Kinh nghiệm của nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 66)

Bảng 2.2. Kinh nghiệm của nhà lãnh đạo

STT Chức danh Kinh nghiệm

1 Tổng Giám đốc 20 năm

2 Phó Tổng Giám đốc 18 năm

3 Kế toán trưởng 18 năm

4 Giám đốc Công ty 16 năm

5 Trưởng phịng Tổ chức - Hành chính 18 năm

(Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính MobiFone)

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của MobiFone có khá nhiều kinh nghiệm, đối với Tổng Giám đốc thì có 20 năm làm MobiFone, thời gian còn lại thì làm việc tại các bưu điện tỉnh, cịn Kế tốn trưởng chỉ làm việc ở MobiFone được 18 năm, thời gian còn lại làm ở Ban Tài chính của Tập đồn Bưu chính – Viễn thơng, đối với Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính và Giám đốc các cơng ty tính trung bình thì thời gian làm việc mới trên 16 năm nhưng trước đó đã làm ở các vị trí khác tại Tập đồn Bưu chính – Viễn thơng. Với kinh

nghiệm lâu năm như trên nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo của MobiFone đang thực hiện rất tốt cơng việc của mình, tác động đến tinh thần của người lao động, làm cho họ thấy tin tưởng hơn, vui vẻ thực hiện công việc.

2.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Tổng công ty Viễn thơng MobiFone được bình chọn trong “Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021” do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cơng bố ngày 25/11/2021. Sở dĩ có các kết quả tốt như vậy là nhờ kết quản sản xuất kinh doanh tốt của công ty. Mặc dù hai năm qua, nền kinh tế, xã hội thế giới và Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh mới, đối với các doanh nghiệp, việc duy trì lợi nhuận là rất khó khăn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chiền lược kinh doanh tốt, doanh thu, lợi nhuận của MobiFome tuy có giảm những giảm không đáng kể. MoboFoen vẫn là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Có được kết quả như vậy là do MobiFone đã phát huy năng lực nội tại vững mạnh, sự linh hoạt, chủ động thích ứng với thị trường, áp dụng cơng nghệ nhanh nhạy, tăng cường hoạt động thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và làm việc từ xa. Tổng doanh thu thực hiện năm 2020 đạt 29.815 tỷ đồng, hoàn thành 103,1% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế của MobiFone đạt 3.744 tỷ đồng. Kết thúc năm 2020, MobiFone là doanh nghiệp có hiệu quả SXKD cao trong các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả kinh doanh năm 2020 của MobiFone thể hiện ở bảng sau:

Nguồn: Mobifone.com.vn

Số liệu trên cho thấy, doanh thu năm 2020 của MobiFone đạt 29.815,78 tỷ đồng, giảm 3.083,52 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 9,4%. Trong khi đó, đối thủ lớn của MobiFone là VNPT đạt doanh thu thuần đạt gần 50.515 tỷ đồng, giảm 3,1% so với năm 2019; Vietteel đạt tổng doanh thu là hơn 264,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với năm 2019, đạt 102,4% kế hoạch.

Về lợi nhuận, năm 2019 MobiFone đạt lợi nhuận sau thuế là 4907 tỷ đồng; năm 2020 đạt 3744 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận năm 2020 của MobiFone giảm 1163 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 23,7 %. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của VNPT đạt 5.717 tỷ đồng, giảm 0,24 %

so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế của Viettel đạt 39,8 nghìn tỷ, tăng 4,1% so với năm 2019.

Như vậy, trong ba doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam, MobiFone vẫn là doanh nghiệp có mức doanh thu và lợi nhuận thấp nhất. Điều này đặt ra những vấn đề lớn về thay đổi chiến lược kinh doanh, đổi mới doanh nghiệp, phát huy năng lực nội tại của MbiFone trong những năm tiếp theo.

2.1.4.6. Đặc điểm về đãi ngộ nhân viên

Công ty đã xây dựng được nét văn hóa đặc trưng cho riêng mình như là hình thành lên các thói quen, các phong cách ứng xử trong Công ty: Tổ chức thăm hỏi, động viên người lao động khi họ bị ốm đau hay gặp chuyện không vui; tặng quà cho người lao động vào các ngày lễ tết; mừng tuổi đầu năm; tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao; có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc… Cụ thể số liệu tổng hợp được năm 2020 như ở bảng 2.4.

