Phân tích khả năng và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu luận văn

1.5.4. Phân tích khả năng và hiệu quả kinh doanh

Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tíchthường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như tỷ suất sinh lời của vốn, lãi cơ bản trên cổ phiếu,… Các tỷ lệ quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay là:

+ Tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE): thể hiện thu nhập mà các cổ đông

nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.

ROE = Thu nhập ròng

Vốn chủ sở hữu

+ Tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (ROA): là một thông số chủ yếu về

tính hiệu quả quản lý, chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA = Thu nhập sau thuế X 100%

Tổng tài sản

+ Tỷ lệ tài sản sinh lãi: do hoạt động cho vay và đầu tư vào chứng khoán

Tỷ lệ tài sản

sinh lãi =

Tài sản sinh lãi

x 100% Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Tài sản sinh lãi là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản ðầu tý vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.

+ Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kém chất lượng ngày càng nhiều thì việc tăng nguồn thu ngoài lãi là rất cần thiết, những khoản phí này giúp củng cố nguồn thu và tăng thu nhập ròng cho cổ đông ngân hàng.

Tỷ lệ hiệu suất sử dụng TSCĐ

= Tổng thu nhập hoạt động x 100%

Tổng tài sản CĐ

Trong đó tổng thu nhập hoạt động là tất cả doanh thu từ tài sản trừ đi tất cả các chi phí hoạt động cần thiết. Tổng thu nhập hoạt động là một con số trước thuế có trên báo cáo thu nhập và dòng tiền của bất động sản, nó không bao gồm các khoản thanh toán gốc và lãi cho các khoản vay, chi tiêu vốn, khấu hao tài sản cố định hữu hình và khấu hao khấu hao tài sản cố định vô hình.

Kết hợp các tỷ lệ thông qua việc sử dụng mô hình Dupont sẽ đánh giá đầy đủ hiệu quả sản xuất trên mọi phương diện, đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản.Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, điều này nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau tới hiệu quả kinh doanh để từ đó có các biệnpháp nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)