Motif sinh nở và hóa thân thần kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 45)

3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3 Motif sinh nở và hóa thân thần kì

Motif sinh nở và hóa thân sự thần kỳ là motif quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian nước ta và nhiều nước trên thế giới. Nó bắt nguồn từ thần thoại và phổ biến trong cả truyền thuyết và truyện cổ tích. Tác giả dân gian đã sử dụng motif sinh nở và hóa thân thần kỳ để “lạ hóa” nhân vật, dự báo những điều kỳ lạ, phi thường mà những con người này sẽ đạt được. Nhân vật trong thần thoại đa phần là các vị thần có khả năng biến hóa từ dạng này sang dạng khác: Thần biến hóa thành người trần, thành con vật, cây cối… và sự biến hóa ngược lại qua đó con người xa xưa có niềm tin tuyệt đối thần linh. Sự biến hóa trong thần thoại khác sự biến hóa trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích sự hóa thân của nhân vật từ người sang các dạng khác bắt nguồn từ một tác nhân bên ngồi. Sự hóa thân này mang đậm yếu tố kì ảo, thần kì và cũng là motif thể hiện đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích (Con

kiến, Sư ơng hố thành con ếch, Sự tích con khỉ, Sự tích con muỗi, Sư ơng hố thành bình vơi, Sự tích con bọ hung, Sự tích con trâu...). Bên cạnh đó có

những dạng biến hố khơng do các nhân vật thần kỳ mà tự thân biến hoá (Dã

tràng, Chim đa đa, Năm trâu sáu cột, Sự tích, Sự tích con cá he…”

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khơng có sự sinh nở và hóa thân kỳ lạ do sức mạnh thần linh hay một yếu tố siêu nhiên nào đó nhưng cũng có những chi tiết truyện sinh nở và hóa thân được kỳ ảo hóa khiến chúng ta liên tưởng tới motif quen thuộc của thần thoại và truyện cổ tích.

Ở tiểu thuyết Vào cõi, Vang chửa hoang với người trong làng nhưng

qua lời nói của Đơng điên sự thật lại khác. Mụ nói Vang chửa hoang với Diêm Vương. Núi Rùng là ngọn núi linh thiêng mà lại có con với Vang: “ Có

người nhìn thấy hẳn hoi. Chao, chúng nó trần chuồng ơm nhau trên đỉnh núi Rùng, diêm vương lông lá, tay như hai con rắn quấn chặt lưng nó. Bây giờ thì bụng nó lùm lùm rồi!”(65; tr113) Nếu như người bình thường nói người ta sẽ

cho là một truyện cười, không ai tin nhưng Đơng điên là người có những lời dự báo về tương lai rất chính xác. Vậy nên chuyện chửa hoang của Vang được “lạ hóa”, làm cho nhiều người thấy ly kỳ, kinh ngạc. Sao con người có thể mang thai với Diêm Vương?

Tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, lão Liêm được sinh ra trong hồn cảnh kì lạ: “Tháng 11, vợ Trường hấp ốm, nằm liệt giường. Lão Bồi còng đi

chơi đêm về, qua nhà vợ chồng Trường hấp, tiện chân đứng đái ngay trước cổng thì nghe có tiếng rên è ẹ rồi tiếng trẻ con khóc…”(66; tr9)

Đặc biệt, trong Những đứa trẻ chết già phải nói tới những lần sinh nở của bà giáo. Bà giáo mang thai bình thường nhưng ba lần sinh nở đều là những “quái thai”. Tuy không phải là cục thịt như trong truyện cổ hay đứa bé ba năm khơng biết nói cười mà con bà giáo mang hình hài khiến ngưới đời kinh ngạc. Đó là những đứa trẻ mới chào đời đã mang dáng dấp của người lớn tuổi. Đầu tiên là đứa bé trai. “Vừa ra đời, đứa trẻ đã gây sự kinh ngạc khắp

làng. Nó là trai. Người ta phát hiện ra rằng con bà giáo có râu. Khơng những thế, ba bốn ngày sau, tóc nó cịn bạc trắng. Đứa trẻ khơng khóc, nó giương đơi mắt kèm nhèm nhìn mọi người như phán xét. Vợ chồng bà giáo hoảng hồn. Không ai dám đặt tên cho đứa bé. Hai tuần sau nó chết.” (66; tr58) Đứa

