Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Trong giai đoạn 2008 - 2020, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng vào NHTM Việt Nam đạt giá trị trung bình là 82.65%. Trong đó, giá trị lớn nhất 93.62% thuộc về ngân hàng TPB năm 2016 và giá trị nhỏ nhất 50.99% thuộc về ngân hàng LPB năm 2008.
Hình 4.7 thể hiện tổng tiền gửi của khách hàng vào NHTM qua từng năm trong giai đoạn 2008 - 2020, nhìn chung, có thể thấy rằng tỷ lệ tiền gửi của khách hàng không ngừng tăng qua từng năm. Cụ thể trong năm 2008, tỷ trọng tiền gửi huy động
trung bình của các NHTM đạt 77.27%. Sau năm 2008, tỷ trọng này có khuynh hướng giảm dần xuống 75.88% trong năm 2011. Từ năm 2011 trở đi, tỷ trọng này tăng và đạt mức cao nhất là 87.70% vào năm 2014 và sau đó giảm xuống mức 83.15% trong năm 2020.
Hình 4.8. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng theo từng NHTM Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Trong giai đoạn 2008 - 2020, có thể thấy rằng mức chênh lệch tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản trung bình giữa các ngân hàng thương mại là trong khoảng 75% - 90%. AGR là ngân hàng có lượng tiền huy động lớn nhất, đạt mức 90%. Đứng thứ 2 là ngân hàng VCB với tỷ trọng lượng tiền huy động trên tổng tài sản đạt 89%. Ke tiếp là ngân hàng BID với tỷ trọng tiền huy động trên tổng tài sản đạt 87%. Đây là 3 ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi huy động lớn nhất so với trung bình toàn ngân hàng.
4.1.5. Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản (LIQUIDITY)
Hình 4.9. Tỷ lệ thanh khoản của NHTM Việt Nam
Tiền và các khoản tương đương tiền là một trong số các loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất hiện nay, luôn được dùng trực tiếp để thanh toán, lưu thông và tích trữ. Qua kết quả thống kê mô tả, có thể thấy rằng tiền và các khoản tương đương tiền của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020 đạt trung bình là 19.14%. Bên cạnh đó, giá trị cao nhất là 61.03% thuộc về ngân hàng SEABANK trong năm 2011 và giá trị thấp nhất 4.50% thuộc về ngân hàng STB trong năm 2017. Độ lệch chuẩn trung bình của giá trị LIQUIDITY là 0.0979552.
Hinh 4.10. Tính thanh khoản của từng NHTM Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Hình 4.10 mô tả tỷ lệ thanh khoản của từng NHTM trong giai đoạn 2008 - 2020, nhìn chung, có thể thấy rằng SEABANK là ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản trung bình cao nhất, đạt tỷ lệ 32%. Đứng thứ nhì là ngân hàng VCB với tỷ lệ thanh khoản đạt 27%. Kế tiếp là ngân hàng EIB với tỷ lệ thanh khoản đạt 26%. Đó là 3 ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản trung bình đạt mức cao nhất giữa các NHTM tại Việt Nam.
4.1.6. Quy mô tài sản ngân hàng (SIZE)
Hinh 4.11. Quy mô tài sản trung bình của NHTM Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Trong giai đoạn 2008 - 2020, quy mô tổng tài sản trung bình của các NHTM tại Việt Nam đạt 18.31. Trong đó giá trị lớn nhất là 21.14 thuộc về ngân hàng BID trong năm 2020 và giá trị nhỏ nhất 14.69 thuộc về ngân hàng TPB trong năm 2008. Nhìn chung, quy mô ngân hàng qua tổng tài sản có mức tăng trưởng đều theo từng năm, từ
mức 16.69 lên mức cao nhất 19.31 ở năm 2020.
Hình 4.12. Quy mô tài sản trung bình của từng NHTM Việt Nam
Hình 4.12 thể hiện quy mô tài sản của từng ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020. Nhìn chung, có thể thấy rằng ngân hàng BID là ngân hàng có quy mô lớn nhất, đạt mức trung bình 20.33. Đứng thứ nhì là ngân hàng CTG với quy mô tài sản đạt 20.26. Ke tiếp là ngân hàng VCB với quy mô tổng tài sản đạt 20.16. Đây được xem là ba ngân hàng có quy mô trung bình lớn nhất trong ngành ngân hàng.
