CV: cửa vào a Bàn khám
e. Bậc lên xuống cho bệnh nhân g Bàn giấy tiếp đón, hỏi bệnh nhân
g. Bàn giấy tiếp đón, hỏi bệnh nhân h. Ghế ngồi cho bệnh nhân i. Ghế ngồi cho thầy thuốc a b c d e g h i Hình 21: Sơ đồ phòng khám phụ khoa
2.1.2. Dụng cụ
− Mỗi bộ dụng cụ khám phụ khoa gồm:
− Một kẹp dμi để gắp bông vô khuẩn lau âm đạo, cổ tử cung.
− Một mỏ vịt.
− Một đôi găng cao su. (Tất cả đều phải vô khuẩn)
2.1.3. Các ph−ơng tiện khác
− Bông cầu vô khuẩn.
− Cồn iôt 1% hoặc dung dịch Bethadin để sát khuẩn khi cần thiết.
− Acid axetic 3% để phân biệt lộ tuyến cổ tử cung.
− Dung dịch Lugol 1- 3% để phát hiện tổn th−ơng nghi ngờ ở cổ tử cung.
− Phiến kính hoặc ống nghiệm để lấy khí h−, bệnh phẩm lμm xét nghiệm.
2.2. Tiếp đón ng−ời bệnh
Với ph−ơng châm ân cần, thân mật, kiên nhẫn, cảm thông, ng−ời phụ nữ đến khám phải có chỗ ngồi đμng hoμng, thoải mái, ng−ời thầy thuốc ngồi đối diện với ng−ời bệnh, nh−ng đừng xa cách quá.
Mở đầu bằng những lời chμo gần gũi, thân mật tr−ớc khi đi sâu vμo hỏi han về vấn đề bệnh tật.
2.3. Hỏi bệnh
Nên tránh thói quen mời bệnh nhân lên bμn khám ngay, vừa khám vừa hỏi bệnh hoặc khám xong rồi mới hỏi bệnh.
2.3.1. Hỏi những nội dung liên quan đến kinh nguyệt
− Tuổi bắt đầu thấy kinh nguyệt.
− Chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hμnh kinh, l−ợng máu kinh.
− Có đau bụng tr−ớc, trong hoặc sau khi hμnh kinh không?
− Hỏi ngμy hμnh kinh cuối.
Qua phần hỏi nμy, có thể gợi ý đến một số tình trạng bệnh lý:
− Kinh nguyệt không đều, nghĩ đến khó phóng noãn hoặc không phóng noãn.
− Hμnh kinh kéo dμi trên 7 ngμy (rong kinh), có nguy cơ thiếu máu.
− Đau bụng khi hμnh kinh, có thể do t− thế bất th−ờng của tử cung, có thể có khối u, có thể có viêm nhiễm.
2.3.2. Hỏi những vấn đề liên quan đến viêm nhiễm
− Có ra khí h− không?
− Có sốt không? Sốt có kèm theo đau bụng, ra khí h− không?
− Có ngứa ở bộ phận sinh dục không?
− Có đau bung d−ới vμ hai bên hố chậu không? Các gợi ý về bệnh:
− Nếu có khí h−, nghĩ đến viêm âm đạo.
− Có khí h− nhầy, nghĩ đến lộ tuyến cổ tử cung. Đau bụng kèm theo sốt vμ ra khí h− nghĩ đến viêm phần phụ.
2.3.3. Hỏi những vấn đề liên quan đến sinh sản
− Đã lấy chồng ch−a, từ năm bao nhiêu tuổi? Tình trạng sinh hoạt tình dục nh− thế nμo?
− Đã có thai mấy lần, đẻ, sảy, nạo hút thai mấy lần. Năm có thai lần đầu, năm có thai lần cuối, khoảng cách giữa các lần có thai?
− Sau đẻ, sảy, nạo hút thai có sốt không, có đau bụng không, sản dịch có kéo dμi không?
− Nếu đã lập gia đình, chung sống vợ chồng trên 1 năm, không áp dụng biện pháp tránh thai mμ ch−a có thai lần nμo, thì coi lμ vô sinh.
2.3.4. Hỏi những vấn đề liên quan đến các khối u
− Bụng có nổi cục, có to lên không?
− Khí h− có mùi hôi, thối không?
− Có ra máu bất th−ờng đ−ờng âm đạo không?
− Vú có nổi cục không? Khi nắn vú có thấy ra sữa hoặc dịch bất th−ờng (ngoμi thời kỳ cho con bú) không?
− Sau giao hợp hoặc sau khi đi đại tiện có thấy ra máu âm đạo không?
Các gơi ý về bệnh:
− Bụng nổi cục to: nghĩ đến u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
− Khí h− có mùi hôi thối, ra máu sau giao hợp hoặc khí h− lẫn máu, nghĩ đến ung th− cổ tử cung.
2.4. Khám thực thể
2.4.1. Khám bụng
− Quan sát xem bụng có sẹo mổ cũ không?
2.4.2. Khám bộ phận sinh dục ngoμi
− Xem các môi lớn, môi nhỏ có phát triển không? Nếu khe âm hộ hở, lμ các môi phát triển không tốt.
− Vén các môi âm hộ xem phía trong có bị viêm đỏ hay không, có dịch bất th−ờng không?
− Xem lỗ niệu đạo có đỏ không?
Hình 22: Khám âm hộ Hình 23: Khám bằng mỏ vịt
2.4.3. Khám bằng mỏ vịt
− Bao giờ cũng đặt mỏ vịt tr−ớc khi khám âm đạo bằng ngón tay. Tr−ớc hết xem có dịch tiết bất th−ờng ở âm đạo, cổ tử cung không?
− Quan sát cổ tử cung sau khi đã lau sạch dịch tiết:
− Nếu thấy cổ tử cung mμu hồng, nhẵn bóng lμ bình th−ờng.
− Nếu cổ tử cung đỏ, mất nhẵn bóng lμ bị viêm.
− Nếu cổ tử cung tím lμ có thai.
− Tổn th−ơng gợn đỏ lμ loét hoặc lộ tuyến.
− Chấm acid axetic vμo diện gợn đỏ thấy nhợt mμu, trắng bệch, chất dịch phủ bên ngoμi vón lại, nghĩ đến lộ tuyến cổ tử cung. Nếu diện tích gợn đỏ bị rớm máu, nghĩ đến loét cổ tử cung.
− Tiếp theo chấm Lugol: vùng viêm không bắt mμu nâu.
2.4.4. Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng
− Bao giờ cũng khám kết hợp hai ngón tay trong âm đạo vμ một bμn tay ngoμi thμnh bụng.
− Xác định thể tích, t− thế, mật độ, di động của cổ tử cung, thân tử cung.
− Xem các túi cùng có đầy không?
Các gợi ý về bệnh:
− Nếu thấy tử cung to: có thể có thai hoặc u xơ tử cung.
− Phần phụ có khối: u nang buồng trứng, ứ n−ớc ống dẫn trứng.
− Phần phụ nề, ấn đau hoặc tử cung di động kém: có thể viêm phần phụ, chửa ngoμi tử cung.
2.4.5. Các xét nghiệm hỗ trợ
− Soi t−ơi để tìm trùng roi âm đạo vμ nấm Candida
− Nhuộm Gram tìm lậu cầu khuẩn
− Xét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi hôi với KOH 10%) để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.