Không gian cõi âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 81 - 85)

3 .1Không gian huyền thoại

3.1.2 Không gian cõi âm

Không gian cõi âm mang màu sắc huyền thoại song hành cùng cõi dương, hiện thực và kỳ ảo song hành xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Theo quan niệm của dân gian, cõi âm dành cho những người chết, nó là thế giới của bóng tối, là nơi trú ngụ của những linh hồn. Không gian cõi âm chủ yếu gắn với không gian làng. Sự trở đi trở lại của khơng gian làng tạo nên tính chất huyền thoại cho câu chuyện được kể. Làng là một không gian thực nhưng cũng là không gian mang nhiều ý nghĩa: nó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, biểu tượng của thế giới lạc hậu, tù đọng.

Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, làng Phan là khơng gian

chính của câu chuyện nhưng tồn tại nhiều tầng không gian khác nhau. Một không gian hiện thực của cuộc sống dân làng với câu chuyện gia đình lão Liêm là trung tâm và một không gian của chiếc xe trâu với bốn người đàn ông chở những hồn ma trên đường về làng. Hai thế giới một của người sống, một của người chết cùng tồn tại song song trên mảnh đất Linh Nham. Hiện thực cõi âm hiện lên không được báo trước qua hình ảnh chiếc xe trâu nặng nề đi trong hồng hơn, mệt mỏi và chuyên chở những điều bí ẩn. Xe trâu cứ đi, đi mãi khơng biết sẽ đi về đâu và có khi chiếc xe sẽ đi mãi mà khơng có một điểm dừng. Hiện thực cõi âm trong phần Vô thanh luôn di chuyển “ Người âm

dường như đang di chuyển, họ thấy những quả đồi chầm chậm lùi lại… như thế chết vẫn tiếp tục sống một đời sống khơng có âm thanh hay âm thanh trong cõi trần, người trần không nghe thấy được.” (66; tr40) Ở đây tác giả

chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi trong Phật giáo. Con người ta chết không phải là hết mà là sự bắt đầu ở một thế giới khác. Và ở thế giới đó cũng như nhân gian. Tuy nhiên, người trần không thể thấy được, nghe được âm thanh

của cuộc sống đó. Mảnh đất Linh Nham xuất hiện những điều kì bí, đó là có những lúc âm dương giao hòa nên “cả làng mất tiếng”, “cứ đêm về, mọi âm

thanh của người và vật đều biến mất. Những con chó sủa khơng thành tiếng chỉ thấy mõm chúng ló ra, ngậm vào như hình ảnh trong giấc mơ.”(66; tr59)

Những hiện tượng kỳ lạ xảy ra làm cho người ta sợ hãi, bất an. Sao tự dưng mọi âm thanh đều biến mất lúc đêm về. Vậy đâu là cuộc sống của nhân gian, đâu là hiện thực nơi âm phủ? Và điều rùng rợn hơn là những âm thanh ở gốc cây si vào những đêm trăng “Vợ ông Bồi què đi ăn giỗ ở nhà họ hàng làng

bên cạnh về, qua chỗ cây si bà ta nghe thấy tiếng người, chính xác hơn là tiếng đàn ơng kêu thầm thì ở đó.”(66; tr199) Và có những sự việc kinh ngạc

hơn là sau khi cái xác của ông Trạch, một người làng chết ở chiến trường bao nhiêu năm không thấy xác giờ xác lại về nằm dưới gốc cây si để từ đó những người làng chết ở đất khách đều tự tìm về làng: “Rồi mọi thứ cũng trở nên

thường tình đến mức thành lệ, hễ gia đình nhà ai có người chết nơi xa, cứ ra gốc si thế nào cũng thấy xác.” (66; tr202) Sự trở về của những xác chết khiến

cho khơng khí Linh Nham trở nên lạnh lẽo, u ám. Người sống khơng làm sao hiểu được lại có những sự việc như vậy xảy ra. Những xác chết đó làm thế nào để trở về? Chỉ biết những người con tha phương chết ở mọi nơi đều trở về nguyên quán. Điều này làm cho tiểu thuyết nhuốm màu kỳ ảo. Trong Những

đứa trẻ chết già cịn có hình ảnh của bãi tha ma kỳ dị, đám cỏ úa vàng cứ run

rẩy dãy dụa, những ngôi mộ tự nhiên phát sáng, tiếng khóc than ai ốn vọng lên từ trong lòng đất... tất cả cùng dệt nên một không gian cõi âm huyền ảo bên cạnh cõi dương gian.