trẻ thứ hai tóc “hoa râm”, “răng vàng ố”, “nó ở độ già của người ba nhăm,

bốn mươi gì đó.”(66; tr61) Đứa thứ ba là bé gái “đứa bé vẫn mang bộ mặt già trước tuổi. Lọt lòng được hai ngày, con bé có cơ thể như cô gái mười tám.”(66; tr62) Những đứa trẻ bất hạnh khi sinh ra không được hưởng niềm

vui của trẻ thơ mà phải chịu đựng những nghịch lý của cuộc đời. Những đứa trẻ chưa trải qua những ngày tháng ấu thơ vậy mà đầu đã hai thứ tóc. Tại sao như vậy? Câu hỏi đặt ra nhưng không lời giải đáp. Câu chuyện về những đứa

con của bà giáo được mọi người nói với nhau và được kể cho những thế hệ sau. Những việc phi lí được Nguyễn Bình Phương thể hiện qua những câu thơ của những bóng ma hát trên chuyến xe trâu ở phần Vơ thanh của tác phẩm:

“ Tráng sĩ lên ba râu dài chấm ngực

Phi con ngựa trắng bạch màu than Cầm thanh gương sáng loáng đời han rỉ Chặt cây cổ thụ mới mọc mầm…” (66; tr81)

Hay nhân vật em gái của nhân vật “ơng” cũng có con đầy bí ẩn:

“ – Em sắp có con ! – Với ai? – Với làng mình! Khơng hiểu sao đêm nào em cũng về làng. – Mày đi bộ? – Vâng. Ơng hỏi nó u ai, nhưng nó chỉ bng một câu gọn lỏn: Núi Rùng!” (66; tr113) Một con người mà lại mang

bầu với làng của mình. Sự thật làm cho người ta thấy buồn cười. Nhưng chính những điều đó làm cho tiểu thuyết trở nên huyền ảo, lạ thường.

Ngồi motif sinh nở thần kỳ, Nguyễn Bình Phương cịn xây dựng nên những chi tiết hóa thân kỳ lạ, khiến con người thấy rùng rợn. Bên cạnh tiếp nhận motif quen thuộc của văn học dân gian, ở đây Nguyễn Bình Phương đã chịu ảnh hưởng của F.Kafka và A.Camus… . Nhân vật của Kafka sau khi bị biến thành một con bọ khổng lồ thì khơng lo sợ trước hiện tượng bất thường của mình mà cái bất thường đó được chấp nhận hết sức tự nhiên, bình thường. Nhân vật chỉ lo làm sao đi làm đúng giờ. Còn nhân vật Meursault trong Người

xa lạ của Camus khi bắn chết người Arap, anh ta chỉ có thể lý giải ở tịa đó là

vì mặt trời, anh ta ln tin mình khơng phải là người “xa lạ”.

Trong Những đứa trẻ chết già có những sự biến đổi của các nhân vật

khó hiểu. Đó là lão Hạng. “Lão mê cây đến mức có thể bất động ngồi hàng

giờ trước cái chõng bằng dép cao su để ngắm những cây xà cừ xanh thẫm.”(66; tr52) Và lão Hạng cũng cả cái chết gắn liền với sở thích cuả mình.

“Lão đã chết. Khi gỡ lão ra, người ta thấy ngực lão có vết rạch rộng bằng

tương tự. Từ thân cây chỗ rạch, ứa ra một dòng nhựa đỏ bầm, đặc quánh. Khi đặt lão Hạng xuống đất, người ta phát hiện ra người lão cứ xanh dần, xanh dần như lá cây già… Hai tay lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão xanh um.” (66;

tr54) Một người bình thường khi chết đi lại biến thành cây. Có lẽ lão Hạng đã thỏa lịng mong khi chết lại được hóa thânvào kiếp sống của cây, cây là niềm đam mê của lão Hạng. Sự hóa thân kỳ lạ làm người đọc cũng phải ngỡ ngàng.

