3 .2Thời gian huyền thoại
3.2.1 Thời gian thự c ảo
Thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được miêu tả cụ thể nhưng càng những thời gian chi tiết cụ thể lại càng được gắn với những sự kiện, hiện tượng kì lạ.
Tiểu thuyết Người đi vắng, thời gian thực được khắc họa chính xác
cùng với những không gian nhất định:
Hai giờ đêm bãi tha ma Linh Nham (72; tr25) Sáu giờ mười hai sông Linh Nham (72; tr48) Bẩy rưỡi bãi tha ma Linh Nham (72; tr54)
Mười hai giờ đêm nghĩa địa dốc Lim trong mưa (72;tr60)
Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy thời gian bắt đầu câu chuyện là mười một giờ
mười lăm và kết thúc là mười hai giờ. Bốn lăm phút cuộc đời con cú ứng với
cả cuộc đời hơn hai mươi năm của Tính. Thời gian của con cú trơi qua nặng nề, chậm chạp: mười một giờ mười lăm (69; tr10); mười một giờ mười bảy(69; tr44); mười một giờ hai mươi (69; tr76); mười hai giờ kém mười chín (69;
tr97); mười hai giờ (69; tr136). Sự việc của con cú diễn ra trong thời gian bốn mươi lăm phút nhưng đó cũng là thời gian Tính chào đời và chết đi khi đó Tính hơn hai mươi tuổi.
Những nhịp bước của thời gian được Nguyễn Bình Phương miêu tả càng cụ thể bao nhiêu thì nhà văn lại gắn cho thời gian ấy những sự việc hết sức kỳ lạ, hoang đường bấy nhiêu. Lối chép sử biên niên được ghi lại nội dung có tính chất dị thường.Thời gian thực kết hợp với những sự việc huyền ảo trộn lẫn với nhau như trong tác phẩm Người đi vắng viết:
“Sử chép: Ngày 23 táng 8 giờ Dần ở Ghềnh đá thuộc châu Thái
Nguyên có thần xuất hiện để lại dấu chân to bằng cái thúng.
Sử chép vẫn ngày 23 giờ Ngọ tại khu Võ Nhai một người đàn bà sinh ra cục thịt vng có một con mắt mở trừng trừng.” (72; tr191)
Những đứa trẻ chết già cũng sử dụng lối viết sử này, có tới 16 lần thời
gian cụ thể được ghi lại mờ ảo vì có ngày giờ chính xác nhưng lại khơng rõ tháng năm như một dự báo về một tđiều gì đó:
“Ngày mùng 7 tháng 6, giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn.” (66; tr9)
“Mùa đông, tháng 11, ngày mùng 9, giờ tý, cả làng Phan giật mình vì tiếng hổ gầm ngay cánh rừng bên cạnh.” (66; tr15)
“Ngày 21, sông Linh Nham cạn sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước, trong ao có con cá trê to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như chiếc khăn phu la.” (66; tr86)
“Giờ Thìn, phía sau quả đồi nhà lão Liêm có tiếng kêu dài và lạ. Tiếng kêu ấy khơng biết là của người hay thú.” (66; tr267)
Như vậy, thời gian thực được nhắc tới cụ thể từng phút từng giây nhưng lại tạo ra cảm giác mơ hồ, chúng ta tưởng như những sự việc ấy xảy ra ở một thời gian xa xăm nào đó, lúc ấy thế giới vẫn thường xuyên xảy ra những điều kỳ lạ mà con người khơng giải thích được.
Nguyễn Bình Phương sử dụng thủ pháp đồng hiện để xây dựng nên những thời gian xuất hiện song song khó tách biệt được đó là thời gian âm dương. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, thời gian cõi âm và thời
gian cõi dương đan quyện vào nhau. Thời gian trên chuyến xe trâu hành trình về với thực tại ứng với thời gian của nhiều thế hệ con người đang đi về phía hư vơ mà điểm gặp gỡ cuối cùng là làng Phan. Chuyến xe trâu xuất phát từ đâu, ở thời điểm nào thì khơng ai biết, nó dường như khơng thuộc về bất cứ khơng gian hay thời gian nào. Nguyễn Bình Phương đã biến thời gian hữu hạn thành một thời gian vơ hạn.
Ngồi ra, Nguyễn Bình Phương cũng nhại cách kể chuyện cổ tích bằng việc làm mờ thời gian với những khoảng không nhất định làm cho câu chuyện mang màu sắc huyền thoại. Các câu chuyện hiện tại được kể theo cách dân gain: thuơ ấy… xa lắm, xa xửa xa xưa… .Với cách kẻ chuyện này thời gian như được kéo dài khoảng cách ra đồng thời tạo ra không gian rộng lớn để cho câu chuyện phát triển trên đó.