Ung th− cổ tử cung

Một phần của tài liệu Ngoại bệnh lý - Tập 2 ppt (Trang 116 - 118)

Ung th− cổ tử cung lμ một bệnh th−ờng gặp ở phụ nữ, đứng hμng thứ hai sau ung th− vú. Th−ơng tổn xuất phát từ vùng nối tiếp của hai loại biểu mô, biểu mô lát ở phía ngoμi, biểu mô trụ ở phía trong ống cổ tử cung.

Diễn biến của nó th−ờng chậm, sau một thời gian dμi phát triển ở bề mặt cổ tử cung, các tế bμo tân sinh phá huỷ lớp mμng đáy, lan trμn đến tổ chức liên kết của cổ tử cung vμ đi xa theo đ−ờng bạch huyết, đ−ờng máu.

Đây là loại u ác tính hay gặp nhất của đ−ờng sinh dục

Nó th−ờng xuất hiện ở biểu mô lỗ ngoài cổ tử cung, đ−ợc gọi là ung th− biểu mô lát’ tầng hoặc ung th− dạng biểu bì

Có khoảng 1/20 tr−ờng hợp xuất hiện ở niêm mạc tuyến của buồng cổ tử cung và gọi là ung th− biểu mô tuyến

Hình 27: Vị trí th−ờng gặp của ung th− cổ tử cung

1. Các yếu tố nguy cơ

− Tuổi: từ 35 - 50

− Đẻ nhiều: từ 5 con trở lên.

− Hoạt động sinh dục sớm: tr−ớc 17 tuổi.

− Có nhiều bạn tình.

− Tiền sử có bệnh viêm sinh dục do virus Papilloma hay Herpes.

2. Lâm sàng và cận lâm sàng

Th−ờng ng−ời bệnh đến khám, vì ra máu âm đạo bất th−ờng giữa kỳ kinh, sau giao hợp, hoặc lμ khí h− hôi, mμu hồng cộng với cơ thể suy mòn, ta cần phân biệt:

2.1. Các thơng tổn khó thấy

ở giai đoạn còn sớm, ung th− không thấy rõ rệt khi thăm khám âm

đạo - cổ tử cung bằng mỏ vịt: cổ tử cung trông giống nh− bình th−ờng, hoặc nh− một vết loét trợt, hoặc có một vùng trắng không điển hình. Để chẩn đoán, cần thực hiện:

− Tế bμo âm đạo: mục đích thu l−ợm các tế bμo bong ra của khối u vμ

nhuộm mμu bằng ph−ơng pháp Papanicolaou. Nếu có tế bμo nhóm IV hoặc nhóm V, nghĩa lμ có sự hiện diện của tế bμo ung th−.

− Soi cổ tử cung: thấy đ−ợc vùng nghi ngờ vμ đó lμ nơi cần phải đ−ợc sinh thiết.

− Sinh thiết: đ−ợc lấy từ vùng nối tiếp của hai loại tế bμo vμ vùng nghi ngờ, để xem xét về mô học một cách chính xác vμ đầy đủ:

+ Nếu sự bất th−ờng về mặt tế bμo còn giới hạn ở bề mặt của biểu mô, mμng đáy ch−a bị phá huỷ - Đó lμ ung th− trong liên bμo.

+ Nếu mμng đáy bị phá huỷ, khối u có kích th−ớc d−ới 3 cm - Đó lμ

ung th− xâm lấn vi thể.

2.2. Với các tổn thơng rõ: chẩn đoán dễ, chủ yếu còn để tiên l−ợng bệnh

− Cổ tử cung loét, sùi, dễ chảy máu, sờ cổ tử cung thấy nền loét sùi cứng.

− Khi ung th− đã sang giai đoạn 2 - 3, sờ túi cùng bên thấy cứng, hẹp.

3. Điều trị

Sự điều trị tia xạ hoặc phẫu thuật phụ thuộc vμo

− Cơ địa: tuổi, tình trạng chung, tiền sử thai nghén…

− Giai đoạn khi khám bệnh

− Hình thái của khối u cổ tử cung

− Sự xâm lấn hạch

− Tiến triển của bệnh

− Tiên l−ợng vμo khả năng sống sau điều trị

4. Dự phòng

Ung th− cổ tử cung nguy hiểm, vì gây tử vong cao vμo giai đoạn xâm lấn, song diễn biến thì chậm chạp, nếu quan tâm chú ý thì ta có thể phát hiện sớm vμ đề phòng đ−ợc. Để đề phòng bệnh cần khuyên ng−ời phụ nữ:

− Đẻ ít

− Gìn giữ vệ sinh phụ nữ, vệ sinh sau giao hợp vμ vệ sinh kinh nguyệt.

− Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm/ lần, hoặc đi khám ở cơ sở chuyên khoa khi mμ có dấu hiệu bất th−ờng nh−: ra máu sau giao hợp, khí h− bất th−ờng.

− Thực hiện nếp sống lμnh mạnh, một vợ một chồng, không quan hệ tình dục phức tạp vμ sớm.

Một phần của tài liệu Ngoại bệnh lý - Tập 2 ppt (Trang 116 - 118)