( Đơn vị: 1.000 VNĐ)

STT Các khoản chi Số tiền

1 Hiếu 4.500.000

2 Hỉ 8.400.000

3 Thăm hỏi 4.200.000

4 Các chương trình văn nghệ, thể dục, thể thao 13.680.000

5 Mừng tuổi đầu năm 49.200.000

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn MobiFone)

MobiFone đã có sự đầu tư rất lớn cho các hoạt động phúc lợi này, xây dựng được môi trường làm việc năng động, thân thiện, mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới khá tốt, mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau, thái độ làm việc nghiêm túc, có tinh thần kỷ luật. Nhưng trong MobiFone còn khá nhiều các quy định nghiêm ngặt đặc biệt là giờ giấc, đôi khi người lao động còn bị căng thẳng hoặc gị bó trong cơng việc nên động lực làm việc của họ chưa cao.

thông MobiFone

2.2.1. Giái trị cốt lõi, các chuẩn mực văn hoá của MobiFone

* Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi mà MoniFone theo đuổi được thể hiện ở tầm nhìn, sứ mệnh, slogan của công ty.

+ Tầm nhìn: Với những thay đổi mang tính chiến lược, tầm nhìn của MobiFone được thể hiện rõ nét trong thông điệp “Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng”. Tầm nhìn này phản ánh cam kết của Tổng cơng ty hướng đến sự phát triển tồn diện và bền vững dựa trên ba mối quan hệ trụ cột: với khách hàng, với đối tác, và với từng nhân viên.

Sứ mệnh: Với MobiFone, sứ mệnh của Tổng công ty là đem lại những

sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, cơng việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc. Phát triển trong nhận thức, trong các mối quan hệ, trong cơ hội kinh doanh và hạnh phúc vì được quan tâm, được chăm sóc, được khuyến khích và được thỏa mãn. Tăng trưởng và hạnh phúc là động lực phát triển của các cá nhân cũng như tồn xã hội.

Bên cạnh đó, MobiFone có trách nhiệm đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của quốc gia, thể hiện vị thế và hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực cơng nghệ- truyền thông-tin học.

Slogan:

Câu slogan ban đầu là “mọi lúc mọi nơi”. Sau khi Mobifone chuyển đổi lên mơ hình Tổng cơng ty, slogan được đổi thành “Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm năng”. Tagline này được đặt ngay dưới logo của hãng. Câu khẩu hiệu đánh dấu bước ngoặt mới, gắn với chiến lược phát triển mới của Mobifone.

Câu khẩu hiệu đã đoạt giải slogan ấn tượng năm 2015 ở chương trình “Thương hiệu Vàng – Logo và Slogan ấn tượng năm 2015” – chương trình do

Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 25/11/2015. Câu khẩu hiệu với thơng điệp tích cực, ý nghĩa khi muốn hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững với mối quan hệ giữa khách hàng, đối tác và nhân viên. Hơn 20 năm ra đời và phát triển, logo Mobifone và những dấu hiệu thương hiệu đã dần khẳng định được vị thế của mình. Là một trong 3 nhà mạng hàng đầu Việt Nam, hy vọng hãng sẽ tiếp tục duy trì vị thế này để mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho cuộc sống Việt.

Giá trị cốt lõi của MobiFone

Minh bạch: Sự minh bạch được thể hiện từ nhận thức tới hành động của

từng cá thể của MobiFone. Quản trị minh bạch, hợp tác minh bạch, trách nhiệm minh bạch và quyền lợi minh bạch.

Đồng thuận: Đề cao sự đồng thuận và gắn bó trong một mơi trường làm việc thân thiện, chia sẻ để phát triển MobiFone trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.

Uy tín: Tự hào về sự vượt trội của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh

vực thông tin di động ở Việt Nam. Khách hàng ln được quan tâm phục vụ và có nhiều sự lựa chọn. Sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp MobiFone có một vị trí đặc biệt trog lịng khách hàng.

Sáng tạo: Khơng hài lịng với những gì đang có mà ln mơ ước vươn lên, học tập, sáng tạo, và đổi mới để thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao và liên tục thay đổi của thị trường.

