2 .3Kiểu nhân vật nghịch dị
2.3.1 Nhân vật huyễn hoặc
Đây là kiểu nhân vật đặc trưng từng được khắc họa rất thành công trong sáng tác của những nhà văn lớn như: Isabel Allende, Gabriel Garcia Marquez, Toni Morision… Kiểu nhân vật này nằm giữa hiện thực và huyền ảo, khiến cho hiện thực và huyền ảo lẫn lộn với nhau mà khơng phải chứng minh nó có thật hay khơng.
Nhân vật huyễn hoặc xuất hiện dày đặc trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như: những hồn ma, cái bóng, sự tái sinh của linh hồn… Trong Bả giời, Tượng trở về làng Phan thứ đầu tiên gặp là cái bóng và kết thúc nhân vật lại gặp cái bóng. Ở tác phẩm Người đi vắng cũng xuất hiện những cái bóng. Đó là khi Thắng ăn giỗ ở quê lên. “Căn nhà tỏa ra khơng khí
là lạ. Có người. Ai đó đã ở trong nhà đang nằm cạnh Thắng. Tuy không rõ nét nhưng Thắng biết đó là đàn ơng, chính xác hơn một cái bóng đàn ơng nằm thẳng hai tay khoanh trước ngực." (72; tr26)
Trong dân gian, ma thường được miêu tả tóc "trắng bạc", đầu tóc rũ rượi, "nửa trong suốt", hay "đống đen thùi lùi"… Ma hay bay lơ lửng, chân không chấm đất, khơng có bóng, đi lại như làn gió lạnh thoảng qua …Ma là linh hồn của người đã khuất nên khó thể xác định rõ hình dáng của nó.. Xã hội của ma là "âm phủ" còn chỗ ở của ma là cái mộ. Ma cũng có thể vương vấn ở nhân gian nhưng chỉ xuất hiện vào ban đêm và ở những nơi họ gắn bó lúc cịn sống. Dân gian cho rằng thì chỉ có người có "duyên" hợp với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy ma khơng thì phải là người có khả năng đặc biệt như các nhà ngoại cảm mới “giao tiếp” được với ma quỷ.
Trước Nguyễn Bình Phương, ma cũng đã xuất hiện ở nhiều tác phẩm:
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, truyện thơ Nôm Phạm Công – Cúc Hoa, Truyện Kiều của Nguyễn Du, ma trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, truyện
của Nguyễn Tuân… Tiếp nối những người đi trước, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện rất nhiều nhân vật “ma” với đủ kiểu dáng. Ma giống như con người, chúng có cuộc sống đồng hành với xã hội con người. Và khơng phải hợp với hồn ma mới có thể nhìn thấy mà rất nhiều nhiều người có thể nhìn thấy. Cuộc sống của ma và người đều diễn ra ở nhân gian. Trong tiểu thuyết Người đi vắng ông Khánh mơ thấy những con ma với hình dáng quái dị:“Ơng nhìn nghiêng con bướm là một bà già đầu rụt xuống gắn liền với
ngực, nhìn kỹ một lần nữa chỉ còn đầu và hai tay hai chân bà già trắng ngắm nhìn ơng cười khằng khặc làm ơng bỏ chạy. Bà già trắng đuổi theo...” (72;
tr123)
Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già cũng ẩn hiện những bóng ma.
