong môi trường lao động quốc tế.
Rõ ràng là những cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam có được quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn. Tham gia vào WTO đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế kinh doanh của mình, tự tin hơn để bước vào môi trường kinh doanh mới - môi trường toàn cầu hóa. 2.2.2. Thách thức
Đi cùng những cơ hội bao giờ cũng là những thách thức, đây là hai mặt thống nhất của một vấn đề mà môi trường khách quan đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phân tích môi trường kinh doanh mới của các doanh nghiệp Việt Nam từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong môi trường kinh doanh mới. Đây là cuộc cạnh tranh không cân sức giữa một bên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn non yếu của một nước đang phát triển với một bên là các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đã phát triển lâu đời, dày kinh nghiệm thương trường của các nước phát triển. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ diễn ra gay gắt hơn, cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra khi hàng hóa - dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, mà còn diễn ra ngay tại thị trường trong nước do việc cam kết mở cửa thị trường hàng hóa - dịch vụ của Việt Nam trong WTO.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có một đặc điểm chung là xuất phát từ một nền kinh tế còn non yếu. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém nhiều mặt như: nguồn lực tài chính yếu, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn nhân lực còn hạn chế, các yếu tố đầu tư vào quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường chưa mạnh.
Thứ ba, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ là cạnh tranh về chất lượng hàng hóa - dịch vụ mà còn cạnh tranh về thu hút nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là các nhà quản lý giỏi, những lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao. Bởi vì, theo cam kết mở cửa thị trường hàng hóa - dịch vụ trong WTO, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh. Họ mang theo vốn, kỹ thuật, phương pháp quản lý hiện đại, nguồn lực tài chính dồi dào sẽ hấp dẫn nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp của Việt Nam.
Thứ tư, như đã phân tích các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, nhưng thông qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào các đối tác nước ngoài. Điều này sẽ làm mất đi tính tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ, sức ép từ môi trường kinh doanh mới sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược kinh doanh, cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc tìm hiểu các quy định, cam kết trong WTO, tìm hiểu hệ thống pháp luật và các tập quán kinh doanh quốc tế. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Mặc dù thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là vô cùng to lớn, song trở thành thành viên của WTO là con đường đúng đắn nhất để đưa các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quyết tâm vượt qua những thách thức, biến những thách thức trở thành cơ hội và biến cơ hội trở thành những thành công là điều cần thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay.