Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPITAL) âm đối với ROE với mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này đúng với kỳ vọng dấu mà tác giả đã đặt ra và cũng phù hợp với nghiên cứu của Syafri (2012), Dinh (2013), Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013), Đoàn Việt Hùng (2016), Võ Minh Long (2019) và Võ Phương Diễm (2016). Kết quả này hàm ý rằng khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 1% thì ROE giảm 30.3%. Tuy nhiên ROE của ngân hàng giảm do CAPITAL được xem là đòn bẩy tài chính và mức giảm này không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các NHTM. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NHTM cho làm cho chi phí sử dụng vốn giảm và điều này giúp ngân hàng giảm gánh nặng về mặt chi phí. Qua đó cũng góp phần làm gia tăng tỷ suất sinh lời cho các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Tóm lại, ở chương này, tác giả đã trình bày về phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Tiếp theo đó, tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.
Sau đó tác giả kiểm định sự lựa chọn mô hình bao gồm kiểm định nhân tử Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM. Kết quả cho thấy giả thuyết HI được chấp nhận và mô hình REM là phù hợp. Tiếp đến là kiểm định Hausman để kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM, kết quả cho thấy là mô hình REM là phù hợp nhất trong tất cả mô hình ước lượng. Sau khi lựa chọn mô hình xong, tác giả kiểm định Wald để loại 2 biến GDP và INF của mô hình ROA và GDP của mô hình ROE ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số Prob không có ý nghĩa thống kê. Sau khi loại 2 biến trên, tác giả ước lượng lại mô hình để cho ra kết quả phù hợp. Tuy nhiên thì sau khi ước lượng thì mô hình lại xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục được hiện tượng này, tác giả sử dụng mô hình FGLS với mục đích để ước lượng lại mô hình và khắc phục khuyết tật mô hình. Kết quả cho thấy các biến DEPOSIT, LIQUIDITY, SIZE, LOAN, CAPITAL đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Riêng biến GDP và INF của mô hình ROE lại không có ý nghĩa thống kê do hệ số Prob > 10%. Chương này là tiền đề để tác giả đi tiếp chương còn lại.
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