Chiến lược phát triển công ty

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 108)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.1. Mục iêu và phƣơng hƣớng phát tr in văn hóa doanh nghiệp của

3.1.1. Chiến lược phát triển công ty

Thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam, giai đoạn 2019-2020. Sau khi sắp xếp lại theo Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 01/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay MobiFone được tổ chức hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ- Cơng ty con, đây là mơ hình phù hợp với quy mô và thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp; thực hiện rõ nét sự phân công, phân cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các công nghệ quản trị và công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường các tổ chức độc lập bằng việc “Cơng ty hóa các đơn vị cấp dưới” và tạo điều kiện để MobiFone đa dạng hóa, mở rộng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực viễn thơng như phát thanh- truyền hình, tài chính, ngân hàng... thơng qua các hình thức góp vốn, liên danh liên kết.

Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu và kế hoạch của MobiFone sẽ là xây dựng và phát triển MobiFone trở thành Tổng công ty nhà nước vững mạnh, năng động, hiệu quả và bền vững; có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ cơng ích; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ chốt trên thị trường viễn thông di động. MobiFone tích cực, chủ động tham gia vào q trình chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những doanh nghiệp số đi đầu tại Việt Nam, nhà cung cấp hạ tầng số, dịch vụ số, nội dung số.

MobiFone phát triển dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm – “Customer centricity” – đi đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ mạng di động 5G; xây dựng và phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; triển

khai các cơng nghệ mới có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Big Data và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR); Phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ chính phủ số, chính phủ điện tử; Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ dẫn dắt các doanh nghiệp khác chuyển đổi số; Nhanh chóng triển khai các giải pháp cơng nghệ thơng tin và chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ Mobile Money ngay khi Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Ngồi ra, MobiFone đang hồn thiện mục tiêu chiến lược cho các lĩnh vực kinh doanh, cụ thể:

- Chiến lược Tài chính và đầu tư: Quản lý theo hai phân hệ gồm Tài chính tập trung của Tổng cơng ty và Tài chính phân tán của các cơng ty thành viên, trong đó Tài chính tập trung giữ vai trò quyết định, cân đối tài chính tổng thể;

- Chiến lược Nguồn nhân lực: Thực hiện luân chuyển, sắp xếp, bố trí nhân sự để sử dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có;

- Chiến lược Marketing: Nghiên cứu xây dựng và hồn thiện chính sách thương hiệu cho cơng ty một cách nhất quán, dài hạn. Xây dựng, cập nhật các chính sách khách hàng, thị trường làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ

kinh doanh mới. Xác lập chính sách sản phẩm tổng thể cho cơng ty; kiện tồn hệ thống thanh tốn điện tử để đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh mới;

- Chiến lược Công nghệ- kỹ thuật: Triển khai đồng bộ công nghệ mới theo phương thức “làm tốt ngay từ đầu” để nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các dự án sản xuất tham gia vào thị trường cao cấp và cho xuất khẩu; trước hết là cho thị trường Lào và Campuchia. Tạo bước đột phá về công nghệ để giữ vững vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, nâng cao uy tín thương hiệu đối với các dịch vụ và sản phẩm hạ tầng và công nghệ viễn thông với các dự án đầu tư mới. Tận dụng các năng lực công nghệ cho phát triển các dịch vụ tiện ích phục vụ thị trường nơng thơn.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng văn hóa MobiFone, căn cứ vào định hướng phát triển của công ty, để đạt được các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn cũng như các mục tiêu dài hạn trong tương lai, MobiFone cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hồn thiện văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo ra một nét văn hóa mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thế giới.

3.1.2. Mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đa chỉ rõ: “...

Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh…”. Trước yêu cầu chung của sự nghiệp phát triển đất nước là làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hồn thiện hệ giá trị của người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của lồi người, Văn kiện Đại hội XII một lần nữa khẳng định: “thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế; xây

dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân… vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhận thức được vai trò

quan trọng của VHDN đối với sự phát triển chung của các doanh nghiệp và sự phát triển của Tổng công ty, MobiFone đã đặt ra các mục tiêu về phát triển văn hoá như sau:

- Phát triển văn hoá doanh nghiệp phục vụ cho phát triển doanh nghiệp nhằm khai thác nhanh và triệt để mọi dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng trong lĩnh vực viễn thông; nghiên cứu và phát triển những ứng dụng mới để tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh;

Hoàn thiện các chiến lược kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh trong môi trường và bối cảnh mới để trở thành Tổng công ty kinh doanh đa ngành hàng đầu của ngành viễn thơng Việt Nam;

Hồn thiện hệ thống quản trị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; có những nét đặc thù của MobiFone

Định dạng và phát triển văn hóa kinh doanh của MobiFone phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Huấn luyện và đào tạo cán bộ, nhân viên thấm nhuần những giá trị, chuẩn mực văn hoá của Tổng cơng ty, ứng dụng văn hố doanh công việc, giao tiếp, ứng xử với khách hàng để tạo nét đặc trưng riêng và lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty.