Trách nhiệm: Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của MobiFone. Chúng tôi cam kết cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ thông tin di động ưu việt, chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm với xã hội vì một tương lai bền vững.

Triết lý kinh doanh của MobiFone

- Lịch sự và vui vẻ - Minh bạch và hợp tác - Nhanh chóng và chính xác - Tận tụy và sáng tạo

Triết lý kinh doanh của MobiFone được cụ thể hóa bằng “8 cam kết”

với khách hàng, đó là:

Thứ nhất: Đón tiếp mỗi khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện. Nếu có thể, gọi tên khách hàng;

Thứ hai: Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng;

Thứ ba: Cố gắng tìm hiểu và dự đốn nhu cầu của khách hàng nhằm đáp

ứng hơn những mong đợi của khách hàng;

Thứ tư: Cung cấp thông tin đúng về tất cả các dịch vụ, sản phẩm của MobiFone và trả lời nhanh chóng, chính xác các câu hỏi của khách hàng;

Thứ năm: Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng dịch vụ, chúng ta phải có trách nhiệm trước khách hàng và giải quyết hồn chỉnh các u cầu đó cho đến khi khách hàng hài lịng;

Thứ sáu: Giữ lời hứa và trung thực;

Thứ bẩy: Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng khơng hài lòng với dịch vụ của chúng ta, cho dù chúng ta có lỗi hay không;

Thứ tám: Cảm ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng đóng góp ý

kiến về việc cung cấp dịch vụ MobiFone.

Theo lộ trình MobiFone đã vạch ra, giai đoạn từ 2011 đến 2015 sẽ vận hành theo các chuẩn mực và phấn đấu từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ trở thành doanh nghiệp có chuẩn mực quốc tế.

Hệ thống triết lý, tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh… chính là những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp MobiFone, là nền tảng, sức mạnh, kim chỉ nam cho hoạt động của người MobiFone. Tuy nhiên, để cán bộ công nhân viên và lao động MobiFone có thể nắm bắt được, có thể hiểu, thấm nhuần và hành

động theo các giá trị cốt lõi VHDN MobiFone là một thử thách khơng dễ dàng. Chính vì thế, các cấp lãnh đạo MobiFone, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị: Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên đều rất coi trọng công tác thông tin, truyền thông để các giá trị VHDN MobiFone đến được với người lao động.

Trong khảo sát nhanh về giá trị văn hóa cốt lõi MobiFone với 125 cán bộ đại diện cán bộ, nhân viên của MobiFone tại các đơn vị thành viên MobiFone và 63 Viễn thông tỉnh, thành phố, với câu hỏi: Khi cần phải giới thiệu với khách hàng về bộ nhận diện thương hiệu và tinh thần MobiFone, Anh/chị có

thể tự mình thuyết trình, giới thiệu (GT) được một cách rõ ràng về:

-Ý nghĩa của logo -Slogan MobiFone

❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ không biết ❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ khơng biết

-Sứ mệnh MobiFone -Tâm nhìn MobiFone

❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ không biết ❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ không biết

-Giá trị MobiFone -Triết lý MobiFone

❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ không biết ❑ GT được ❑ Hiểu nhưng không GT được ❑ không biết

Kết quả rất đáng mừng là, đa số cán bộ công nhân viên được hỏi đều trả lời có hiểu biết, nắm vững các giá trị cốt lõi văn hóa MobiFone và có thể giải thích được một cách rõ ràng. Tỉ lệ người lao động MobiFone hiểu và có thể giải thích rõ ràng về các giá trị cốt lõi VHDN MobiFone là rất cao. Chi tiết qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp mức đô nhận biết hệ thống nhận diện hƣơng hiệu VNPT (ĐVT: %) Bi u ƣợng Hi u và có h giải hích đƣợc Hi u nhƣng khơng GT ro ràng đƣợc hông biế Ý nghĩa logo 85,0 8,8 6,2 Sologan MobiFone 87,6 8,8 3,5 Sứ mệnh MobiFone 69,9 23,9 6,2 Tầm nhìn MobiFone 74,3 19,5 6,2 Giá trị MobiFone 63,7 25,7 10,6 Triết lý MobiFone 54 26,5 19,5