Cũng có sự biến đổi kỳ lạ giống như lão Hạng, lão Biền cũng có sự thay hình đổi dạng lạ kỳ. “Lúc này, lão mới thấy cơn ngứa dội lên. Ngứa kinh

khủng. Ngứa đến mức lão muốn cấu từng mảng thịt của mình để vứt đi. Tay lão cào cấu khắp người. Rồi chính những ngón tay ấy báo cho lão cảm giác mềm mềm, ram ráp. Lõa ghếch cẳng chân lên, hé mắt nhìn. Lão khơng tin vào mắt mình nữa. Tại sao chân lão lại thế này. Lông. Không chân lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài đến mức rũ xuống và bện thành một lớp dày bọc lấy ống chân.” (66; tr110) và “ lão chết người mọc đầy tóc, khơng ai nhận ra mặt lão nữa vì tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt một bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi chít những vết cú mèo...” (66; tr113) Cũng biến

đổi kỳ dị nhưng sự biến đổi của lão Biền đau đớn hơn của lão Hạng. Lão Biền phải chịu đựng nỗi đau cấu xé da thịt, chịu đựng đủ mọi giày vò mới được nhắm mắt. Lão chết nhưng bị biến dạng khủng khiếp, không ai nhận ra được mặt của lão Hạng mọi ngày.Thông thường những cuộc biến đổi trong truyện cổ tích thường từ xấu xí trở thành đẹp nhưng ở đây ngược lại.

Khơng chỉ có người bị biến dạng kỳ lạ mà cịn có các nhân vật ma cũng biến đổi đầy ngạc nhiên, huyễn hoặc . Khi Kiên ngồi ngóng ra đường thấy bà lão đuổi theo, Lãm (vợ Kiên ) đi theo thấy: “ tự dưng bà già biến thành người

đàn bà trạc bốn mươi tuổi…Hết chỗ ngoặt ra khỏi làng, người đàn bà vụt biến thành một cô gái trẻ. Cơ ta có mái tóc dài, chảy xuống lưng như dịng thác đen. Lưng cơ gái thắt đáy lưng ong… rồi cơ gái thoắt biến mất, thay vào đó là một đứa con gái chạc mười ba, mười bốn tuổi… Khi gần tới cửa rừng,

đứa con gái biến thành một đứa trẻ, lon ton chạy vào giữa rừng, nơi ấy có một căn nhà tranh tồi tàn lụp xụp…” (66; tr212) Đây là một trong những hình

thức nhại motif truyện cổ tích. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết chúng ta thường thấy những biến đổi kỳ lạ của các nhân vật. Như trong truyện Thánh Gióng từ đứa trẻ lên ba hóa thân thành tráng sĩ cao lớn.

Motif sinh nở và hóa thân thần kỳ mang đậm tính chất huyền ảo. Những cái chết đầy bí ẩn, sự biến đổi kỳ dị của con người chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả của Phật giáo. Lão Biền tham lam nên có sự biến đổi đau đớn hãi hùng cịn lão Hạng tốt bụng thì được hóa thân theo ước nguyện của mình. Sinh thời lão u thích cây nên chết đi hóa thành cây, cái chết của kiếp người nhưng tái sinh trong kiếp khác với dáng hình của cây.

Ngoài những motif trên, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cịn vận dụng một số motif như: motif báu vật và phiêu lưu tìm kiếm báu vật, motif đứa trẻ mồ côi…

2.2. Các biểu tƣợng huyền thoại gắn liền với nhân vật

Thuật ngữ biểu tượng trong tiếng Việt có nguồn gốc từ thuật ngữ Symbole trong tiếng Pháp. Khi dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc tượng trưng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm biểu tượng và tượng trưng không đồng nhất. Cách dịch biểu tượng được sử dụng rộng rãi hơn. Các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau đã khám phá biểu tượng ở nhiều khía cạnh, chúng vừa bổ sung lẫn nhau, vừa có thể trái ngược nhau, cho thấy sự đa diện của khái niệm này. Biểu tượng là một khái niệm quen thuộc nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong cách hiểu cũng như cách sử dụng Dưới đây, chúng tôi xin nêu lên một số định nghĩa về biểu tượng:

Khi nói đến những sự vật có thể mang giá trị biểu tượng, Pierre Emmanuel khi nói tới những sự vật có thể mang ý nghĩa biểu tượng cho rằng: “Vật ở đây không chỉ là một sinh thể hay một sự vật thực mà cả một

được ưu tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng… tất cả những gì cố định năng lượng tâm thần hay huy động năng lượng ấy vì lợi ích riêng của mình …”

(13; tr24) Như vậy, vật mang giá trị biểu tượng có thể là một vật cụ thể hoặc vật trừu tượng

Freud đưa ra quan niệm: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.” (27; tr24) Như vậy, theo

Freud, biểu tượng thể hiện những ham muốn bị dồn nén, những xung đột chìm sâu trong vơ thức con người.

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa như sau: Theo nghĩa rộng biểu

tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ

thuật”. Theo nghĩa hẹp thì biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói…có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời.”(61)

Biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Biểu tượng là cầu nối văn hố, văn học, tín ngưỡng, tơn giáo, tâm lý học…, bởi rằng đây là những lĩnh vực khác nhau phản ánh thế giới tâm linh con người.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì biểu tượng là một hình ảnh tượng trưng, có ý nghĩa rộng lớn hơn bản thân nó. Mỗi biểu tượng khái quát được một phạm vi rộng lớn nào đó của những hiện tượng, sự vật trong cuộc sống. Nếu biểu tượng không mang một ý nghĩa rộng hơn “cái biểu đạt” thì nó chỉ là những hình ảnh đơn thuần. Biểu tượng giúp nghệ sĩ thể hiện một cái gì đó ngồi bản thân nó đồng thời nó mang phong cách độc đáo và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ.

2.2.1Trăng

Trăng như là hình tượng khơng thể thiếu trong văn học từ xưa tới nay: trăng là nhân vật chứng kiến mọi biến động của xã hội, đồng thời là nơi để cho con người thổ lộ mọi tâm trạng, mọi nỗi niềm. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới viết: “ Trăng là cái chết đầu tiên… đối với con người trăng là biểu tượng của cuộc chuyển tiếp ấy, từ sự sống sang chết và từ chết trở lại sống.”(13) Trăng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là hình bóng

giữa hai thế giới thực và ảo, đời thường và mộng mơ. Nhưng trăng khơng có vẻ đáng yêu, yên bình như vẫn thường thấy trong thi ca mà trăng dưới ngịi bút của nhà văn, nó thể hiện những góc khuất của tâm hồn. Ánh trăng trong tiểu thuyết như một thực thể của tạo hóa, rồi đơi khi nó có linh hồn…

Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, trăng xuất hiện rất nhiều. Đó là trăng “đầy ứ, trịn và cứng đanh. Có những rung động cả trên

trời dưới đất” (65; tr71) hay “ánh trăng phăng phắc nhấn một nét vàng tròn lằn xuống đáy nước… Nước pha cái ánh trăng đã vỡ vụn thành trăm nghìn mảnh kia đắp lên người Vang khiến cô như một bức tượng vàng nguyên chất, lấp lánh.” (65; tr75) Trăng không mềm mại mà cứng đanh làm cho con người

thấy xa lạ vô cùng. Ánh trăng vỡ vụn khơng trịn trịa như người ta thường thấy. Trăng bước vào thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khơng mang theo hơi ấm hiền hịa mà nó lạnh lùng khơ khốc, “cứng đanh”, khơng chút tình cảm.

Vầng trăng chỉ có một nhưng mỗi nhà văn viết theo cảm nhận của riêng mình nên trăng bước vào các tác phẩm văn học có những màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Trăng trở thành nỗi ám ảnh ma quái khiến người ta nghẹt thở“trăng

xõa khắp người, trăng dậy lên bừng bừng… ơng thót ruột bước từ ngọn nước sang thẳng mặt trăng, đi vào lịng giữa của nó. Càng dấn sâu vào mặt trăng, đi vào giữa lịng của nó, ánh sáng càng đặc lại khiến ông nghẹt thở.” (66; tr137)

Trăng trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khơng bao giờ lãng mạn thơ mộng. Nó chứa đựng một sức mạnh vơ hình chi phối tâm tư, tình cảm của con người, nhiều khi trở thành một ám ảnh nhân vật nhưng đến tác phẩm Thoạt kỳ thủy, trăng được nâng lên trở thành một biểu tượng. Ngày Tính mở mắt chào đời, khơng gian: chỉ có tiếng chó sủa,tiếng gặm chén của Phước, ánh trăng như một hung thần…; khơng có sự háo hức đợi chờ của ngườibố, cùng những lời ru êm đềm của mẹ (vì “thiếu đếch gì, cịn khối!”):

“Vừa ra đời, Tính đã thấy trăng. Mặt trăng to bằng chiếc nong lừ lừ rọi qua vách liếp tạo thành một quầng trong suốt. Tính co rúm lại, rồi thét lên mặc dù cơ đỡ quấn Tính trong chiếc khăn to, áp vào ngực mình. Tính lạnh, mắt nhắm tịt lại.

Trăng khơng đi hình vịng cung lên cao. Trăng tiến theo đường thẳng, lừng lững áp lại. To bằng miệng giếng, bằng cái hủng, rồi trăng chốn kín bầu trời. Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên riết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)