Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 78 - 79)

7. Kết cấu luận văn

2.5. Đánh giá thực trạng phân tích báocáo tài chính tại Ngân hàng

2.5.1. Kết quả đạt được

Phân tích báo cáo tài chính tại Vietinbank giai đoạn 2018-2020 đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, nội dung phân tích BCTC khá đầy đủ và chi tiết. Việc phân tích được gắn liền trong mối quan hệ về thời gian (sử dụng các BCTC theo năm), về không gian (phân tích trên cơ sở so sánh với số liệu toàn ngân hàng) với các nội dung về hầu hết các mặt hoạt động của Ngân hàng ngân hàng bao gồm, phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, phân tích chi tiết các mảng hoạt động của ngân hàng như tín dụng, đầu tư chứng khoán, phân tích khả năng sinh lời của Ngân hàng ngân hàng, phân tích khả năng thanh toán, rủi ro hoạt động của Ngân hàng.

Thứ hai, các báo cáo phân tích hướng đến yếu tố thuận tiện nhất cho người sử dụng. Mỗi vấn đề phân tích đều được tổng hợp lại một cách tổng quát nhất để đối tượng sử dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính của ngân hàng.

Thứ ba, các phương pháp phân tích BCTC: phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công tác phân tích của nhà quản trị ngân hàng VietinBank là phương pháp so sánh, phương phân tổ, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích. Phương pháp phân tổ được sử dụng rất linh hoạt giúp các nhà quản trị phân tổ nội dung cần phân tích theo rất nhiều các tiêu thức khác nhau như: tiêu thức thị trường, thời gian, thành phần kinh tế... đối với việc phân tích vốn huy động hay tiêu thức kì hạn, dồng tiền hạch toán, ngành kinh tế... đối với việc phân tích khoản mục tín dụng. Việc phân tổ này giúp các nhà quản trị tiếp cận nội dung phân tích trên nhiều góc độ khác nhau tạo cho nhà quản trị con mắt nhìn toàn diện. Thông qua phương pháp tỷ lệ nhà quản trị tính toán được giá trị được tỷ trọng của từng khoản

mục (trong cơ cấu các khoản mục) từ đó thấy được biến động tỷ trọng của từng khoản mục trong cơ cấu nội dung toàn bộ, tính toán được các hệ số mang các nội dung kinh tế phản ánh thực trạng tài chính cuả ngân hàng. Cuối cùng bằng phương pháp cân đối nhà quản trị thấy được nguyên nhân của sự biến động của cơ cấu nội dung cần phân tích từ đó có các biện pháp để giải quyết. Việc phối hợp các phương pháp trên đã giúp cho công tác phân tích sâu sắc và hiệu quả hơn.

Thứ tư, công tác phân tích luôn bảo đảm đúng tiến độ và kịp thời cung cấp các báo cáo phân tích định kỳ, các báo cáo bắt buộc cho ban lãnh đạo, NHNN, các cơ quan quản lý khác,… Mặc dù số lượng cán bộ nhân viên không nhiều, khối lượng công việc lại khá lớn nhưng bộ phận phân tích luôn cố gắng để thực hiện tốt các yêu cầu được giao trong thời gian quy định.

Thứ năm, cán bộ nhân viên có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc. Bộ phận phân tích của Ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn tốt, có kinh nghiệm làm việc, nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó, Bộ phận phân tích của Ngân hàng cũng tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên thông qua các khóa học của NHNN, Bộ Tài chính, Hội Sở chính… Bản thân các cá nhân trong phòng cũng luôn có tinh thần học hỏi cao, nhiều người đã tốt nghiệp thạc sĩ, một số theo học CFA để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Thứ sáu, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò là nhân tố xúc tác giúp công tác phân tích BCTC có chất lượng hơn. Hệ thống Core Banking và hệ thống trích dữ liệu nội bộ SBR của VietinBbank thực hiện tổng hợp dữ liệu rất nhanh chóng đã và đang hỗ trợ tích cực cho công tác phân tích BCTC của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)