Báocáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báocáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Báocáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báocáo tài chính

chính doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm và phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng thông tin có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt được kết quả và hiệu quả hiệu quả kinh doanh hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Báo cáo tài chính mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp.

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 quy định về Báo cáo tài

chính như sau: “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của

đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” [10, tr.1].

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một

số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 quy định: “Báo cáo tài chính

của các tổ chức tín dụng là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng” [11].

Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. BCTC gồm những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh

nghiệp tới những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…).

Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm thì còn phải thực hiện BCTC tổng hợp hay BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài BCTC năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất.

* Các loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có hai loại: báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính có thể được lập và trình bày trên cơ sở hợp nhất hoặc không hợp nhất.

- Báo cáo tài chính hàng năm

Hàng năm, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo mẫu cụ thể quy định trong luật và phải lập theo dạng đầy đủ. Báo cáo hành chính hàng năm bao gồm:

Bảng cân đối kế toán (Mẫu biểu B 01 – DN);

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu biểu B 02 – DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu biểu B 03 – DN);

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu biểu B 09 – DN).

Báo cáo tài chính hàng năm có thể được tính theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán hàng năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Doanh nghiệp được phép thay đổi kỳ kế toán năm tuy nhiên khi thay đổi

doanh nghiệp cần phải lập riêng báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa hai kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.

- Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu là báo cáo tài chính cho bốn quý của năm tài chính (trong đó quý bốn là quý cuối cùng trong năm) và báo cáo tài chính bán niên. Đối với báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lập theo mẫu cụ thể pháp luật quy định, có thể lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác được khuyến khích nhưng không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

- Báo cáo tài chính hợp nhất

Đối với mô hình Tổng công ty, công ty mẹ và các ngân hàng thương mại cổ phần phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định Thông tư 202/2014, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu biểu B 01 – DN/HN);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu biểu B 02 – DN/HN);

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Mẫu biểu B 03 – DN/HN); + Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu biểu B 09 – DN/HN).

1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

* Khái niệm phân tích BCTC

Phân tích BCTC là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên các BCTC theo nhiều hướng khác nhau rồi sử dụng các kỹ thuật liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho quản lý.

Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích BCTC có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả

năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, phân tích BCTC là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý… kể các cơ quan chính phủ và bản thân người lao động. Mỗi một nhóm người có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và mức độ rủi ro của quyết định ban hành (quyết định mua hàng, bán hàng, cho vay, đi vay, góp vốn…) cũng như cương vị của chủ thể ra quyết định mà các chủ thể ra quyết định có những mối quan tâm khác nhau về thông tin từ phân tích BCTC.

* Vai trò, ý nghĩa của phân tích BCTC

Phân tích BCTC có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện chi tiết rõ ràng nhất ở những vấn đề sau đây:

BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin từ phân tích BCTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan.

Phân tích BCTC cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua, BCTC nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích BCTC có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định

về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích BCTC còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên nênthông tin từ phân tích BCTC là đối tượng rất được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)