3.1.3. Phương hướng xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp

Kế thừa và phát triển các chuẩn mực giá trị văn hóa nền tảng

Khi nhắc đến MobiFone, khách hàng và đối tác sẽ cảm nhận được văn hóa MobiFone, nét văn hóa này được hình thành từ 5 chuẩn mực cơ bản và “8 cam kết” phục vụ khách hàng.

Đây chính là giá trị văn hóa cốt lõi của MobiFone trong một thời gian dài, là kim chỉ nam cho sự vận hành của MobiFone, từ ban lãnh đạo đến từng cán bộ công nhân viên. Sự lớn mạnh của Cơng ty, vì lẽ đó cũng được khởi nguồn từ hạt nhân này. Trong bối cảnh cạnh tranh mới, gay gắt hơn, bình đẳng hơn thì chiến lược duy trì, thu hút và phát triển khách hàng trung thành có tính quyết định đối với sự sống cịn của MobiFone. Vì vậy, các giá trị văn hóa hướng tới khách hàng cần được phát triển sâu hơn nữa, không chỉ để tạo thêm giá trị hữu dụng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà còn in sâu trong mỗi khách hàng giá trị cảm nhận về Cơng ty.

Trong đa số trường hợp, để duy trì sự phát triển và tồn tại lâu dài trước sức ép của cạnh tranh, doanh nghiệp phải đổi mới chiến lược kinh doanh và cũng phải điều chỉnh văn hóa của tổ chức cho phù hợp với chiến lược. Gắn với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về quản trị cơng ty và cổ phần hóa, những năm tới chuẩn mực về sự Minh bạch trong hoạt động của Công ty cần được lưu ý. MobiFone muốn khơng ảnh hưởng đến vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động sẽ không thể khơng Minh bạch trong hoạt động của mình.

Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào WTO, MobiFone khơng thể đứng ngồi các chuẩn mực, các thông lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế. Đây là các nhân tố hết sức quan trọng mà MobiFone phải xem xét trong định hướng chiến lược phát triển văn hóa của mình.

Hiện nay, các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development) đang trở thành những tiêu chuẩn tồn cầu, tương thích với bối cảnh kinh doanh mới và đang giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hướng tới một doanh nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của hội nhập, trong hoạt động của mình, chắc chắn MobiFone phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo chuẩn OECD.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển doanh nghiệp

Trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hóa có thể được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người và xã hội. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa, đồng thời, văn hóa là nền tảng tinh thần của xa hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đời sống doanh nghiệp, việc tăng trưởng doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa doanh nghiệp. Trước đây, trong một thời gian dài, người ta quan niệm “văn hóa” và “kinh doanh” là hai lĩnh vực tách biệt, giữa chúng khơng có mối quan hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, “văn hóa” hướng tới các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, cịn “kinh doanh” khơng có mục đích nào khác ngồi việc kiếm tiền, gia tăng lợi nhuận. Quan niệm trên đến nay khơng cịn phù hợp. Văn hóa khơng chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà cịn có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu của phát triển, vừa là động lực của sự phát triển doanh nghiệp bởi lẽ, văn hóa với tư cách là nguồn sức mạnh

nội sinh, đóng vai trị to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhân tố VHDN như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi… luôn gắn kết chặt chẽ với mọi mặt đời sống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mang tính định hướng, dẫn dắt sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp có dấu ấn khai sáng của văn hóa. Văn hóa khơng chỉ là kết quả mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững. Phải đặt phát triển văn hóa doanh nghiệp ngang tầm và hài hòa với phát triển doanh nghiệp. Làm tốt được yêu cầu này sẽ tạo được vị thế của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu đối với xã hội và hội nhập nhanh hơn với quốc tế. Chính vì thế, quan điểm phát triển bền vững của doanh nghiệp là không thể tách rời sự song hành của văn hóa theo xu thế chung của thời đại. Khơng quan tâm đến VHDN là đánh mất chính mình, đánh mất động lực và mất phương hướng, mục tiêu của phát triển.

