Thảo luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu 2228_010639 (Trang 92 - 93)

Với đề tài: “Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả đã đưa ra cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020. Thông qua việc sử dụng dữ liệu của 27 NHTM cùng với dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, tác giả nhận thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng, dư nợ tín dụng và tỷ lệ vốn chủ sở hữ có tác động đến tỷ suất sinh lời ROA và ROE của các NHTM tại Việt Nam. Từ kết quả trên, có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời của ngân hàng tăng là nhờ vào sự gia tăng quy mô ngân hàng, gia tăng hoạt động tín dụng, vốn chủ sở hữu và gia tăng giá trị thanh khoản. Bên cạnh đó, tiền gửi huy động cao cũng là một phần khiến tỷ suất sinh lời của các NHTM giảm nhưng không đáng kể. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các biến vĩ mô như GDP và lạm phát lại không thực sự ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Theo đó, mô hình hồi quy như sau:

ROA = - 0.0277464 DEPOSIT + 0.0152764 LIQUIDITY + 0.0010223 SIZE + 0.0154406 CAPITAL

ROE = 0.0511013 LOAN - 0.2801033 DEPOSIT + 0.12955 LIQUIDITY + 0.0210869 SIZE - 0.3035859 CAPITAL

Với các nhân tố các không đổi thì:

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) tăng 1% thì ROA giảm 2.7% và ROE giảm 28%

Tỷ lệ thanh khoản (LIQUIDITY) tăng 1% thì ROA tăng 1.5% và ROE tăng 13%

Tổng tài sản (đại diện là biến quy mô NH) (SIZE) tăng 1% thì ROA tăng 0.1% và ROE tăng 2.1%

Tỷ lệ dư nợ cho vay (LOAN) tăng 1% thì ROE tăng 5.1%

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPITAL) tăng 1% thì ROA tăng 1.5% và ROE giảm

Một phần của tài liệu 2228_010639 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w