Khám và chẩn đoán vô sinh

Một phần của tài liệu Ngoại bệnh lý - Tập 2 ppt (Trang 133 - 135)

VIII. Chăm sóc ng−ời bệnh khối u sinh dục

4. Khám và chẩn đoán vô sinh

Có rất nhiều nguyên nhân vô sinh, tỷ lệ xuất hiện chia đều ở nam vμ

nữ. Do đó, khi khám vμ chẩn đoán vô sinh phải cần thăm khám cả vợ lẫn chồng để tìm hiểu nguyên nhân vμ từ đó điều trị mới có kết quả.

Cần nhớ: hiếm muộn vμ vô sinh lμ vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải của một cá nhân

4.1. Hỏi bệnh sử vμ thăm khám

Bệnh nhân sẽ đ−ợc hỏi về tình trạng bệnh, khám phụ khoa tổng quát, trên cơ sở đó sẽ quyết định nên lμm những xét nghiệm gì thêm.

Các xét nghiệm để chẩn đoán vô sinh, th−ờng đòi hỏi ng−ời bệnh phải mất nhiều thời gian vμ đi lại nhiều lần. Do đó, cả ng−ời bệnh vμ thầy thuốc phải kiên nhẫn vμ cùng hợp tác để có chẩn đoán đúng vμ quyết định cách điều trị thích hợp.

4.2. Các xét nghiệm thăm dò cho một cặp vợ chồng vô sinh

Để có thai cần 4 điều kiện:

Có phóng noãn vμ noãn tốt Tinh dịch vμ tinh trùng tốt

Tinh trùng vμ noãn có gặp nhau vμ kết hợp tốt Trứng lμm tổ phát triển tốt

Các xét nghiệm thăm dò sau đây giúp tìm ra nguyên nhân vô sinh

4.2.1. Thăm dò phóng noãn

Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên đều đặn hμng tháng thì th−ờng có phóng noãn, nh−ng điều đó không phải luôn luôn đúng.

Những phụ nữ có rối loạn phóng noãn hay không phóng noãn, th−ờng có kinh không đều hay không có kinh. Do đó, để biết phụ nữ có phóng noãn hay không cần thực hiện một số thăm dò sau:

− Đo biểu đồ thân nhiệt cơ sở: đo thân nhiệt mỗi buổi sáng tr−ớc khi thức dậy, ghi vμo bảng thân nhiệt. Nếu nửa sau của chu kỳ kinh mμ nhiệt độ tăng lên 0,50C thì có thể có phóng noãn

− Chỉ số cổ tử cung

− Định l−ợng Progesteron ngμy thứ 21 vòng kinh

− Định l−ợng FSH, LH, estrogen trong máu

4.2.2. Chất l−ợng tinh trùng

Tinh dịch đồ lμ một trong những xét nghiệm cơ bản nhất. Thông qua tich dịch đồ, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của ng−ời chồng.

Một số giá trị bình th−ờng của tinh dịch đồ (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới 1999)

− Thể tích tinh dịch: ≥ 2ml

− Mật độ tinh trùng: ≥ 20 triệu tinh trùng/ml

− Tinh trùng di động nhanh: ≥ 25%,hay tổng tinh trùng di động ≥ 50%

− Hình dạng bình th−ờng: ≥ 30%

− Tỷ lệ tinh trùng sống: ≥ 75%

− Số l−ợng bạch cầu: <1 triệu/ml

Ng−ời chồng lấy tinh dịch bằng cách thủ dâm, với thời gian kiêng giao hợp từ 3 - 5 ngμy. Dựa vμo kết quả tinh dịch đồ, nếu bất th−ờng, ng−ời chồng sẽ đ−ợc thăm khám vμ lμm các xét nghiệm khác.

4.2.3. Tinh trùng vμ trứng có thể gặp nhau đ−ợc không

Chụp X quang buồng tử cung - ống dẫn trứng: giúp phát hiện những dị dạng tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng, có khả năng ngăn cản trứng vμ

tinh trùng gặp nhau.

4.2.4. Tử cung có đủ điều kiện để phôi lμm tổ vμ phát triển đ−ợc không

− Định l−ợng progesteron: khảo sát chức năng hoμng thể

− Sinh thiết niêm mạc tử cung

Thời điểm lμm các xét nghiệm thăm dò:

− Biểu đồ thân nhiệt ghi từ ngμy có kinh thứ 3

− Định l−ợng progesteron vμo ngμy thứ 21 vòng kinh

− Chụp buồng tử cung - ống dẫn trứng: sau sạch kinh (khoảng ngμy thứ 6 - 11 của vòng kinh)

− Sinh thiết niêm mạc tử cung tr−ớc có kinh 2 - 3 ngμy (kiêng giao hợp) Th−ờng khuyên bệnh nhân đến khám vô sinh ngay sau sạch kinh, để có điều kiện thuận lợi lμm tuần tự nhiều xét nghiệm vμ có thể hoμn tất các xét nghiệm thăm dò trong một vòng kinh.

Một phần của tài liệu Ngoại bệnh lý - Tập 2 ppt (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)