3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Motif giấc mơ – dự báo linh cảm
Freud coi tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ, là lĩnh vực của huyễn tưởng. Nhà văn giống như một đứa trẻ đang chơi mà đồ chơi của nó chính là sự tỉnh thức của giấc mơ và huyễn tưởng ấy. Với Freud, mỗi ký tự nhà văn dùng là một ký hiệu của sự ham muốn. Freud đã từng nói: “Giấc mơ
là hình thức đã được sửa đổi của một biến cố vơ thức và sự giải thích giấc mơ có mục đích tìm ra cái vơ thức này.” (28; tr556) Giấc mơ nói lên sự thật về
những bí ẩn trong góc khuất tâm hồn con người. Nó thực chất là ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức. Và ông chia giấc mơ làm hai phần: nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn. Nội dung tiềm ẩn chính là những mong muốn sâu thẳm tồn tại trong vơ thức. Ơng khơng đồng ý với quan niệm giấc mơ thể hiện ý chí của thượng đế mà cho rằng giấc mơ là ý muốn kín đáo nhất của con người, nhưng những ước muốn ấy không được biểu lộ tự do và cởi mở mà đi bằng những con đường thầm kín“vì sợ bị kiêm duyệt, nó chỉ nói bằng những biến
dạng cố tình và rất tinh tế.”(28; tr558) Điểm nổi bật nhất của Freud là việc lí
giải giấc mơ trong mối quan hệ với tính dục. Trạng thái vô thức của con người bao gồm phép xung động nguyên thủy và các loại bản năng, đặc biệt là tính dục của con người. Ẩn sau lớp sương mờ kì ảo là những tầng văn hóa mà những
khám phá đầu tiên đã đem lại nhiều điều đáng ngạc nhiên, thú vị. Bằng giấc mơ qua các cứ liệu, người đọc có thể biết thêm về văn hóa, văn học dân tộc.
Có thể nói, những hình ảnh, biểu tượng xuất hiện trong giấc mộng từ xưa đến nay luôn là một câu hỏi lớn đối với nhân loại. Người Ai Cập cổ đại tin rằng mộng có giá trị tiên báo đặc biệt: “Thượng đế đã sáng tạo ra những
giấc mơ để chỉ đường cho loài người, một khi họ khơng có khả năng nhìn thấy tương lai.” (11) Họ thường nhờ những giáo sĩ, thầy tu ở những ngôi đền linh
thiêng để lý giải giúp giấc mộng của mình. Người Hy Lạp xưa, cũng tin vào tính chất dự báo của mộng. Nhưng người Hy Lạp cho rằng ngồi giấc mộng tiên tri, cịn có giấc mộng giả, ác mộng. Cho nên họ có những vị thần riêng cho từng loại giấc mộng. Những vị thần ấy được gọi chung là Oneiro, trú ngụ ở Erebos thuộc về âm cung. Các vị thần đi qua hai cánh cửa: cánh cửa bằng sừng dành cho các giấc mộng thực, cánh cửa bằng ngà dành cho những giấc mộng giả để bước vào thế giới của con người. Nguồn gốc của giấc mộng được người Hy Lạp cho là sự tiếp xúc giữa thần linh và linh hồn con người.
Theo quan niệm dân gian, giấc mơ là cánh cửa dẫn con người vào thế giới tâm linh, qua đó con người bộc lộ khát khao, mộng tưởng mà lúc tỉnh họ khơng thực hiện được, giấc mơ cịn có tính chất dự báo. Như vậy nhân loại luôn tin vào sự tồn tại của linh hồn và sự kỳ diệu của những giấc mộng.
Trước Nguyễn Bình Phương, văn học Việt Nam đã có nhiều nhà văn sử dụng giấc mơ để thể hiện những quan niệm của mình. Trong Truyện Kiều, có bốn lần Nguyễn Du mơ tả giấc mộng và tất cả những gì được báo mộng đều linh ứng.Kiều có lúc nói về chiêm bao:
- Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao(19; tr63) - Tưởng bây giờ là bao giờ
Chiêm bao, giấc mơ không chỉ là một ám ảnh mà trong Truyện Kiều, đó cịn là mang theo những dự cảm về tương lai. Nhân vật linh cảm về một điều gì đó chẳng lành, sẽ thấy điều đó trong chiêm bao. Kiều có những linh cảm về những sự bất an, hư vô của tương lai.
