- Bộ phận lập kế hoạch và triển khai tour có chức năng nhiệm vụ: Thu thập thụng tin, đặt hàng dịch vụ nhà cung cấp, phối hợp với b ộ phận bán hàng
Chương 3.một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành
3.2.1. Nghiên cứu những thay đổi về nhu cầu của khách hàng
Khách hàng của công ty lữ hành Toàn Cầu là người mua sản phẩm và dịch vụ của công ty, bao gồm người sử dụng và thương nhân trung gian. Quan hệ giữa công ty lữ hành Toàn Cầu và khách hàng là quan hệ phục vụ và được phục vụ, quan hệ mua và bán, quan hệ lựa chọn và được lựa chọn, quan hệ giành giật và bị giành giật. Khách hàng của các doanh nghiệp lữ hành nói chung, Công ty lữ hành Toàn Cầu nói riêng hiện nay có được nhiều lợi thế trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan tới công ty như: uy tín của công ty trên thị trường, lịch sử hình thành cũng như là những kinh nghiệm trong kinh, sản phẩm của công ty, đội ngũ nhân viên của công ty, các thông tin về điểm đến, các thông tin về các nhà cung cấp dịch vụ của công ty... Trên cơ sở các thông tin mà khách hàng có được, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, lựa chọn các công ty tổ chức tour, yêu cầi việc đảm bảo chất lượng dịch vụ với giá cả rẻ nhất.
Những khuyến nghị nhằm vượt qua thách thức từ phía khách hàng:
Thứ nhất, để vượt qua được những thách thức từ phía khách hàng, Công ty lữ hành Toàn cầu cần phải tiến hành hoạt động phân tích khách hàng, tìm hiểu xu thế biến đổi trong nhu cầu, và đặc điểm của khách hàng về các mặt như: tâm lý, thói quen tiêu dùng, tầng nấc khách hàng (khách hàng là người sử dụng hay thương nhân trung gian). Đồng thời công ty
phải biết vừa phục vụ người tiêu dùng vừa tích cực hướng dẫn người tiêu dùng, tạo ra thị trường mới.
Thứ hai, một mặt công ty phải giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, mặt khác phải chủ động tìm kiếm những khách hàng mới. Để làm được điều này, công ty cần phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng thời phải tiến hành lấy ý kiến nhận xét của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty. Trên cơ sở đó, công ty không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.
3.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Công ty lữ hành Toàn cầu bao gồm các công ty lữ hành cung cấp cùng loại sản phẩm hoặc tương tự để tranh giành thị trường khách hình thành quan hệ cạnh tranh thị trường khách hoặc các công ty lữ hành sử dụng các nguồn lực tương tự, hình thành quan hệ cạnh tranh nguồn lực. Đối thủ cạnh tranh của công ty lữ hành Toàn Cầu bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Những khuyến nghị nhằm giúp công ty vượt qua những thách thức từ phía đối thủ cạnh tranh:
Thứ nhất, công ty nên cử cán bộ, nhân viên “đóng giả” làm khách hàng của đối thủ cạnh tranh nhằm tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: kinh nghiệm kinh doanh, đội ngũ nhân lực, các lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo của họ.
Thứ hai, công ty nên tiến hành hoạt động điều tìm hiểu, nói chuyện với khách hàng của đối thủ cạnh tranh nhằm tìm hiểu những đánh giá, nhận xét của họ về đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp công ty biết
được uy tín của đối thủ cạnh tranh đối với khách hàng cũng như là những ưu thế mà đối thủ cạnh tranh có được so với công ty.
Thứ ba, công ty nên mua một ít cổ phần của đối thủ cạnh tranh nhằm thông qua hoạt động minh bạch hoá tài chính của đối thủ cạnh tranh để biết được hiệu quả kinh doanh cũng như là tiềm lực tài chính của họ.
Thứ tư, công ty nên cử cán bộ, nhân viên tham dự các hội nghị khách hàng của đối thủ cạnh tranh để biết được chiến lược marketing của họ. Đồng thời tiếp cận các mục tiêu khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Thứ năm, công ty nên tham gia các hiệp hội trong ngành, tham gia các hội chợ triển lãm của ngành để định dạng tình hình cạnh tranh toàn bộ.
Thứ sáu, công ty cũng nên tìm hiểu về các tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mới.
3.2.3. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, để công ty có thể phát triển và có sức cạnh tranh cao thì đòi hỏi Công ty lữ hành Toàn cầu phải có chú ý tới việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, vì chỉ có thể đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, công ty mới có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Trên cơ sở đó cho phép công ty tìm được những “kẽ hở”trên thị trường, đồng thời có thể tránh được việc phải đối đầu trực tiếp với những tập đoàn, những công ty có tiềm lực lớn.
Những khuyến nghị nhằm giúp công ty đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ:
Thứ nhất, công ty nên tiến hành các hoạt động nghiên cứu , nắm bắt cơ hội trong môi trường kinh doanh mới, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu
dùng, căn cứ vào các thế mạnh mà công ty có được nhằm cho phép công ty xây dựng và đưa ra những sản phẩm dịch vụ độc đáo, hấp dẫn khách hàng.
Thứ hai, sau khi phân tích môi trường kinh doanh mới, phân tích nhưng cơ hội và thách thức đối với công ty và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, tác giả nhận thấy công ty lữ hành toàn cầu có thể đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng sau:
- Bên cạnh nhưng lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh cũng như là sản phẩm hiện có của công ty, công ty có thể chú ý tới tổ chức, bán các sản phẩm dịch vụ trọn gói hoặc theo từng phần trên cơ sở nhu cầu của khách hàng.
- Tổ chức các chương trình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, xúc tiến thương mại Thực tế đã chứng minh các chương trình du lịch này đang rất hấp dẫn khách hàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các chương trình du lịch thuần tuý.
- Chú ý tổ chức các chương trình du lịch chuyên biệt dựa vào nguồn tài nguyên du lịch có sẵn của Việt Nam vì các chương trình du lịch truyền thống đang dần trở lên nhàm chán đối với du khách.
- Chú ý tới việc tạo ra các yếu tố mới lạ, hấp dẫn, độc đáo trong các chương trình du lịch, điều này nhằm giúp công ty có thể phân biệt hoá sản phẩm dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
- Bên cạnh đó, công ty có thể tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên, đặc biệt những hướng dẫn viên chất lượng cao cho các công ty khác. Đây là một nhu cầu thực tế của rất nhiều Công ty lữ hành ở Việt Nam, đặc biêt là những hướng dẫn viên có các kỹ năng như: kỹ năng tổ chức chương trình, kỹ năng tổ chức các hoạt động giao lưu cho khách du lịch
Thứ ba, công ty phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu chính đáng của du khách, tạo ra thật nhiều
các giá trị cộng thêm cho du khách, chuẩn bị các phiếu nhận xét của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.
3.2.4.Sử dụng mô hình tập đoàn trong kinh doanh
Mô hình tập đoàn là sự phát triển của hoạt động liên doanh, liên kết, đó là khối liên kết bằng quan hệ tài sản, quan hệ hợp tác. Nó cho phép công ty có được những nguồn lực cần thiết để tiến hành mô hình kinh doanh khép kín, từ việc khai thác nguồn khách, tổ chức các chương trình du lịch, tới việc cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và các dịch vụ bổ sung khác. Kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ có những tập đoàn kinh tế mạnh mới có thể triển khai được mô hình kinh doanh này. Họ thường là những tập đoàn có tiềm lực mạnh, có khả năng hấp dẫn nguồn khách lớn vì, nó cho phép các tập đoàn này tiến hành các hoạt động quảng cáo xuyên quốc gia, đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín trên thị trường, có khả năng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực cạnh tranh lớn, hiệu quả kinh tế tối ưu.
Công ty có thể thông qua hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân lực mạnh nhằm cho phép công ty có thể triển khai mô hình kinh doanh tập đoàn. Mô hình kinh doanh tập đoàn sẽ cho phép công ty tổ chức hoạt động kinh doanh theo chu trình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc cho công ty cũng như là tăng hiệu quả kinh tế của công ty. Mô hình này cũng làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty, cho công ty có thể cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lữ hành lớn.