2.5.1 Mô hình nghiên cứu.
Từ điều kiện thực tế kinh doanh tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương và dựa trên mô hình nghiên cứu có liên quan (TRA,TAM, Extended TAM..) và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và tài chính ngân hàng, các quan điểm có giá trị của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình từ một số yếu tố tích hợp từ các mô hình trên, là những yếu tố đã được các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nó có ảnh hưởng lớn đến việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ Mobile banking tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chinh nhánh tỉnh Bình Dương.
Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây)
Nghiên cứu này giả thuyết rằng các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận và sử dụng mobile banking bao gồm:
(1) Cảm nhận sự hữu ích: Là mức độ mọi người tin tưởng rằng sử dụng hệ thống này sẽ làm giúp cho công việc của họ đạt hiệu quả cao hơn.
(2) Cảm nhận sự dễ sử dụng: Mức độ mà mọi người tin tưởng rằng sử dụng hệ thống này là dễ dàng đăng nhập và sử dụng.
(3) Cảm nhận sự tín nhiệm: Là mức độ tin tưởng rằng một tổ chức sẽ xử lý tất cả các giao dịch một cách an toàn và bảo mật thông tin cá nhân.
(4) Cảm nhận về chi phí giao dịch: Là mức chi phí khách hàng có thể chấp nhận khi sử dụng dịch vụ Mobile banking.
(5) Cảm nhận về rủi ro: Là mức độ chấp nhận rủi ro của người sử dụng dịch vụ Mobile banking
(6) Ảnh hưởng xã hội: Là một cá nhân cảm nhận và sẽ sử dụng Mobile banking bị tác động mạnh bởi những người xung quanh họ.
2.5.2 Giả thiết nghiên cứu.
H1: Cảm nhận sự hữu ích có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
H2: Cảm nhận sự dễ sử dụng ích có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
H3: Cảm nhận sự tín nhiệm ích có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
H4: Cảm nhận về chi phí giao dịch ích có mối quan hệ ngược chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
H5: Cảm nhận về rủi ro ích có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.
H6: Ảnh hưởng xã hội ích có mối quan hệ thuận chiều với quyết định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương.