ROAit
bình quân của ngân hàng i trong thời
gian t
Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
ROEit
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
bình quân của ngân hàng i trong thời
gian t Lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH bình quân
Biến độc lập
SIZEit
Quy mô tổng tài sản của ngân hàng i
trong thời gian t Ln (Tổng tài sản) +/-
DEPOSITit
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng của ngân hàng
i trong thời gian t Tổng tiền gửi khách hàng / Tổng tài sản +
LOANit
Tỷ lệ khoản cho vay khách hàng của ngân
hàng i trong thời gian t
Tổng khoản cho vay khách hàng / Tổng
tài sản +/-
LIQUIDITYit
Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng i
CAPITALit ngân hàng i trong
thời gian t +
GDPt
Tốc độ tăng trưởng GDPt - GDPt-I
+
kinh tế quốc nội GDPt-I
INFt
Tỷ lệ lạm phát của Chỉ số giả hiện tại — Chỉ số giả kỳ trước
+/- một quốc gia Chỉ số giả kỳ trước
β0 Hằng số của mô hình
β!^β7 Hệ số hồi quy của biến độc lập
3.1.3. Giải thích các biến trong mô hình
3.1.3.1. Biến phụ thuộc
• Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
Biến phụ thuộc đầu tiên được tác giả sử dụng là biến ROA, nó được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân.
Trong bốn chỉ tiêu đại diện khả năng sinh lời được đề cập ở chương 2 thì khi làm nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng biến ROA làm biến đại diện khi đánh giá tỷ suất sinh lời của các ngân hàng như Kawshala, H., & Panditharathna, K. (2017), Gul, S., Irshad, F., & Zaman, K. (2011), Đoàn Việt Hùng (2016), Adama, C. & Apélété, T. (2017),.. .Bên cạnh đó, nghiên cứu của San, O.T., & Heeng, T.B. (2012) đã chỉ ra biến ROA là biến đáng tin cậy nhất để đo chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của NHTM.
• Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biến phụ thuộc thứ hai được tác giả sử dụng để đánh giá tỷ suất sinh lời của các NHTM là biến ROE và được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn CSH bình quân.
Trong bốn chỉ tiêu đo lường sinh lời được tác giả đề cập ở chương 2 thì khi làm nghiên cứu thực nghiệm, một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã dùng chỉ tiêu ROE làm biến đại diện để đánh giá khả năng sinh lời và năng lực hoạt động của các NHTM, cụ thể như nghiên cứu của Võ Minh Long (2019), Võ Phương Diễm (2016), Dietrich và Wanzeried (2011), Adem, A. & Deger, A. (2011), San, O.T., & Heeng, T.B. (2012).
3.1.3.2. Biến độc lập
• Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng là một trong những nhân tố quyết định đến việc làm thay đổi tỷ suất sinh lời của ngân hàng và được đo lường bằng Logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Logarit tự nhiên của tổng tài sản là thang đo được tác giả sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô và tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Nhìn chung, khi gia tăng quy mô tài sản, tác giả kỳ vọng tỷ suất sinh lời ngân hàng sẽ có xu hướng tăng theo. Mặt khác, để gia tăng quy mô tài sản, các ngân hàng thường đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng và cũng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng nhưng việc quy mô tài sản ngân hàng tăng quá nhanh cũng có thể làm giảm tỷ suất sinh lời của ngân hàng do phần lớn nguồn vốn để tài trợ cho tài sản của ngân hàng là nguồn vốn huy động. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô hợp lý. Vì vậy, tác giả kì vọng rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều lẫn ngược chiều đến tỷ suất sinh lời ngân hàng.
Giả thuyết 1: Quy mô ngân hàng lớn sẽ giúp tối đa hóa tỷ suất sinh lời của ngân hàng
• Tỷ lệ tiền gửi khách hàng
Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng tiền gửi khách hàng (bao gồm các hoạt động huy động tiền gửi, vay nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam, tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác) chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i.
Kawshala, H., & Panditharathna, K. (2017) cho rằng tỷ lệ tiền gửi từ khách hàng là nguồn tiền chính để giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả. Ngân hàng càng có nhiều tiền gửi từ khách hàng thì càng có nhiều cơ hội trong hoạt động tín dụng. Và đó là nguồn hoạt động chính để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và làm gia tăng tỷ suất
sinh lời cho ngân hàng. Hơn nữa, nguồn tiền gửi từ khách hàng cũng giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro đáng kể khi hoạt động tín dụng. Do đó, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ tiền gửi từ khách hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 2: Ngân hàng có lượng tiền gửi lớn là sẽ có nhiều cơ hội trong hoạt động tín dụng
• Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng
Tỷ lệ các khoản cho vay khách hàng được đo lường bằng cách lấy tổng khoản cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản của một ngân hàng i.
Tỷ lệ này cho thấy hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản nên có thể được xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định và giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận làm tăng tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, khi ngân hàng cho vay quá nhiều có khả năng sẽ tạo ra các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời ngân hàng. Do đó, nhân tố này được tác giả kì vọng sẽ có tác động hai chiều đối với tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 3: Dư nợ tín dụng của ngân hàng cao thì có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất sinh lời nhưng việc cho vay quá nhiều có thể tạo ra nợ xấu
• Tỷ lệ thanh khoản
Trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời, chỉ số thanh khoản được tính bằng cách lấy tiền và các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản.
Tỷ lệ trên cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản. Tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỷ số càng cao thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng được đảm bảo, khi đó, nguồn lợi nhuận của ngân hàng thu được tăng lên làm tăng tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định. Nếu quản lí không hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm tỷ suất sinh lời ngân hàng giảm. Hơn nữa, các khoản tiền và tương đương tiền có mức độ sinh lời thấp hơn so với các loại tài sản khác của ngân hàng. Vì vậy tính thanh khoản được kì vọng tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 4: Ngân hàng có lượng tiền mặt cao thì sẽ đảm bảo được khả năng thanh khoản ngắn hạn nhưng đồng nghĩa ngân hàng phải tốn thêm chi phí để duy trì
• Tỷ lệ vốn CSH
Tỷ lệ vốn CSH của ngân hàng được đo lường bằng cách lấy tổng vốn CSH chia cho tổng tài sản của ngân hàng i.
Tỷ lệ này cho thấy vốn chủ sở hữu đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đến các quyết định hoạt động kinh doanh, phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó, vì vậy ngân hàng cần quản trị tốt nguồn vốn này để tạo ra tỷ suất sinh lời kì vọng. Tỷ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, và từ đó tỷ suất sinh lời của ngân hàng theo đó sẽ tăng lên. Hơn thế nữa, việc gia tăng tỷ lệ vốn cũng có thể mang lại các khoản thu nhập bất ngờ từ việc giảm chi phí đã dự đoán trước từ những nguy cơ về kinh tế (bao gồm cả về phá sản). Vì vậy, tác giả kì vọng nhân tố này có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời.
Giả thuyết 5: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, từ đó gia tăng tỷ suất sinh lời
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP để kiểm soát cho các cho kỳ kinh tế vĩ mô. Công thức đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế được mô tả ở bảng 3.1.
Nếu tỷ lệ này tăng cao qua các năm là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy các cơ hội kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được cải thiện, nhu cầu tín dụng sẽ tăng và như vậy sẽ giúp cho tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ tăng trưởng âm cho thấy rằng nền kinh tế đang bất ổn, không có sự tăng trưởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể cũng sẽ gặp khó khăn theo, nhu cầu cho vay cũng có xu hướng giảm nên tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng theo đó mà giảm theo. Do đó, tốc độ tăng trưởng GDP được tác giả kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời của NHTM.
ST
T Tên ngânhàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt
Mã chứng khoán
1 Ngân hàng AnBình An Binh Bank ABBANK ABB
2 Ngân hàng ÁChâu Asia Commercial Joint Stock Bank
ACB ACB
Giả thuyết 6: Nền kinh tế tăng trưởng cao thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng
• Tỷ lệ lạm phát
Trong bài nghiên cứu này, tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI, công thức đo lường được mô tả ở bảng 3.1.
Nhìn chung, lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Neu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng mở rộng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu để lạm phát tăng quá cao (ở mức từ 2-3 con số mỗi năm), nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát được tác giả kỳ vọng sẽ tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lời của NHTM.
Giả thuyết 7: Tỷ lệ lạm phát tăng vừa phải sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội trong hoạt động tín dụng nhưng cũng để lại hậu quả nặng nền cho nền kinh tế
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Theo như thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cập nhật vào ngày 31/12/2020 hiện tại có tất cả 31 NHTM trong nước, nhưng chỉ lấy 27 NHTM (bao gồm các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam) và bỏ đi 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (Pvcombank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baoviet Bank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank); Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) do không có đầy đủ dữ liêu nằm trong giai đoạn được nghiên cứu. Mau quan sát được lấy theo năm bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2020. Tác giả quyết định chọn giai đoạn này vì đề tài này muốn nghiên cứu các NHTM sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008 cho đến thời điểm mới nhất gần đây được cập nhật số liệu. Số liệu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời ROA , ROE và các biến vi mô (quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, quy mô tín dụng, chi phí hoạt động) được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo kiểm toán hợp nhất, báo cáo thường niên theo chuẩn mực kế toán và các báo cáo này được trình bày trên các trang web chính thống của ngân hàng.