Giấc mơ cũng xuất hiện nhiều trong văn học hiện đại ở các sáng tác của các nhà văn như: Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái. Hay giấc mơ của ông Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…
Giấc mơ trở thành motif trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khi nó gắn liền với diễn trình giấc mơ – dự báo, giấc mơ – linh cảm. Giấc mơ như ẩn như hiện có mặt trong đời sống của các nhân vật. Chúng trở thành nơi trú ngụ của những linh hồn cô đơn, bé nhỏ trước thực tại xã hội đầy rẫy những trái ngang. Con người vẫy vùng trong cuộc sống để thỏa mãn những dục vọng của mình nhưng có mấy người tìm được giá trị đích thực của cuộc sống này. Các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chấp chới giữa hai bờ thực ảo. Cố đuổi theo những giấc mộng xa vời để cuối cùng tất cả đều là hư vô.
Cụ Trường trong Những đứa trẻ chết già có một giấc mơ định mệnh,
gặp một người bác và được giao cho sứ mệnh trông giữ quả đồi có kho báu với u cầu ơng phải giả vờ hấp, khơng được có con, lấy vợ cùng họ: “Đây là
nhiệm vụ thiêng liêng của cả dòng họ. Dòng họ nhà ta giầu lên hay lụi bại đi là nhờ cháu. Bên kia gia đình chúng nó cũng có người bám theo rồi… Hãy cẩn thận. Cháu phải làm người hấp để che mắt thiên hạ... vào Trại Cau, tìm đứa con gái ấy… nó là em họ cháu… Khơng, đừng cắt lời bác… Lấy nó đi… Cháu lấy vợ cùng họ… cháu phải biết hy sinh. Tìm cho vợ cháu một thằng đàn ơng nào đó để nó làm cái nhiệm vụ kia …”(66; tr129) Từ đó cụ Trường
và con cháu của mình làm theo những gì mà giấc mơ đó chỉ bảo. Một người hồn tồn tỉnh táo phải giả hấp, phải chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng mình, phải ni con người khác… Thật chua xót biết bao nhiêu. Đau đớn biết
nhường nào khi ta sống trong thực tại nhưng lại phải sống một suộc sống mình khơng mong muốn. Sống mà khơng được lựa chọn cách sống của riêng mình. Dẫu biết con người xã hội sống khơng chỉ cho mình mà phải có trách nhiệm với gia đình, dịng họ và xã hội. Nhưng cần phải điều chỉnh nó phù hợp với luân lý. Đừng vì thỏa mãn dục vọng của mình mà bán rẻ bản thân. Cuộc đời cụ Trường sống và chết đi vì một giấc mơ về kho báu và cuốn theo đó là những hệ lụy đau buồn.
Trong Thoạt kỳ thủy, giấc mơ là thấu kính nhiệm màu để Nguyễn Bình Phương soi vào tâm hồn nhân vật của mình. Các nhân vật trong Thoạt kỳ thủy ln sống trong mộng. Nguyễn Bình Phương ở cuối tác phẩm đã có phần phụ chú ghi lại giấc mơ của Tính (6 lần) và Hiền (4 lần). Hình ảnh trong những giấc mơ của Tính: “Tự dưng núi Hột đến, lừng lững chốn hết tất cả. Nặng
khó thở. Người điên cười u ú, răng nhe ra… Bố cười, tay hươ chai rượu địi nhốt Tính vào trong. Tính sợ, thét lên” hay “Sông Cái biến thành cái lưỡi, liếm khắp mặt ơng Điện. Rắn bị lúc nhức dưới chân, Tính chạy, nhưng khơng được. Ông Điện xọc dao vào cổ lợn. Lợn kêu hó thành ơng Khoa…”(69;
tr142). Những giấc mơ của Tính bị biến dạng méo mó. Hình ảnh xuất hiện hỗn loạn, điên dại. Nó chứa đựng những biến hóa, ám ảnh về sự hủy diệt. Tính thấy sợ trước những hình ảnh xảy ra trong giấc mộng của mình, và nó ám ảnh vào sâu tâm trí của một người điên như Tính. Hiền cũng có những giấc mơ bộc lộ những khao khát của tâm hồn một người con gái khi lấy phải anh chồng khờ “ Một ơng râu rậm rơi từ đâu xuống. Tóc vàng, râu vàng, mắt
vàng. Người cởi trần đóng khố. Ơng ta nhìn Hiền, cười. Hiền lùi lại. Sương ùa đến che ơng ta. Hiền chạy tìm, nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt:
- Tôi khổ lắm. Hỏi Khoa thì biết.” (69; tr144)
Tâm sự ẩn sâu trong lịng khơng người bày tỏ. Hiền lấy chồng mang theo những giấc mơ đẹp, thơ mộng nhưng thực tế phũ phàng khiến người con gái hụt hẫng. Giấc mơ ân ái làm cho Hiền thổn thức. Nhìn vào Thoạt kỳ thủy,
ta thấy những người đàn ơng có những hành động theo bản năng của họ hơn là theo lý trí. Họ thường đánh mất nhân tính hoặc rượu chè suốt ngày. Những người đàn bà sống quẩn quanh trong những việc hàng ngày và không được thỏa mãn dục tính. Thế nên họ sống trong u uất với khát vọng của mình. Chìm vào trong giấc mộng, Hiền bộc lộ khát khao dục vọng của mình cùng những ưu tư nặng trĩu. Thông qua những giấc mơ của các nhân vật, người đọc có thể thấu hiểu thế giới nội tâm của nhân vật .
Giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khơng chỉ thể hiện tâm tư, tình cảm bị chơn giấu của nhân vật mà giấc mơ còn chứa đựng những dự báo trước về một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Trong tác phẩm
Người đi vắng, trước khi Sơn chết đã mơ một giấc mơ lạ, dự báo một điều xa
xăm: “hắn đi vào một vườn mía bầu. Những thân mía bằng cán cuốc, căng trịn với màu tím có các sọc đen óng tỏa ra mùi thơm ngọt day dứt. Ở mỗi đốt mía có một chiếc mầm, một con mắt méo mó, dị dạng ẩn chứa sự nguy hiểm mặc dù đang thiu thiu ngủ. Sơn nắm lấy gốc mía gần nhất nhổ bật nó lên nghe tiếng lá chạm nhau riết róng, sắc lạnh. Hắn rũ rũ cho đất bong ra khỏi gốc mía rồi giơ lên ngắm những chiếc rễ ngắn cũn đang chới với khua loạn xạ như chân cua.”Ăn”. Sơn hạ lệnh cho mình bặp răng vào ngang cây mía, đột nhiên tồn thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn rời ra như cơ thể hoàn chỉnh độc lập. Cái chân ấy ra đi sau khi ở nhờ Sơn hơn hai chục năm…”(72; tr259) Con người khi gần kề với cái chết
thường có những hành động, lời nói kỳ lạ xảy ra. Hoặc có một điều gì đó xảy ra trong cuộc sống thường ngày báo trước cho họ biết. Nhưng chỉ đến khi một ai đó ra đi thì những người cịn lại mới thấy sự việc diễn ra đúng như những dự báo trước đó. Sơn cũng vậy, trước khi chết, giấc mơ đã báo trước cho Sơn thấy cái chết đau đớn sẽ xảy ra. Những cái chân rời bỏ thể xác Sơn như Sơnđang lìa bỏ cõi đời. Nhưng có lẽ lúc ấy Sơn khơng nghĩ mình sẽ chết.
Và sau khi Sơn chết, Kỷ nằm mơ thấy Sơn đứng khóc ngồi sân mặt mũi sưng vều bầm dập.
“ - Em đi đây – Giọng Sơn rầu rĩ, hới héo – Họ đang chờ ngồi kia.
- Thế mình tao ở lại à? Kỷ thở hắt ra.
- Chả thấy dàn com pắc đâu cả. Nó giấu kỹ quá. Em lạy anh em đi đây. Sơn quỳ sập xuống vái Kỷ ba vái rồi phất áo đi vùn vụt ra ngõ.” (72;
tr379)
Dân ta thường quan niệm những người chết trẻ thường rất thiêng. Vì ra đi khi tuổi đời cịn ngắn ngủi nên họ quyến luyến cõi trần. Sơn chết không nhắm mắt được vì oan uổng nên trở về báo mộng cho anh trai. Oan hồn còn mang nhiều điều vương vấn nên phải nói cho người thân biết, để có thể trút ra nỗi ấm ức của một linh hồn, để người thân tìm ra sự trong sạch cho mình. Nỗi oan được giải tỏa thì vong hồn mới được siêu thốt.