Hình ảnh những bãi tha ma kinh dị được nhà văn tái hiện nhiều lần trong tác phẩm Người đi vắng với những ánh đom đóm bay lượn lập lờ trong khơng trung đầy ma qi: “ngồi bãi tha ma đom đóm bị trăng át đi chỉ cịn

là vơ vàn đốm sáng mờ nhạt thoi thóp như đống lá cháy đang tàn”(72; tr93)

chập chờn ma quái của chúng.” (72;tr12) Hay những âm thanh ghê rợn vọng

lên từ bãi tha ma “hình như có những âm thanh lạ vọng từ bãi tha ma, tiếng rì

rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi khi xa chập chờn mê hoặc…”(72; tr100) Và có khi khơng cịn là những tiếng rì rầm mà là những

tiếng hét đầy ám ảnh “tiếng thét lại cất lên từ bãi tha ma thê lương, tuyệt vọng

giữa cơn mưa thốc tháo… Những tiếng thều thào cất lên cùng những tiếng gõ cành cạch vào cửa.”(72; tr62) Những loại âm thanh, hình ảnh xuất hiện nơi

bãi tha ma đủ các loại gợi lên một không gian ám ảnh, hãi hùng. Bãi tha ma là nơi yên nghỉ của những người chết, là nơi trú ngụ của những hồn ma. Thế nên khi chúng ta đi qua những nghĩa địa đều có cảm giác lạnh lẽo. Nguyễn Bình Phương miêu tả rất nhiều âm thanh vọng lên từ nghĩa địa như lời của cõi chết vọng về cõi sống. Điều đó làm cho không gian của tiểu thuyết giống như mờ ảo lại giống như chân thực.

Trong những âm thanh của cõi âm vọng về chúng tôi nhận thấy âm thanh của những linh hồn trên bãi tha ma kể về cuộc sống của họ là nhiều nhất. Lời vọng về từ cõi âm mang những giọng điệu khác nhau với tâm trạng của từng linh hồn. Đó là lời kể lể của một thanh niên tức tưởi kêu oan vì mình khơng giết người “Mình khơng làm chuyện ấy sao tất cả lại đổ diệt cho mình.

Khi mình đang mơ thì ơng ta bị sốt mỗi người một đường cơ mà. Họ quả quyết nhìn thấy mình đi từ nhà ơng ta ra nhưng thế thì sao, mơ cũng có quyền vào nhầm nhà một ai đó chứ.” (72; tr13) Đó là một họa sĩ là đồng đội chiến

đấu cùng Thắng bị chết oan vì Thắng bắn nhầm anh ta vào trán ln day dứt, trăn trở vì chưa hồn thành ước mơ vẽ bức chân dung với bốn mươi khn mặt: “Chính nó đã bắn mình một phát đạn vào giữa chán. Tại sao lại bắn? …

Thắng ơi! Mình gọi nó, mãi mãi gọi tên nó… Có tất cả bốn mươi bức tranh vẽ bốn mươi khn mặt bằng nước lung linh sóng sánh, nếu cười hay khóc sẽ vỡ ra chảy tràn đi và biến mất…” (72; tr24) Rồi đến Nam, một học sinh cấp ba

phải chết khi vừa tan học ở cổng trường “Con vẫn nhớ lời mẹ dặn nhưng

không hiểu sao lúc ấy con quên mất cứ thế chạy thẳng từ cổng ra. Chú lái xe cũng hiền… bánh xe to quá mẹ ạ… con chẳng đau đớn gì, chỉ tội buồn, rất buồn, tất cả những cái gì đen đen bên cạnh cũng buồn...” (72; tr26) Hay một

