Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
ROA (%) 0,88 1,36 1,52
ROE (%) 17,3 23,5 22,9
(Nguồn: Báo cáo phân tích của VietinBank)
Nhìn vào bảng trên nhà quản trị ngân hàng nhận thấy cả ROA và ROE của ngân hàng đều tăng qua ba năm.Đây là một dấu hiệu tốt.
Qua khảo sát ta có thể thấy phương pháp chủ yếu bộ phận phân tích VietinBank sử dụng khi phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để tính toán sự thay đổi của tổng lợi nhuận qua các năm đồng thời tính toán và so sánh một vài tỷ lệ phản ánh lợi nhuận của ngân hàng là ROA và ROE. Tuy nhiên, sự đánh giá cón sơ sài và phương pháp phân tích được sử dụng còn chưa hiệu quả do nhà quản trị không sử dụng phương pháp phương pháp Dupont để nghiên cứu các nhân tố tác động làm thay đổi ROA, ROE đồng
thời chưa sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố đó đến hai chỉ tiêu ROA và ROE. Do vậy, kết quả phân tích còn rất sơ sài và không hiệu quả.
2.4.5. Thực trạng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Mặc dù như đã nói ở chương 1, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tầm quan trọng đặc biệt nhưng cho đến nay, các nhà quản trị ngân hàng không chỉ riêng VietinBank vẫn chưa dành cho công tác phân tích này một sự quan tâm thích đáng và trên thực tế hầu như không có các chỉ tiêu cụ thể để phân tích lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng. Công tác phân tích BCTC trên thực tế chỉ tập trung vào việc phân tích BCĐKT và BCKQKD còn BCLCTT dù được lập ra nhưng chỉ tồn tại trên hình thức tổng thể của 4 BCTC theo yêu cầu của quy chế, quy định về ngành ngân hàng.
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy tình hình tài chính trong thực tế của ngân hàng có vững mạnh hay không và điều đó có vai trò cực kì quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, qua khảo sát việc phân tích BCTC VietinBank các nhà quản trị không quan tâm đến việc phân tích báo cáo LCTTT mà giống các ngân hàng khác chỉ tập trung vào phân tích BCĐKT và BCKQKD. Do vậy, kết quả phân tích từ hai báo cáo trước đã không phản ánh một cách chính xác nhất tiềm lực về tài chính của ngân hàng khi không cho biết thực tế vào và ra của các dòng tiền trong các hoạt động kinh doanh của mình.
2.4.6. Thực trạng phân tích rủi ro tài chính
Để phân tích rủi ro nói chung trong hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu thường được dùng là hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II. Hệ số an toàn vốn là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống, theo quy định hệ số này cần lớn hơn hoặc bằng 8% mới đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Cuối năm 2018, VietinBank là ngân hàng đâu tiên áp dụng chuẩn base II tại Việt Nam.
Hệ số an toàn vốn riêng lẻ CAR của ngân hàng công thương 2020 ở mức 9.24% đáp ứng mức yêu cầu tối thiểu theo quy định hiện hành của NHNN, trong mức độ an toàn theo hiệp ước Base II.
Rủi ro tín dụng: Trong giai đoạn 2018-2020, toàn hệ thống ngân hàng đều tích cực xử lý nợ quá hạn.
Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình nhà quản trị VietinBank đã sử dụng phương pháp phân tổ để phân loại nợ thành các loại sau:
- Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nợ cần chú ý.
- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ.