4.1.7. Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản (CAPITAL)
Hình 4.13. Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản trung bình của NHTM Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản trung bình giữa các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020 đạt giá trị trung bình là 0.098, độ lệch chuẩn đạt 0.0564. Trong đó, tỷ lệ vốn CSH lớn nhất 0.4624 thuộc về ngân hàng LPB trong năm 2008 và giá trị nhỏ nhất 0.0269 thuộc về ngân hàng SCB trong năm 2020. Nhìn chung, tỷ lệ vốn CSH của NHTM Việt Nam có phần giảm đều qua từng năm, từ mức cao nhất 16.58% năm 2008 về mức 8.01% trong năm 2020. Nguyên nhân một phần là Việt Nam đang ngày càng hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến các NHTM lớn tăng mức vốn đều lệ nhanh để đáp mức yêu cầu tối thiểu về vốn chuẩn Basel II trong quá trình hội nhập trong khi NHTM quy mô vừa và nhỏ tăng không kịp
dẫn đến tỷ lệ vốn CSH trung bình giữa các NHTM giảm nhẹ qua từng năm (Đặng Hà My, 2020).
Hình 4.14. Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản trung bình của từng NHTM
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Hình 4.14 thể hiện tỷ lệ vốn CSH của từng NHTM trong giai đoạn 2008 - 2020. Nhìn chung, có thể thấy ngân hàng SGB là ngân hàng có tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản trung bình cao nhất, đạt mức 19%. Đứng thứ nhì là ngân hàng BVB với tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản đạt 17.15%. Kế tiếp là ngân hàng TPB và ngân hàng KLB với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đạt 16%. Đây được xem là 4 ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn nhất trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020.
4.1.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Dựa trên số liệu thống kê mô tả, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020 đạt mức trung bình 0.0592. Trong đó giá trị lớn nhất là 0.0707 thuộc về năm 2018 và giá trị thấp nhất 0.029 thuộc về năm 2020. Sở dĩ mức tăng trưởng năm 2020 thuộc mức thấp nhất là do tác động mạnh của dịch Covid-19 và sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu làm ngắt đoạn chuỗi cung ứng, điều đó không chỉ ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới làm sụt giảm GDP của Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia đạt mức 5.4%, vượt qua mục tiêu 5% kế hoạch đặt ra và là mở đầu cho sự thành công trong việc khôi phục nền kinh tế. Năm 2010, trong bối cảnh kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính nhưng mức tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt mức 6.42% so với năm 2009, đây được xem là năm khởi sắc cho nền kinh tế do sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng trở lại, ngành công nghiệp vẫn giữ mức ổn định, xuất khẩu hàng hóa đạt kim ngạch cao và hoạt động du lịch phát triển trở lại. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6.24%, thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 0.18% nhưng xét trong tình hình kinh tế, nhà nước đang tập trung kiềm chế lạm phát và tình hình sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó mức tăng trưởng như trên được xem là khá cao và hợp lý. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5.25%, thấp hơn so với giai đoạn 2009 - 2011, trong bối cảnh nhà nước đang áp đặt chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhưng hệ quả của chính sách này là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm so với những năm trước đó. Trong giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bắt đầu ổn định, tiếp tục phục hồi nên mức tăng trưởng đạt trong khoảng 5.4% - 6.9%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6.21% và không đạt mục tiêu đề ra là 6.7%, nguyên nhân là do bối cảnh nền kinh tế năm này lại rơi vào khó khăn do thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, giá cả thương mại toàn cầu giảm, chuyển giao thế hệ lãnh đạo nên tốc độ 6.21% được xem là một thành công đối với Việt Nam. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 6.81% và được xem là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Với mức tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
mục tiêu do quốc hội đề ra, vượt qua mọi dự báo và mục tiêu kỳ vọng, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng đóng vai trò chủ lực (khoảng 74%) vào quy mô nền kinh tế. Năm 2018, mức tăng trưởng kinh tế đạt 7.08%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%. Cụ thể, sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế là điểm nhấn tích cực trong năm 2018, đóng góp 0,65 điểm phần trăm vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế (nông nghiệp và thủy sản lần lượt đóng góp 0,37% và 0,23%), qua đó, góp phần tăng năng suất lao động và rút ngắn khoảng cách năng suất với khu vực công nghiệp. Các nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng này là nhờ vào hiệu ứng từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 7.02%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Bên cạnh đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Năm 2020, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với dịch Covid-19 và sự suy giảm về mặt tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 2.90%. Đây được xem là mức tăng trưởng cao so với các quốc gia khác trên thế giới nhưng so với các năm trước đây, mức tăng trưởng này được xem là thấp nhất trong thập kỷ. Trong năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5% vào tốc độ tăng GDP của cả nước (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020).
ROA ROE LOAN DEPOSIT LIQUDITY SIZE CAPITAL GDP INF ROA 1.000 ROE 0.7133 *** 1.000 LOAN -0.1018 ** 0.0568 1.000 DEPOSIT -0.5125 *** -0.1737 *** 0.2528 *** 1.000 LIQUIDITY 0.1966 *** 0.0925 * -0.6318 *** -0.2031 *** 1.000 SIZE -0.1183 0.3478 0.3346 0.4104 -0.3322 1.000 4.1.9. Tỷ lệ lạm phát (INF)
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Excel
Dựa trên số liệu thống kê mô tả, tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam đạt 0.0730, độ lệch chuẩn đạt 0.0630. Trong đó, tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 0.2311 trong năm 2008 và tỷ lệ lạm phát thấp nhất đạt 0.0087 trong năm 2015.
Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng mức độ lạm phát đã được nước ta kiểm soát tốt và vừa với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đây được xem là một thành tích lớn trong việc chỉ đạo và điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước ta. Từ năm 2009 đến 2011, lạm phát trong nước vẫn tiếp diễn và tăng cao, đạt mức 18.13% trong năm 2011 và đây được xem là mức tăng trưởng cao thứ 2 chỉ sau năm 2008 (đạt mức 23.12%). Nguyên nhân là do đầu tư công ở khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng của hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi NHNN. Từ nguyên nhân được nêu trên, trong năm tiếp theo, NHNN đã chủ động trong việc điều hành và sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ cùng với sự phối hợp của các chính sách tài khóa, do đó lạm phát đã được kéo giảm còn 6.81% trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 0.63% vào năm 2015. Đây được xem là sự thành công lớn trong việc giữ mức lạm phát ở mức ổn định thậm chí ở mức thấp hơn
so với kế hoạch đề ra, đạt được nhiều thành công trong việc giữ vững kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại hối, biến động tỷ giá,... Năm 2016, lạm phát tăng cao trở lại so với năm 2015 (đạt 3.24%) nhưng được xem là thấp hơn so với giai đoạn 2008 - 2013 và vẫn đáp ứng được mục tiêu giới hạn là 5%, nguyên nhân lạm phát tăng trong năm này là do Thông tư liên tịch số 37 hiệu lực ngày 01/03/2016 khiến cho các mặt hàng y tế tăng 75.57% khiến cho giá dịch vụ y tế tăng lên kéo theo chỉ số CPI (chỉ số đo lường lạm phát) tăng 2.7% (Tổng cục thống kê, 2017). Năm 2017, tỷ lệ lạm phát tăng khoảng 0.28% so với năm 2016, đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%, khi đó Việt Nam có thêm một năm với nền kinh tế ổn định cùng với mức tăng trưởng kinh tế GDP cao nhất so với những năm vừa qua. Đây được xem là một thắng lợi to lớn cho Việt Nam. Năm 2018, tỷ lệ lạm phát quốc gia đạt mức 3.54%, hoàn thành chỉ tiêu dưới 4% theo yêu cầu Quốc hội đề ra nhưng lại cao hơn 0.02% so với năm 2017. Năm 2019, lạm phát tại Việt Nam đạt 2.80% và được xem là mức thấp nhất kể từ năm 2016. Năm 2020, lạm phát tại Việt Nam đạt mức 3.20%, đạt mục tiêu dưới 4% của quốc hội đề ra, điều đó cho thấy công tác quản lý, điều hành giá cả của Việt Nam đạt hiệu quả cao trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm và sự tác động mạnh của dịch Covid-19 (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020).
4.2. Phân tích ma trận tương quan
Để biết sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích ma trận tương quan, cụ thể như sau:
*** *** *** *** *** GDP -0.0854 -0.0374 -0.0014 0.1043 -0.0793 0.0165 -0.0762 1.000 INF 0.2533 *** 0.1034 * -0.2897 *** -0.4177 *** 0.4463 *** -0.3728 *** 0.3609 *** -0.0775 1.000
Biến Pooled OLS FEM REM
Hệ số hồi quy P -
value Hệ số hồi quy valueP - Hệ số hồi quy valueP -
LOAN 0.0034306 0.316 0.0100338** 0.016 0.1882435*** 0.000 DEPOSIT -0.0381565*** 0.000 -0.0364761*** 0.000 -0.40037*** 0.000 LIQUIDITY 0.0147104*** 0.003 0.0221541*** 0.000 0.2591341*** 0.000 SIZE 0.0020437*** 0.000 0.0017554** 0.015 0.0213829*** 0.001
Ghi chú: * là độ tin cậy 90%, ** là độ tin cậy 95%, *** là độ tin cậy 99%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả STATA 14.0
Bảng 4.2 thể hiện kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Nhìn chung, có thể thấy rang tất cả các biến đều có độ tin cậy trên 90% ngoại trừ biến GDP là không có sự tương quan. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa 2 biến phụ thuộc ROA và ROE là lớn nhất, đạt 0.7133. Ngược lại, biến CAPITAL và SIZE là 2 biến có tương quan ngược chiều lớn nhất, đạt -0.6899. Các hệ số tương quan đều lớn hơn -0.8 và nhỏ hơn 0.8 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3. Phân tích mô hình hồi quy và lựa chọn mô hình
Từ các biến có được sau khi kiểm định VIF, tác giả sẽ hồi quy dữ liệu theo mô hình Pooled OLS, FEM và REM và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp