7. Kết cấu luận văn
1.4. Phƣơng pháp phân tích báocáo tài chính
1.4.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương
pháp này, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chưa được thay thể phải giữ nguyên kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự biến động của chỉ tiêu.
Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình bày sau:
+ Xác định chỉ tiêu phản ảnh đối tượng nghiên cứu;
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự nhân tố từ nhân tố số lượng đến chất lượng.
+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu. Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng. Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có).
+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Phương pháp chênh lệch: điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định.
1.4.3. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tỉ lệ là một trong các phương pháp phân tích báo cáo tài chính dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của những đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn:
– Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy.
– Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
– Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
1.4.4. Phương pháp Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công cụ này lại khá đơn giản, các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng để phân tích các chỉ số của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Mô hình Dupont được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Từ đó giúp người phân tích có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến
chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:
ROE = Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
ROE = Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
ROE là chỉ số thể hiện khả năng tạo tiền trên đồng vốn góp của chủ sở hữu và được tính bằng công thức lấy lợi nhuận ròng chia vốn chủ sở hữu. Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bảy tài chính
Để tăng ROE, doanh nghiệp cần tăng ít nhất một trong các yếu tố trên. Theo đó, các giải pháp để tăng ROE là:
- Tăng lợi nhuận ròng biên, điều này yêu câu doanh nghiệp phải có một lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành. Có thể bằng cách tiết giảm chi phí, tăng giá bán…
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn hoặc tăng hiệu suất sử dụng các tài sản sẵn có của doanh nghiệp, nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
- Nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư.
1.5. Nội dung phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thƣơng mại