Nhìn từ góc độ vốn xã hội, VHDN là tài sản của doanh nghiệp cần được phát huy nhằm tạo ra hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. VHDN là tổng thể các giá trị văn hóa, gồm cả các giá trị hữu hình (hay thường gọi là vật thể) và các giá trị vơ hình (hay thường gọi là phi vật thể), được thể hiện qua các quy tắc, chia sẻ, ứng xử, thái độ và niềm tin… được các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận một cách tự giác, trở thành truyền thống, nền tảng tinh thần, ăn sâu mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, chi phối hành vi và quyết định hành động của doanh nghiệp cũng như các thành viên trong tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp, một khi được nhận thức, được coi là nguồn vốn, một tài sản của doanh nghiệp thì tất yếu phải được doanh nghiệp duy trì, phát triển và đưa vào kinh doanh theo đúng nghĩa kinh tế của nó. Nó là một nguồn lực đầu vào của các quá trình SXKD, quy định chất lượng sản phẩm, giá trị thu được sau mơi chu trình kinh doanh. Việc tạo dựng và phát triển VHDN, cũng giống như đối với các nguồn vốn khác, là cả một quá trình, bao gồm từ hình thành ý tưởng, hoạch định chiến lược, thiết kế kế hoạch hành động, lộ

trình triển khai và tổ chức thực hiện. Quá trình này cũng cần được gắn với kế hoạch đầu tư nghiêm túc, dài hạn và mang đậm tính chất đầu tư phát triển… Mặc dù là một giá trị vơ hình và thường có độ trễ trong q trình tính tốn mang lại doanh thu,lợi nhuận cho doanh nghiệp (và khó nhận biết hơn so với các loại vốn kinh doanh thông thường khác như vật tư, thiết bị, tài chính, tài sản…) nhưng việc định giá nguồn vốn này cũng là một yêu cầu cần thiết phải đặt ra.

3.2. Một số giải pháp phát tri n văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty

3.2.1. Tạo lập bản sắc văn hóa và phát triển hình ảnh MobiFone

Bản sắc MobiFone bao hàm các giá trị về truyền thống, thương hiệu, sức mạnh kỷ cương và tinh thần chủ đạo về phát triển trước những yêu cầu mới của thực tiễn. Bản sắc ấy phải trở thành niềm tự hào, tự tôn thấm sâu trong trái tim, khối óc mơi người MobiFone, là nguồn sức mạnh nội sinh quý giá để MobiFone luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao. Từ việc xác định rõ ưu thế và bản sắc, MobiFone cần xác định hình ảnh mục tiêu cần đạt được, dựa vào những điểm khác biệt lợi thế của Tập đồn. Từ đó, cần xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể để biến mục tiêu thành hiện thực, xây dựng thành công chiến lược phát triển VHDN của Tập đoàn ra cộng đồng xa hội. Để thực hiện giải pháp này Tập đoàn cần thực hiện:

- Định vị giá trị, xác lập vị thế của Tổng công ty trong bối cảnh hiện nay để MobiFone thực sự trở thành 1 doanh nghiệp Viễn thông, Công nghệ thơng tin chủ lực, dẫn dắt trong q trình chuyển đổi số của quốc gia, là một trong những “cú đấm thép” của nền kinh tế đất nước, xứng đáng vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, có giá trị thương hiệu đứng thứ cao ở Việt Nam.

- Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đạt đến tầm văn hóa, để mọi dịch vụ của MobiFone lan tỏa, hữu ích và thân thiết đối với môi người dân việt Nam. SPDV của MobiFone phải hiện hữu, mặc nhiên

tồn tại trong mọi nhu cầu, mọi “ngóc ngách”, mọi lúc, mọi nơi và với mọi người, không chỉ trong lĩnh vực thông tin - liên lạc trước đây mà trong vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia hiện nay, phục vụ tất cả nhu cầu thiết yếu của con người và cuộc sống như về: giáo dục, y tế, giải trí, tài chính, truyền thơng, quản trị kinh doanh,thuế, bảo hiểm xã hội...

- Định hướng, truyền thông, đào tạo môi cán bộ công nhân viên MobiFone trở thành một đại sứ thương hiệu của MobiFone để chuyển tải các giá trị văn hóa MobiFone ra cộng đồng. Các nhân viên nội bộ trong Tổng công ty sử dụng các mối quan hệ bạn bè và xã hội để giúp quảng bá hình ảnh

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)