Thoạt kỳ thủy cũng có những giấc mơ mang tính dự báo. Bà Liên mấy
đêm liền mơ thấy máu và lo sợ tai họa sẽ đến nên lúc nào cũng buồn, lo lắng:
“Trên đường đi, mặt bà Liên buồn rượi. Bà Châu Cải gặp chào cũng không biết. Hiền ngạc nhiên hỏi. Bà Liên bảo mấy đêm nay tồn mơ thấy máu. Có lẽ chuyện không may sẽ xảy ra.”(69; tr89) Dân gian quan niệm nằm mơ thấy
máu sẽ gặp chuyện chẳng lành. Khi mơ thấy máu hay những sự việc không may người ta thường trộn gạo và muối rắc ra đường như để xua đuổi những việc xấu. Khơng biết ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt từ trước con người thường có những dự cảm về những sự việc không may đến với họ. Bà Liên mơ thấy máu và mấy hơm sau Tính giết người và tự sát. Giấc mơ đã dự báo trước cho bà Liên về tai họa. Hay Hưng trước khi bị Tính giết cũng có những giấc mơ kỳ lạ: “Hưng loay hoay nhìn rừng. Xanh mờ, trùng điệp và vàng lắm. Mặt
Hưng thoắt buồn rười rượi. Ông Phùng thấy lạ hỏi. Hưng kể đêm toàn mơ người chết. Họ về hò nhau lăn Hưng như lăn su hào. Tay người nào cũng cầm
súng. Ông Phùng bảo thế là địch rồi. Hưng gật.” (69; tr86) Mơ thấy người
chết là điều khơng may vì chỉ có chết xuống âm phủ thì người chết mới gặp nhau. Giấc mơ dự báo về cái chết của Hưng đang đến.
Như vậy, những giấc mơ xuất hiện thường trực trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thậm chí có lúc người đọc thấy nhân vật khơng biết đang sống trong mơ hay hiện thực. Hiện thực và mộng mị đan xen lẫn nhau, làm cho câu chuyện nhuốm màu huyền thoại. Thơng thường khi mơ, có người mơ thấy ác mộng nhưng có người mơ những giấc mơ đẹp. Nhưng ở tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, giấc mơ thường là đau buồn, ám ảnh. Con người ta như lạc vào cõi xa xăm nào đó, đơn độc lẻ loi. Cố gắng kiếm tìm, cố gắng đeo đuổi nhưng mãi khơng tìm thấy lối ra.
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, những dự báo không chỉ xuất hiện trong giấc mơ mà cịn được thể hiện qua lời nói của các nhân vật.
Đơng điên trong Vào cõi có nhiều lời dự báo trước tai ương, những lời nói của
“mụ” khiến người ta sợ hãi “người ta đồn thổi nhiều chuyện linh ứng của lời
mụ khiến ai nấy đều sợ hãi trừ bọn trẻ con.” (65; tr16) Có lẽ trẻ con khơng sợ
những lời dự báo của Đơng điên vì tâm hồn chúng chưa bị vấy đục bởi những thiện ác ở đời. Chúng vẫn còn giữ được sự hồn nhiên, ngây thơ, chưa biết đến những dối trá lọc lừa nên chúng khơng quan tâm những lời dự báo. Cịn người trưởng thành đã bị cuốn vào vịng xốy nhân gian làm sao khơng lo sợ những tai họa sẽ xảy ra trên đầu mình.
Một trong những sự hấp dẫn trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là các nhân vật có những linh cảm hay nói cách khác là giác quan thức sáu chính xác đến kỳ lạ. Bào mù trong Những đứa trẻ chết già tuy bị mù bẩm sinh nhưng Bào có đơi tai thính “nghe được cả những tiếng bước chân
cách mình hàng cây số” và “Người làng Phan thấy lạ là chưa bao giờ Bào mù nói sai cái gì. Anh ta ít nói nhưng nói cái gì thì cấm có chệch tí nào… Đám đàn bà con gái phục lăn Bào mù về chuyện đoán người đẻ con trai hay gái.
Cịn cánh đàn ơng, hễ thịt chó muốn ăn tiết canh đều phải nhờ đến bàn tay quờ quạng của Bào.” (66; tr122) Có lẽ đó là sự ưu ái của tạo hóa dành cho
Bào. Bào ln nghe rõ và cảm nhận được tiếng bước chân của người lạ, tiếng xe trâu và tiếng của con thú lạ nên lão Liêm mới nhờ Bào báo cho lão biết khi anh ta nghe thấy tiếng chân lạ. “Nó xuất hiện lần thứ ba rồi đấy nhỉ. Hì, cịn
một lần nữa… Đầu mùa xuân, xe trâu khơng biết có về được không đây, chà!... Bào mù biết có người rình rập làng này. Anh ta nghe bước chân của ơng Trình vọng tít từ thung lũng đến, lần rõ nhất là hôm con thú xuất hiện. Hơm đó hai tiếng chân lạ cứ vọng vào tai hành hạ anh ta đến sáng.” (66; tr125) Bào giống như biết rõ những điều sẽ xảy ra trong làng để rồi trở thành nhà tiên tri để ông Liêm tới hỏi. Bào là nhân chứng chứng kiến tồn bộ q trình mà những người sáng mắt đang lao vào để kiếm tìm báu vật mãi mãi không thuộc về mình.
Trong Người đi vắng, các nhân vật cũng có nhiều linh cảm. Thắng linh