- Nợ có khả năng mất vốn.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện rủi ro tín dụng của VietinBank giai đoạn 2018-2020
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng dư nợ 535.321.404 621.573.249 724.290.102 Tổng nợ quá hạn 10.991.947 10.004.079 8.364.465 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,05% 1,61% 1,15% Nợ quá hạn nhóm 1 524.329.457 611.569.170 715.925.637 Nợ quá hạn nhóm 2 4.783.258 3.781.086 2.560.532 Nợ quá hạn nhóm 3 684.223 291.788 686.839 Nợ quá hạn nhóm 4 3.584.263 1.160.507 587.253 Nợ quá hạn nhóm 5 1.940.203 4.770.698 4.529.841 Nợ xấu 6.208.689 6.222.993 5.803.933 Số DPRRTD được trích lập 8.113.056 10.293.509 10.416.789 Tỷ lệ nợ xấu 1,16% 1,00% 0,80% Tỷ lệ trích lập DPRRTD 1,52% 1,66% 1,44%
Bảng phân tích cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức trung bình. Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 2,05%, đến năm 2019 là 1,61%, năm 2020 có xu hướng giảm đi với mức 1,15%. Dư nợ cho vay khách hàng của toàn ngân hàng tăng đều qua các năm giai đoạn 2018-2020 và nợ quá hạn có xu hướng thay đổi tương đương tuy nhiên dưới các mức độ khác nhau.
Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2018-2020giảm qua các năm. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu là 1,16% đến năm 2019 giảm còn 1,00%, và có xu hướng giảm vào năm 2020 với tỷ lệ nợ xấu là 0,8%.
Các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng phương pháp phân tích để phân chia các khoản nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như: theo tiêu thức thời gian, tiêu thức nguyên nhân để có thể có cái nhìn toàn diện hơn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời và có hiệu quả.
Qua việc khảo sát thực trạng phân tích rủi ro tài chính của Vietinbank, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tại ngân hàng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý, chẳng hạn trong tiêu chuẩn kiểm tra và phân loại nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay thì chỉ những khoản nợ đã quá thời hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được nợ (trừ các khoản nợ đã được gia hạn nợ) mới được xếp vào nợ quá hạn, còn những khoản nợ chưa đến hạn hay đang trong giai đoạn gia hạn nợ vẫn được xem là những khoản nợ tốt và tỷ lệ trích lập dự phòng trên những khoản nợ này bằng 0%. Có thể khẳng định rằng, một khoản vay chưa đến hạn trả nợ thì tổn thất chưa xảy ra nhưng không có nghĩa là không có tổn thất.Điều này đã không phản ánh hết những rủi ro trong hoạt động tín dụng dẫn đến việc tính toán và lên các BCTC cũng như sử dụng các chỉ tiêu phân tích trở nên thiếu chính xác.
2.5. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
2.5.1. Kết quả đạt được
Phân tích báo cáo tài chính tại Vietinbank giai đoạn 2018-2020 đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, nội dung phân tích BCTC khá đầy đủ và chi tiết. Việc phân tích được gắn liền trong mối quan hệ về thời gian (sử dụng các BCTC theo năm), về không gian (phân tích trên cơ sở so sánh với số liệu toàn ngân hàng) với các nội dung về hầu hết các mặt hoạt động của Ngân hàng ngân hàng bao gồm, phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, phân tích chi tiết các mảng hoạt động của ngân hàng như tín dụng, đầu tư chứng khoán, phân tích khả năng sinh lời của Ngân hàng ngân hàng, phân tích khả năng thanh toán, rủi ro hoạt động của Ngân hàng.
Thứ hai, các báo cáo phân tích hướng đến yếu tố thuận tiện nhất cho người sử dụng. Mỗi vấn đề phân tích đều được tổng hợp lại một cách tổng quát nhất để đối tượng sử dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính của ngân hàng.
