3 .1Không gian huyền thoại
3.1.3 Không gian vô thức
Trong tâm lý học, vô thức là khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý của một cá nhân nào đó mà họ khơng nhận thức được, khơng diễn đạt được bằng ngơn ngữ cho mình và cho người khác hiểu, đó là những hoạt động thần kinh nằm ở ngoài ý thức của con người. Khi con người ở trạng thái vơ thức thì khơng dự kiến trước những gì sẽ làm. Nếu như không gian hiện thực giúp tác giả phản ánh bộ mặt xã hội thì khơng gian vơ thức giúp thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Không gian vô thức nằm trên lằn ranh của thực ảo, xuất hiện qua kí ức, hồi tưởng, giấc mơ. Khơng gian vơ thức tạo điều kiện cho nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá và lí giải hiện thực cuộc sống và bản chất nhân vật.
Những giấc mơ được Nguyễn Bình Phương sử dụng phổ biến ở các tác phẩm của mình. Nhìn vào bốn tiểu thuyết được lựa chọn làm đối tượng của luận văn, chúng ta thấy giấc mơ xuất hiện khá nhiều: Vào cõi: 10 lần mơ
trong đó Vọng 3 lần, Vang, hắn và Tuấn 2 lần, nhân vật “tôi” 1 lần. Người đi vắng: 20 lần mơ trong đó Hồn 4 lần, ơng Điều 2 lần, cụ Điểu, Thắng , Sơn,
Kỉ, ông Khánh, Cương, con ngựa… 1 lần. Những đứa trẻ chết già sử dụng 12 lần giấc mơ trong đó nhân vật “ơng” 4 lần, cụ Trường 2 lần, bố ơng, Chí, chị Cải… 1 lần. Thoạt kỳ thủy 15 lần mơ trong đó Tính 8 lần, Hiền 4 lần, bà Liên, mụ điên, Hưng 1 lần. Như vậy, trong bốn tiểu thuyết Người đi vắng có số lần sử dụng giấc mơ là 20 lần là nhiều nhất, điều này cũng hợp lý bởi tiểu thuyết
Người đi vắng các nhân vật sống đồng thời ở cả hai không gian hiện thực và mộng mị. Những giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thường có yếu kỳ ảo, bất thường. Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy không phải là tác phẩm
có số lần giấc mơ nhiều nhất nhưng giấc mơ lại có sức ám ảnh lớn nhất với các nhân vật.Tính là một trong những nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mơ nhiều nhất và trong giấc mơ của Tính ln bị ám ảnh về trăng và máu. Qua giấc mơ của Tính, người đọc thấy rõ sự cơ độc của Tính. Khơng gian của Thoạt kỳ thủy u ám, lạnh lẽo, hỗn loạn. Tiểu thuyết Người đi
vắng, các nhân vật đều mơ ít nhất một lần, các giấc mơ đều gợi nhớ về quá
khứ và huyễn hoặc với hình ảnh Bụt, Rồng… Nhân vật mơ nhiều nhất là Hồn và sau tai nạn thì Hồn chìm hồn tồn vào trong vào trong vô thức. Hồn cơ đơn trong thế giới thực tại và tìm giải thốt trong cõi mộng của những kỷ niệm ngày thơ ấu ngây thơ, trong sáng.
Không gian giấc mơ trong các tiểu thuyết đã kéo dài không gian của các câu chuyện, mở rộng không gian theo các chiều hướng khác nhau đồng thời đó là khơng gian riêng của các nhân vật. Các nhân vật tìm đến với giấc mộng vì chỉ có trong mộng họ mới là chính mình, bày tỏ những nỗi niềm riêng của mình.