Nhân vật dị thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 63 - 76)

2 .3Kiểu nhân vật nghịch dị

2.3.2 Nhân vật dị thường

Xây dựng nhân vật dị thường ngịi bút của Nguyễn Bình Phương chịu ảnh hưởng của những nhà văn phi lý như Kafka nhưng cũng gần với những sáng tác của nhà văn hiện thực huyền ảo G.Marquez. Các tác giả đã sử dụng biện pháp huyền ảo hóa hiện thực, biến những cái bình thường thành những cái kỳ ảo, lạ thường như Vụ án của Kafka. Trong Trăm năm cơ đơn của

G.Marquez có rất nhiều nhân vật dị thường như: cụ già với đôi cánh khổng lồ, những đứa trẻ có cái đi lợn hay ngài đại tá Aureliano biết khóc từ trong bụng mẹ và chào đời “đôi mắt mở thao láo”.

Kiểu nhân vật này cũng xuất hiện khá nhiều trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các nhà văn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo như Quang lùn, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Từ Lộ, Dã Nhân trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo… Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất

hiện trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn và được khắc sâu ở hai khía cạnh dị thường về ngoại hình và tâm lý.

2.3.2.1 Dị thường về ngoại hình

Nguyễn Bình Phương khắc họa nhân vật thường cố tình tạo ra sự ám ảnh những chi tiết có phần ma quái khiến nhân vật trở nên bí ẩn.Tượng trong Bả giời có khả năng vẫy tai. Đơng trong Vào cõi thường đưa ra những lời dự báo,lời phán mà chính xác. Ở Đơng điên ngoại hình rất dị thường:

“ Mụ là người làng chính gốc.

Chân trái thọt, tóc xơ cứng, vàng như râu ngơ. Mắt phải bị lép, lõng bõng mủ. Ngón tay mụ cáu bẩn, quanh năm khơng bao giờ được cọ rửa. Bàn tay như chùm rễ tre ngâm nước ao… Trông mụ như tử thần, nhất là lúc nói. Âm thanh rin rít phát ra từ hai hàm răng vàng đặc, lốm đốm những vết xước đen… Con mắt còn lại của Đơng điên về đêm đỏ dịng dọc như mắt cáo. Làng đồn rằng mụ ngủ, bao giờ lưỡi cũng thè ra, rơi tận mép chiếc chiếu thâm xịt… Ăn trên mả, ngủ trên mả nên chân Đông điên đi nhẹ bẫng như không hề bén đất. Mụ thiêng vô cùng…”(65;tr16)

Ngồi nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thủy, Đông điên là nhân vật điên

được Nguyễn Bình Phương dụng tâm miêu tả hình dáng cụ thể: chân, tóc, mắt đến hành động: ăn ngủ. Nguyễn Bình Phương đã vẽ lên bức chân dung một người đàn bà điên với ngoại hình làm cho người ta khiếp sợ. Dáng hình của mụ khơng có một nét nào của một người bình thường. Nhưng nó cũng rất hiện thực về cuộc sống của một người điên. Vì người điên không thể chăm sóc những sinh hoạt của bản thân nên làm sao họ sạch đẹp như người bình

thường. Cuộc sống của mụ không thuộc về hiện thực mà thuộc về thế giới mà con người khó nắm bắt được nên những lời nói tưởng chừng điên loạn nhưng lại chính xác lạ kỳ. Những lời nói của mụ làm cho người tỉnh phải giật mình. Nhân vật Tuấn trong Vào cõi cũng được miêu tả kì lạ: “Tuấn vừa trệu trạo nhai vừa nhếch đơi mắt một mí…(65; tr27), Tuấn cắt ngang, mắt vàn đỏ, chân tóc giần dật, từ khóe mắt một mí của anh ứa ra hai giịng nước…” (65; tr39)

Tuấn có tật đốt ngón tay trỏ. Ngoại hình của Tuấn làm cho người ta thấy như ẩn chứa sự đau khổ. Giọt nước mắt chảy nơi khóe mắt như chảy cho những đau đớn của cõi trần đầy ngang trái. Nếu người bình thường đốt ngón tay sẽ đau rát cịn Tuấn có tật đốt ngón tay như là cách trả nợ đời.

Bào mù trong Những đứa trẻ chết già cũng có hình dáng kì dị: “Bào mù

năm nay trạc ba mươi tuổi, đầu cắt trọc lốc. Anh ta không cha mẹ, sống độc thân với cây gậy. Bào mù nổi tiếng là người bí hiểm, cả về nguồn gốc đến tính nết và cách sinh hoạt. Bị mù bẩm sinh, nhưng Bào có đơi tai thính hơn mức bình thường, có thể nghe được cả những bước chân rón rén cách mình hang chục cây số.” (66; tr122) Dân gian ta thường nói “có tật có tài” ứng với nhân

vật Bào. Từ nhỏ sống trong tăm tối nhưng đã được phú cho những khả năng thiên bẩm mà người bình thường khơng có được. Đơi tai của Bào nghe được nhiều chuyện của nhân gian và Bào biết những chuyện mà nhiều người khơng biết. Bào chính là nhân chứng cho cuộc tìm kiếm kho báu suốt mấy đời của nhà cụ Trường. Bào là một ẩn số giữa cuộc đời, khơng ai có thể giải thích được tại sao Bào lại có khả năng ấy, tại sao những gì anh ta nói lại chuẩn như vậy.

Tính trong Thoạt kỳ thủy được nhà văn khắc họa đầy ám ảnh: “ Cao 1

mét 68, nặng 56 ki- lô- gam. Tai dài, lưng dài, chân ngắn. Lơng tay đỏ hồng, ngón khơng phân đốt. Lơng mày nhạt, hình vịng cung ơm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu. Khơng biết chữ.”(69; tr8) Dáng vẻ của Tính được vẽ lên với những nét thô kệch,

không chau chuốt như nhiều nhà văn miêu tả nhân vật chính trong truyện của mình với những nét vẽ đẹp. Ngoại hình của Tính kỳ quặc vơ cùng. Mỗi một chi tiết của ngoại hình đều mất cân đối. Nhà văn khiến chúng ta hoài nghi khơng biết hiện thực có tồn tại một người như vậy hay khơng? Ngoại hình của Tính như dự báo trước một tương lai đầy sóng gió xảy ra với nhân vật.

Nhân vật được Nguyễn Bình Phương miêu tả trong các tiểu thuyết không một ai được hồn chỉnh về hình dáng đúng như nhà văn từng nói khơng “xây dựng nhân vật điển hình”. Các nhân vật thường có một hoặc nhiều điểm bất thường ở ngoại hình mà chúng ta khơng cần đào sâu mới thấy. Nhân vật chính cũng khơng được nhà văn ưu ái mà càng là nhân vật trung tâm của truyện thì những điều nghịch lý lại càng nhiều. Nhân vật dị thường về ngoại hình khơng chỉ làm cho người đọc thấy lạ lẫm mà giống như ẩn chứa những nỗi đau của cuộc sống. Mỗi một nhân vật mang một đặc điểm của cuộc sống in trên hình dáng con người. Cuộc đời vốn dĩ đã khơng trọn vẹn thì làm sao con người sống trong đó cũng bị nó làm cho biến hình, biến dạng khơng giống bình thường. Khắc sâu những nét ngoại hình kỳ quái của các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện những nghịch lý của cuộc sống đương đại.

2.3.2.2 Dị thường về tâm lí

Nguyễn Bình Phương khắc họa hai dạng nhân vật: nhân vật dị thường bệnh lí với trạng thái điên và nhân vật dị thường tâm lí với những ám ảnh sợ hãi. Thoạt kỳ thủy là tiểu thuyết có nhiều người điên nhất có đám đơng điên

và làng của những người điên. Cá nhân điên rải rác trong các tiểu thuyết: Đông điên trong Vào cõi, Quản hấp, Trường hấp, Đông điên trong Những đứa

trẻ chết già, ông già điên trong Trí nhớ suy tàn và ơng già điên trong Ngồi.

Hình tượng nhân vật người điên không xa lạ trong các tác phẩm văn học xưa nay. Ta đã từng bắt gặp từ “Xuý Vân giả dại” đến Nga (Lá ngọc cành

vàng - Nguyễn Cơng Hoan) - điên tình hay Thảo (Người sót lại của rừng cười

Đăng Mạnh đã từng nói mỗi nhà văn có một cái tạng riêng của mình. Cái tạng của Nguyễn Bình Phương là viết về người điên. Nguyễn Bình Phương đã bước đầu thành công việc thể hiện nhân vật người điên. Nhà văn khơng miêu tả chi tiết hình dáng của những người điên ra sao hay đi sâu vào những hành động ngớ ngẩn của họ mà tập trung diễn tả những đoạn đối thoại và độc thoại của các nhân vật đặc biệt là những kiểu đối thoại độc đáo hể hiện nội tâm nhân vật thông qua kiểu độc thoại trong vơ thức.