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả đề tài

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy, CBCNV hiểu về ý nghĩa logo và slogan có tỉ lệ cao nhất, tương ứng với tỉ lệ 85% và 87%. Nếu tính chung cả tỉ lệ nắm rõ, hiểu biết (bao gồm cả có thể giải thích được và hiểu nhưng chưa giải thích được một cách rõ ràng) thì tỉ lệ đều đạt từ 80 - 96%, cụ thể: Hiểu về

ý nghĩa logo MobiFone, tỉ lệ: 93,8%; Hiểu về Slogan MobiFone, tỉ lệ: 96,4%; Hiểu về Sứ mệnh MobiFone, tỉ lệ: 93,8%; Hiểu về Tầm nhìn MobiFone, tỉ lệ

93,8%; Hiểu về giá trị MobiFone, tỉ lệ: 89,4%; Hiểu về Triết lý MobiFone, tỉ lệ 80,5%. Tuy nhiên, vẫn cịn một số lượng khơng ít cán bộ cơng nhân viên người lao động MobiFone chưa nắm rõ về các giá trị cốt lõi VHDN MobiFone, đặc biệt là hiểu biết về triết lý MobiFone (19,5%) và Giá trị MobiFone (10,6%).

Đây rõ ràng vẫn còn là một hạn chế và một nhiệm vụ quan trọng cho công tác thơng tin, truyền thơng của Tập đồn trong thời gian tới.

* Thực trạng các chuẩn mực văn hoá hữu hình của MobiFone

(1) Kiến trúc đặc trưng và diện mạo MobiFone

Do đặc thù riêng về ngành VT - CNTT, lại có mạng lưới, kênh phân phối rộng khắp trong cả nước (về đến tuyến huyện) nên MobiFone rất chú ý

đến kiến trúc đặc trưng mang màu sắc, nhận diện thương hiệu riêng. Đến bất kì địa phương nào, nếu để ý, cứ quan sát thấy cột Ăng - ten trạm BTS màu trắng cao chọc trời từ phía xa (buổi tối có lắp đèn LED hoặc hệ thống đèn chiếu), chúng ta có thể nhận biết ngay, đấy là trụ sở của MobiFone. Đến gần hơn, ta sẽ thấy điểm giao dịch khang trang, mang phong cách hiện đại với hệ thống logo, biển hiệu, màu sắc theo đúng hệ thống nhận diện thương hiệu của MobiFone.

Trụ sở chính của MobiFone đặt tại tòa nhà MobiFone – Duy Tân, số 5/82 đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội là một tồ nhà có kiến trúc hiện đại được thiết kế và xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cữu kỹ lưỡng thực tế và yêu cầu kinh doanh của cơng ty. Kiến trúc tịa nhà gồm 20 tầng, mỗi tầng được thiết kế phù hợp với cơng năng sử dụng có phịng làm việc, phịng họp, phịng hội thảo master,… mặt tiền phủ kính cản nắng. MobiFone cũng được thiết kế hiện đại phù hợp với xu thế của các nước phát triển với nội thất sang trọng, hiện đại. Các trung tâm khai thác Mobifone là trung tâm chỉ huy đầu não của tỉnh cũng như liên kết với hệ thống mạng của cả nước để đưa thông tin đáp ứng kịp thời và nhanh đến với nhà nước cũng như toàn bộ người sử dụng cũng được thiết kế độc đáo, hiện đại dễ nhận biết. Tất cả các đơn vị thành viên của MobiFone đều sử có cùng với hệ thống logo và biển hiệu, trong bộ cẩm nang thương hiệu, MobiFone. Tổng công ty quy định bắt buộc sử dụng thống nhất bộ nhận diện thương hiệu cho tồn bộ các sản phẩm, hình ảnh của MobiFone như: biển đại lí, cờ MobiFone, mẫu panô quảng cáo, mẫu makét thiết kế, áp phích đứng, ấn phẩm, giấy tiêu đề, giấy báo cước, giấy ghi chú nội bộ, danh thiếp, thẻ nhân viên, phong bì, giao diện Web, túi gói, mẫu đồng phục, phơng nền sử dụng cho các hội nghị, trang

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)