Trước khi lão Biền chết lão gặp một bóng ma người đàn bà “ Bà ta bước trên
Khơng phải bà ta bước nữa mà nhảy lóc cóc từng đoạn một. Hai chân bà ta đã bị bó chặt bằng vải liệm. Người đàn bà đến trước mặt lão và lão rú lên kinh hãi. Khơng, người đàn bà khơng có mặt. Mặt bà ta chỉ là một khoảng rỗng đen ngịm. Mớ tóc lịa xịa bay lật phật lật phật…”(66; tr111) Đó là cơ
gái có quan hệ với Quang “cơ gái này trắng mờ như khói, chẳng nhìn rõ mặt
mũi.”(66; tr176) Nhưng cơ gái ấy bỗng biến thành rắn trong tay Kiền “cô gái biến mất thay vào đó là một con rắn vừa lột da mềm nhũn.”(66; tr177) Chi
tiết này giống như trong truyện cổ tích, người đội lốt những con vật xấu xí như Sọ Dừa, Lấy vợ cóc làm tăng chất ly kỳ cho tác phẩm. Những con ma hiện lên qua trang viết của Nguyễn Bình Phương đều làm cho người ta hốt hoảng. Bóng ma dọa người, đuổi theo con người, dụ dỗ mê hoặc con người… tất cả được nhà văn miêu tả hết sức chân thật. Những bóng ma như những sinh vật cụ thể chứ khơng phải là cái bóng mờ mờ ảo ảo. Cuộc sống của con người bị khuấy động bởi những bóng ma ấy.
Ma sống quẩn quanh con người làm cho họ thấy rùng rợn: “Chính lão
Vòng kêu ầm lên khi đang đái lão bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản bao giờ cũng khẳng định là hễ đêm xuống lại thấy hai con ma một đực một cái ôm nhau khóc ri rỉ bên trái nhà mụ.”(66; tr210) Và những bóng
ma khơng chỉ xuất hiện vào ban đêm mà ngay giữa ban ngày ma cũng xuất hiện dưới hình hài đứa trẻ: “Khơng có mặt. Cái bóng thằng bé khơng có mặt.
Ở đó chỉ là một cái hốc được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu.”(66; tr243)
Ma ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương xuất hiện cả ban ngày như báo hiệu một thế giới hỗn loạn, ở đó người ta khơng cịn phân biệt đâu là cuộc sống của ma, đâu là cuộc sống của con người. Hai thế giới khác biệt nhưng lại chồng lên một không gian.
Trong Những đứa trẻ chết già, ma xuất hiện nhiều vô số. Nó có thể là những bóng hình mờ nhạt nhưng có lúc lại mang hình dáng rõ nét. Ma bay lượn cả chốn nhân gian lẫn nơi địa phủ, giữa ánh sáng mặt trời và những vùng
chiến địa tối tăm… Thậm chí ma khơng chỉ đơn lẻ xuất hiện mà cịn có khi là hai vợ chồng, một tốp người, một đoàn người đủ loại ma trẻ con, đàn bà…Những bóng ma sống chung với con người nên dân làng thấy “hàng
đoàn người cụt đầu, cụt tay đi lén lút khắp các nhà. Những người đó mặc quần áo trắng tốt, kẻ nào có đầu thì mắt xanh lè, kẻ cịn tay thì tay dài thong thượt.” (66; tr216) Thế giới của ma cũng muôn màu muôn vẻ như thế giới của
con người.
Bằng bút pháp kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương xây dựng nên những nhân vật đầy huyễn hoặc. Những cái bóng và ma len lỏi vào cuộc sống con người ở mọi ngóc ngách của đời sống với nhiều hình dáng và mang theo tâm tư tính cảm của nó. Tạo dựng nhân vật ma, Nguyễn Bình Phương muốn đưa thêm vào một góc nhìn về con người và thân phận của con người. Giống như Phùng Văn Khai nhận xét về Nguyễn Bình Phương khi viết về ma: “ Có những lúc viết văn là viết cho những linh hồn. Những linh hồn không riêng là những linh hồn nơi cực lạc, viên mãn đang háo hức với vị trí tốt đẹp của mình, mà là những linh hồn bơ vơ, lạc lõng, vong thân, vong quốc, băn khoăn đang trú ngụ dật dờ nơi bờ cây, ngọn cỏ, cát bụi, cống rãn, rừng thiêng nước độc...”
(48; tr87) Qua đó, người đọc thấy được sự cảm thơng chân thành của nhà văn với những kiếp người bất hạnh.