đứa trẻ mồ côi nhẹ nhàng kể chuyện bố mẹ ru em với giọng điệu yêu thương “Ngủ đi, ngủ đi bé ơi chị sẽ kể cho bé nghe chuyện về mẹ của chúng mình. Mẹ

bây giờ chỉ nhớ đến tên các loài hoa…” (72; tr79) Cịn có cả một cái thai

chưa được nhìn ánh sáng mặt trời đã mang tâm trạng hờn dỗi, oán trách người mẹ khơng cần nó nên nó tự giết chính mình “Mình là một cái thai, mình bỏ đi

mặc dù mình chẳng bao giờ tự ái. Người đàn bà ấy khơng thích thì mình đi, đếch cần có việc gì đâu. Mình đã bỏ đi rất nhiều lần, rất nhiều và họ khóc cịn mình thì khơng.”(72; tr164) Thế giới của âm phủ cũng giống như dương gian.

Nó có đầy đủ mọi kiếp người từ trẻ con, người lớn, người trẻ, người già, vợ chồng, cây cỏ… Mỗi một linh hồn đều có tâm sự của riêng mình: có u thương, có hờn dỗi, có đau xót… Chúng mang theo những vui buồn của cõi dương để sống trong cỗi âm ti nên khơng tìm ra lối thốt cho mình. Khi đêm về đem những tâm tư đó giãi bày với đất trời, với những linh hồn khác cho nhẹ bớt ưu thương. Mượn lời của những người cõi âm, Nguyễn Bình Phương muốn tới nói chuyện của những người sống. Con người ở chốn nhân gian cũng có biết bao nhiêu số phận và cảnh đời ngang trái. Chúng đang diễn ra hàng ngày, có khi được che đậy bởi vẻ bề ngồi đẹp đẽ, có khi bộc lộ trực tiếp sự xấu xa… Trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương sử dụng thành cơng thủ pháp đồng hiện khi để cho các tầng không gian chồng chéo lên nhau. Không gian âm dương đan cài vào nhau tạo nên một khơng khí huyền hoặc, cùng một khơng gian nhưng cả người sống và người chết cùng nhau sinh hoạt: “Căn nhà tỏa ra khơng khí là lạ. Có người. Ai đó đã ở trong nhà đang

nằm cạnh Thắng” (72; tr20) và “Mỗi đứa trẻ di chuyển đều gây ra một cảm giác kỳ ảo như ở thế giới khác, thế giới chỉ hiện diện sau khi người ta nhìn

thật kỹ vào đồ vàng mã.” (72; tr163) Có thể nói trong Người đi vắng, con

người và sự việc trong thế giới thực rất huyền ảo nhưng thế giới cõi âm lại rất rõ ràng. Ta có khi cịn nghĩ hai thế giới đó đang đảo ngược nhau. Làng Linh Nham là không gian của con người và cũng là không gian của những linh hồn.

Tóm lại, khơng gian hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tuy mang những tên gọi cụ thể nhưng trở đi trở lại trong các tác phẩm gợi lên một cõi xa xăm. Hiện thực nhưng lại có những hiện tượng kỳ quái xuất hiện làm cho hiện thực trở nên bí ẩn, mơ hồ. Trong cuộc sống đời thường ranh giới giữa thực và hư, âm và dương bị mờ nhạt. Không gian cõi âm và cõi dương xâm nhập vào nhau. Thêm vào đó, Nguyễn Bình Phương đã mượn yếu tố huyền thoại, kỳ ảo để lách sâu vào cuộc sống của những bóng ma nơi cõi âm qua đó phản ánh hiện thực sâu sắc hơn và cuộc sống con người được thể hiện toàn diện nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)