Thứ ba, các phương pháp phân tích BCTC: phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công tác phân tích của nhà quản trị ngân hàng VietinBank là phương pháp so sánh, phương phân tổ, phương pháp tỷ lệ và phương pháp cân đối trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích. Phương pháp phân tổ được sử dụng rất linh hoạt giúp các nhà quản trị phân tổ nội dung cần phân tích theo rất nhiều các tiêu thức khác nhau như: tiêu thức thị trường, thời gian, thành phần kinh tế... đối với việc phân tích vốn huy động hay tiêu thức kì hạn, dồng tiền hạch toán, ngành kinh tế... đối với việc phân tích khoản mục tín dụng. Việc phân tổ này giúp các nhà quản trị tiếp cận nội dung phân tích trên nhiều góc độ khác nhau tạo cho nhà quản trị con mắt nhìn toàn diện. Thông qua phương pháp tỷ lệ nhà quản trị tính toán được giá trị được tỷ trọng của từng khoản
mục (trong cơ cấu các khoản mục) từ đó thấy được biến động tỷ trọng của từng khoản mục trong cơ cấu nội dung toàn bộ, tính toán được các hệ số mang các nội dung kinh tế phản ánh thực trạng tài chính cuả ngân hàng. Cuối cùng bằng phương pháp cân đối nhà quản trị thấy được nguyên nhân của sự biến động của cơ cấu nội dung cần phân tích từ đó có các biện pháp để giải quyết. Việc phối hợp các phương pháp trên đã giúp cho công tác phân tích sâu sắc và hiệu quả hơn.
Thứ tư, công tác phân tích luôn bảo đảm đúng tiến độ và kịp thời cung cấp các báo cáo phân tích định kỳ, các báo cáo bắt buộc cho ban lãnh đạo, NHNN, các cơ quan quản lý khác,… Mặc dù số lượng cán bộ nhân viên không nhiều, khối lượng công việc lại khá lớn nhưng bộ phận phân tích luôn cố gắng để thực hiện tốt các yêu cầu được giao trong thời gian quy định.
Thứ năm, cán bộ nhân viên có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc. Bộ phận phân tích của Ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn tốt, có kinh nghiệm làm việc, nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó, Bộ phận phân tích của Ngân hàng cũng tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên thông qua các khóa học của NHNN, Bộ Tài chính, Hội Sở chính… Bản thân các cá nhân trong phòng cũng luôn có tinh thần học hỏi cao, nhiều người đã tốt nghiệp thạc sĩ, một số theo học CFA để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Thứ sáu, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò là nhân tố xúc tác giúp công tác phân tích BCTC có chất lượng hơn. Hệ thống Core Banking và hệ thống trích dữ liệu nội bộ SBR của VietinBbank thực hiện tổng hợp dữ liệu rất nhanh chóng đã và đang hỗ trợ tích cực cho công tác phân tích BCTC của Ngân hàng.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC của VietinBank vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Một số hạn chế đã
tồn tại từ rất lâu nhưng Bộ phận phân tích của Ngân hàng vẫn còn chậm trễ trong việc cải tiến, thay đổi.
Những hạn chế này tập trung vào ba vấn đề tập trung ở quy trình phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích:
+ Về quy trình phân tích:
- Lập kế hoạch: Ngân hàng chưa chủ động lập kế hoạch phân tích. Bộ phận phân tích của Ngân hàng chưa chủ động lập kế hoạch phân tích BCTC nên khi có nhu cầu đột xuất mới phân công người thực hiện dẫn đến việc chậm trễ nếu gặp vướng mắc ở bất kì khâu nào trong quá trình phân tích. Công tác phân tích BCTC ở những giai đoạn cao điểm thường bị quá tải, nội dung công việc chồng chéo nhưng lại thiếu người phụ trách chính và chịu trách nhiệm chính phân tích BCTC.
- Thực hiện phân tích: cơ sở dữ liệu được lưu trữ, xử lý trên nhiều chương trình vệ tinh: CORE, SEMA, Thẻ,… được phân cấp dữ liệu, được phát triển và quản lý bởi những khối nghiệp vụ khác nhau, chưa được quản lý dữ liệu tập trung trên đồng bộ 1 hệ thống, không thuận tiện cho người sử dụng. Theo những tài liệu và văn bản sẵn có tại Bộ phận phân tích của Ngân hàng cùng với việc theo dõi công tác phân tích BCTC, cơ sở dữ liệu phân tích là một mắt xích yếu trong chuỗi phân tích. Cơ sở dữ liệu phân tích vẫn còn một số sai khác giữa các nguồn thông tin khác nhau, gây mất thời gian để sửa chữa và bổ sung khi có nhu cầu phân tích. Việc tiến hành lấy dữ liệu phân tích thường mất thời gian và không thuận tiện cho cán bộ phân tích.