Nhìn từ phương diện nội dung, nhân vật Đông điên trong Vào cõi có

những lời tiên đoán ma quái:

“Đêm qua ma mở tiệc trên đỉnh núi Rùng để đón thêm người.” (65; tr9) “Con Vang nó chửa hoang với Diêm Vương” (65; tr113)

“Lửa sắp tắt, nhà lao sẽ tối và lạnh đầu tiên” (65; tr115)

Những lời nói điên loạn của Đơng điên lại ẩn chứa những sự thật mà những người bình thường khơng biết. Nên họ sợ những lời nói của một kẻ điên. Đúng là một điều ngược đời nhưng nó là sự thật trong câu chuyện mà Nguyễn Bình Phương kể. Một người vơ gia cư, điên loạn không ai muốn gần gũi nhưng kỳ lạ một điều là những gì người đó nói ra được mọi người bình thường coi trọng. Phải chăng chỉ có người điên mới nhìn thấy hết những trớ trêu trong cuộc đời và họ nhìn thấy những điều sẽ diễn ra ở tương lai. Ma mở tiệc để đón người mới, Vang chửa hoang với Diêm Vương là những việc mà khơng ai tin được nhưng có sự liên hệ trong đó. Ma và Diêm Vương thuộc về thế giới âm ty và qua những lời của Đông điên người ta thấy được cái kết bi thảm của Vang.

Từ góc độ nghệ thuật, có thể nói Tính là dấu ấn sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Bình Phương về nhân vật người điên. Theo cách hiểu của Schopenhauer: “Người ta có thể định nghĩa giấc mộng là một cơn điên ngắn,

còn cơn điên là một giấc mộng dài”. Tính có một cuộc đời điên loạn trọn vẹn,

hồn khuyết tật, do tác động đa chiều.Trong bụng mẹ, Tính đã bị hành hạ bởi những cú đạp của cha. Hắn chào đời cùng tiếng gặm đít chén lách cách ghê rợn, tuổi thơ khơng sách vở, đầy rẫy ám ảnh chết chóc, máu me, bạo lực. Tính xa tình u, xa cái đẹp, xa lồi người. Những đoạn độc thoại nội tâm của Tính tạo nên sự hão huyền. Điều đó làm người đọc nhớ đến những đoạn độc thoại nội tâm của Benjamin đần độn trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ của William Faukner. Chính từ những dịng vơ thức lộn xộn đó như một dịng chảy khơng ngừng của ý thức, bản năng đã khơi gợi bản chất của nhân vật. Tínhcó rất nhiều băn khoăn: “ Bố cịn gặm chén, khơng ai hiểu được…” (69; tr25), biết u cái đẹp: “Hiền có bả vai trịn. Trịn sáng quắc” (69; tr45) và Tính có mong muốn được hủy diệt: “Bao nhiêu là yết hầu. Họ phơi ra nhiều

quá bố ạ. Cho lão Khoa một nhát thì kêu…” (69; tr77) Hiện thực cuộc sống

biểu hiện qua giấc mơ, lời nói vơ thức.Tuy tâm lý của Tính khơng bình thường nhưng là một con người Tính cũng có những cung bậc cảm xúc của riêng mình. Có những băn khoăn với những điều diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Có những rung động trước người con gái đẹp.Và có những khát khao thể hiện mình. Việc khắc họa nhân vật người điên vừa thể hiện lối viết mới mẻ, táo bạo, vừa lý giải thế giới nội tâm đầy bí ẩn của con người. Cuộc đời của mỗi con người là một hành trình gian khổ đấu tranh với cái bản năng để sâu thẳm nội tâm nhân vật có những nỗi sợ hãi, cơ đơn: “Nó đấy. Lạnh…

lạnh lắm, mẹ ạ…”(69; tr25)

Trong Thoạt kỳ thủy, ngoài việc miêu tả nhân vật qua những lời độc

thoại nội tâm, tác giả cịn sử dụng ngơn ngữ đối thoại để diễn tả trạng thái vô thức của nhân vật. Đây là một đoạn đối thoại giữa Hưng và Tính, hai kẻ điên, những lời nói bâng quơ đầu nhưng ăn ý đến lạ lùng:

“- Anh Hưng đấy à. Sao lại ở đây?

- Chẳng biết nữa - Ăn sáng chưa?

- Đêm.

- Ừ. Đêm dài quá đi mất. Em đói? - Rán trăng lên mà ăn.