- Kết thúc phân tích và viết báo cáo phân tích: báo cáo phân tích thiếu
tính định hướng gắn với giải pháp cho nhà quản lý. Báo cáo phân tích chủ yếu đưa ra những con số, tổng hợp vấn đề, nêu nguyên nhân nhưng chưa chỉ ra được những biện pháp tài chính cần thực hiện, hoặc các giải pháp đưa ra rất chung chung nên không có hiệu quả tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo.
Các báo cáo phân tích được yêu cầu đột xuất thường bị chậm trễ hoặc không đầy đủ. Các chỉ tiêu phân tích đôi khi được tính toán chưa chính xác,
không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so với mong muốn.
+ Về phương pháp phân tích: VietinBank mới chỉ sử dụng 3 phương pháp là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ để thấy được sự biến động tình hình tài chính của mình theo thời gian. Ngân hàng chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont. Đối với một số nội dung phân tích không thể chỉ sử dụng các phương pháp trên là đủ bởi nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh hoặc tỷ lệ, cân đối sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngoài mà không thấy bản chất bên trong, không thấy được nguyên nhân của sự biến động từ đó tạo ra khó khăn trong công tác đưa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ điển hình là việc phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE. Nhà quản trị VietinBank mới chỉ sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán sau đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu này so với năm trước hoặc so với toàn ngành hoặc so với mục tiêu dự kiến. Điều này không cho nhà quản trị thấy và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác cấu thành nên chỉ tiêu ROA, ROE đến hai chỉ tiêu này.Điều này hoàn toàn có thể làm được thông qua việc sử dụng phương pháp Dupont.
Vì sự hạn chế này mà công tác phân tích báo cáo tài chính của VietinBank còn chưa hiệu quả, đối với các nội dung quan trọng còn sơ sài, đó là một nguyên nhân có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định không kịp thời và chính xác.
+ Về nội dung phân tích:
Thứ nhất, chưa thực hiện phân tích BCTC một cách tổng hợp bao gồm
toàn bộ các nội dung có trong BCTC. Mặc dù các nội dung trong BCTC đều được phân tích khá đầy đủ ở các báo cáo riêng lẻ khác nhau như báo cáo tình hình thanh khoản, báo cáo dự trữ bắt buộc, báo cáo hoạt ðộng tín dụng, báo cáo tình hình huy ðộng và sử dụng nguồn,….nhưng chưa có một báo cáo phân tích tổng hợp mang lại cái nhìn tổng quát về thực trạng toàn bộ hoạt động của VietinBank để Ban lãnh đạo có thể đưa ra định hướng tổng thể hoặc
đưa ra một nhóm các giải pháp cho các vấn đề mà Ngân hàng đang gặp phải thay vì giải quyết từng vấn đề nhỏ và nhiều khi gây chồng chéo lên nhau.
Thứ hai, một số chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ nên không làm rõ được
những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải. Có thể lấy ví dụ về phân tích cấu trúc tài chính, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn điển hình giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả còn thiếu nên người đọc có thể không nắm rõ mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng hay các giới hạn mà ngân hàng cần chú ý.
Thứ ba, việc phân tích kết quả kinh doanh chỉ mới dừng lại ở việc
phân tích độc lập từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí mà chưa xem xét nó trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, chưa gắn sự biến động của chi phí với thu nhập nên chưa làm rõ được tính hợp lý hay không hợp lý