- Ừ rán trăng, rán trăng!” (69; tr34)

Những thắc mắc của kẻ này đều được lí giải lơgic trong lời của người kia. Với người ngoài, từ chuyện nọ xọ chuyện kia hay những lời khuyên rán trăng để ăn quả thật điên dại. Nhưng với Hưng – Tính lại là những lời tri âm của những kẻ điên. Tính hiểu Hưng. Và Hưng, hơn ai hết đọc được những điều Tính nghĩ. Hành động bạo lực đầu tiên của Tính: đốt nhà khiến ơng Điện chết cháy, được cổ vũ bởi Hưng. Từ câu chuyện đốt trại tù binh tới bài hát “Lửa bốc cao căm hờn. Bốc từ bẹn bốc lên” (69; tr31)đều được Hưng nói ra có dụng ý khi thấy khao khát tàn sát trong mắt Tính. Khác với Hưng, ông Phùng không chỉ coi Tính là người tri kỉ mà cịn say sưa trước sự lạ lùng man dại của Tính. Vì vậy, Phùng thường xuyên khen ngợi Tính và chỉ đọc tác phẩm của mình cho Tính nghe.

Ở tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy bên cạnh Tính cịn có đám đơng những

người điên có hành động kì quặc:

“ Linh sơn có nhiều người điên, họ hay tụ tập ở các cột cây số múa hát

í a” (69; tr21)

“Những người điên quây thành vịng trịn. Họ xúm lại, Tính lùi ra. Họ lùi lại, Tính sán đến. Họ lùi ra. Cứ như thế một lúc như trò chơi của bọn trẻ trâu”(69; tr46)

Những con người mất đi ý thức của mình. Họ sống ngây ngô như những đứa trẻ: thoải mái chơi đùa, tự do ca hát. Khơng biết đó là hạnh phúc hay đau khổ của kiếp người.

Người điên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trở thành một hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm. Khơng chỉ có một người điên mà thế

giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn có một đám đơng điên với những lời nói và hành động ngây ngơ.

Đây là “đối thoại” của những người điên: “Thằng điên:

- U chẳng biết gì sất. Một người điên:

- Ôi giời, não ruột quá đi mất… Thằng điên mới:

- Cù nách. Lão điên:

- Mưa xiên khoai cơ mà. Mưa xiên khoai. Cô gái Thổ điên:

- Mí lỏng à. Nó chẳng đặt bánh trưng nữa. Ra mương đi. Tính:

- Mẹ chúng mày, tao chọc tiết hết. Trăng đen này. Ông Sung đến đấy. Thằng điên:

- Đâu đâu, chó à, đâu đâu?” (69; tr124)

Nếu đơn thuần về mặt hình thức thì những cuộc đối thoại này đều hồn chỉnh với đầy đủ nhân vật và phát ngôn. Nhưng xét giữa nội dung đối thoại và hoàn cảnh chúng ta sẽ thấy sự phá vỡ những nguyên tắc hội thoại thơng thường, thậm chí cả sự phá vỡ ngơn ngữ. Đó là cách nói chuyện những con người bất hạnh. Họ nói khơng theo một chủ đề nào “ơng nói chuyện gà, bà nói chuyện vịt”, rời rạc, đứt khúc. Họ nói trong vơ thức không cần người xung quanh hiểu những gì mà họ nói. Điều này cũng hết sức dễ hiểu vì người điên đâu có nhận thức được xung quanh.

Nhân vật dị thường tâm lí được nhà văn miêu tả thông qua những ám ảnh vơ thức mơ hồ, kì qi của nhân vật. Nguyễn Bình Phương đã xây dựng các nhân vật của mình bằng những ám ảnh. Nhân vật trong tiểu thuyết Vào

cõi chìm đắm vào suy tư về thân phận và cuộc đời của mình. “Sẽ có một mình cơ với đêm quạnh của làng q u uất. Sẽ có mình cơ và mn vàn nỗi chối bỏ, khinh miệt” (65; tr61) là nỗi ám ảnh thường trực trong Vang. Con người khi

sống một mình khơng bố mẹ, khơng anh em mới thấu hiểu hết sự bơ vơ lạc lõng. Thèm lắm một bờ vai để họ có thể tựa nương. Vang cô đơn, không biết dựa vào ai nên lao vào cuộc tình để xóa đi những xót xa của riêng mình. Nhưng trong tâm khảm Vang vẫn ln khát khao tình thân gia đình. Tuấn là chàng trai thành phố có học, cũng đã từng ấp ủ những giấc mơ tốt đẹp về cuộc đời, ln ám ảnh về tình u tươi đẹp nhưng thực tại đã vùi lấp những ước mơ đẹp đẽ ấy. Vọng cũng ám ảnh về cái chết của người cha, về sự tàn ác, vô cảm của con người. “Hắn” luôn ám ảnh về tội ác mình gây ra và sự trừng phạt đang đến gần: “ Rồi có cơ hội hắn lại bị hút chặt vào Vọng. Hắn nhìn chằm

chằm và hốt hoảng. Đúng là kẻ ấy! Oan hồn! Cái đầu ngoẻo ngoẹo mái tóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)