Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 79 - 88)

7. Kết cấu luận văn

2.5. Đánh giá thực trạng phân tích báocáo tài chính tại Ngân hàng

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC của VietinBank vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Một số hạn chế đã

tồn tại từ rất lâu nhưng Bộ phận phân tích của Ngân hàng vẫn còn chậm trễ trong việc cải tiến, thay đổi.

Những hạn chế này tập trung vào ba vấn đề tập trung ở quy trình phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích:

+ Về quy trình phân tích:

- Lập kế hoạch: Ngân hàng chưa chủ động lập kế hoạch phân tích. Bộ phận phân tích của Ngân hàng chưa chủ động lập kế hoạch phân tích BCTC nên khi có nhu cầu đột xuất mới phân công người thực hiện dẫn đến việc chậm trễ nếu gặp vướng mắc ở bất kì khâu nào trong quá trình phân tích. Công tác phân tích BCTC ở những giai đoạn cao điểm thường bị quá tải, nội dung công việc chồng chéo nhưng lại thiếu người phụ trách chính và chịu trách nhiệm chính phân tích BCTC.

- Thực hiện phân tích: cơ sở dữ liệu được lưu trữ, xử lý trên nhiều chương trình vệ tinh: CORE, SEMA, Thẻ,… được phân cấp dữ liệu, được phát triển và quản lý bởi những khối nghiệp vụ khác nhau, chưa được quản lý dữ liệu tập trung trên đồng bộ 1 hệ thống, không thuận tiện cho người sử dụng. Theo những tài liệu và văn bản sẵn có tại Bộ phận phân tích của Ngân hàng cùng với việc theo dõi công tác phân tích BCTC, cơ sở dữ liệu phân tích là một mắt xích yếu trong chuỗi phân tích. Cơ sở dữ liệu phân tích vẫn còn một số sai khác giữa các nguồn thông tin khác nhau, gây mất thời gian để sửa chữa và bổ sung khi có nhu cầu phân tích. Việc tiến hành lấy dữ liệu phân tích thường mất thời gian và không thuận tiện cho cán bộ phân tích.

- Kết thúc phân tích và viết báo cáo phân tích: báo cáo phân tích thiếu

tính định hướng gắn với giải pháp cho nhà quản lý. Báo cáo phân tích chủ yếu đưa ra những con số, tổng hợp vấn đề, nêu nguyên nhân nhưng chưa chỉ ra được những biện pháp tài chính cần thực hiện, hoặc các giải pháp đưa ra rất chung chung nên không có hiệu quả tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo.

Các báo cáo phân tích được yêu cầu đột xuất thường bị chậm trễ hoặc không đầy đủ. Các chỉ tiêu phân tích đôi khi được tính toán chưa chính xác,

không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so với mong muốn.

+ Về phương pháp phân tích: VietinBank mới chỉ sử dụng 3 phương pháp là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ để thấy được sự biến động tình hình tài chính của mình theo thời gian. Ngân hàng chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont. Đối với một số nội dung phân tích không thể chỉ sử dụng các phương pháp trên là đủ bởi nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh hoặc tỷ lệ, cân đối sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngoài mà không thấy bản chất bên trong, không thấy được nguyên nhân của sự biến động từ đó tạo ra khó khăn trong công tác đưa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ điển hình là việc phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE. Nhà quản trị VietinBank mới chỉ sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán sau đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu này so với năm trước hoặc so với toàn ngành hoặc so với mục tiêu dự kiến. Điều này không cho nhà quản trị thấy và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác cấu thành nên chỉ tiêu ROA, ROE đến hai chỉ tiêu này.Điều này hoàn toàn có thể làm được thông qua việc sử dụng phương pháp Dupont.

Vì sự hạn chế này mà công tác phân tích báo cáo tài chính của VietinBank còn chưa hiệu quả, đối với các nội dung quan trọng còn sơ sài, đó là một nguyên nhân có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định không kịp thời và chính xác.

+ Về nội dung phân tích:

Thứ nhất, chưa thực hiện phân tích BCTC một cách tổng hợp bao gồm

toàn bộ các nội dung có trong BCTC. Mặc dù các nội dung trong BCTC đều được phân tích khá đầy đủ ở các báo cáo riêng lẻ khác nhau như báo cáo tình hình thanh khoản, báo cáo dự trữ bắt buộc, báo cáo hoạt ðộng tín dụng, báo cáo tình hình huy ðộng và sử dụng nguồn,….nhưng chưa có một báo cáo phân tích tổng hợp mang lại cái nhìn tổng quát về thực trạng toàn bộ hoạt động của VietinBank để Ban lãnh đạo có thể đưa ra định hướng tổng thể hoặc

đưa ra một nhóm các giải pháp cho các vấn đề mà Ngân hàng đang gặp phải thay vì giải quyết từng vấn đề nhỏ và nhiều khi gây chồng chéo lên nhau.

Thứ hai, một số chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ nên không làm rõ được

những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải. Có thể lấy ví dụ về phân tích cấu trúc tài chính, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn điển hình giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả còn thiếu nên người đọc có thể không nắm rõ mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng hay các giới hạn mà ngân hàng cần chú ý.

Thứ ba, việc phân tích kết quả kinh doanh chỉ mới dừng lại ở việc

phân tích độc lập từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí mà chưa xem xét nó trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, chưa gắn sự biến động của chi phí với thu nhập nên chưa làm rõ được tính hợp lý hay không hợp lý của việc tăng, giảm chi phí...Ví dụ, khi tính toán chỉ tiêu ROA, ROE Ngân hàng mới đơn thuần tính toán và đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhưng chưa phân tích theo mô hình Dupont để đánh giá được từng mặt hoạt động có liên quan.

Thứ tư, Ngân hàng chưa tiến hành phân tích dòng tiền, trong phân tích

rủi ro hoạt động.

Ngân hàng VietinBank thiếu hẳn một nội dung phân tích lưu chuyển tiền tệ. Như đã nói, việc phân tích này cho ta một cái nhìn thực tế về các luồng luân chuyển tiền vào và ra trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Nó cho thấy chất lượng thực tế của các kết quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, việc không phân tích nội dung này là một hạn chế của VietinBank khiến cho công tác phân tích không toàn diện và thiếu tính thực tế.

Thứ năm, chưa phát triển được hoạt động dự báo một số chỉ tiêu tài

chính quan trọng để cung cấp thêm thông tin quan trọng cho Ban lãnh đạo nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai cho Ngân hàng ngân hàng hoặc cảnh báo sớm rủi ro có thể gặp phải.

* Nguyên nhân

Thứ nhất, Khối Tài chính kế toán chưa xây dựng quy trình phân tích BCTC một cách có tổ chức và khoa học. Mặc dù ban lãnh đạo đã có quan tâm đến công tác phân tích BCTC, tuy nhiên hiện tại tại VietinBank vẫn chưa có quy trình phân tích BCTC và các văn bản hướng dẫn phân tích BCTC. Một số văn bản đã có thì manh mún và chỉ mang tính hình thức nên còn nhiều thiếu sót, hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, khó áp dụng trong thực tế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ, sai sót, thiếu tính nhất quán trong các báo cáo phân tích đột xuất do sự lộn xộn, chồng chéo, thiếu quy củ trong quá trình phân tích nên việc nhầm lẫn hay chậm trễ là điều không tránh khỏi.

Thứ hai, Bộ phận phân tích của Ngân hàng chưa phân công bộ phận kiểm soát dữ liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của quá trình phân tích nên công tác thu thập và xử lý dữ liệu không đảm bảo tính chính xác và báo cáo phân tích không bắt buộc phải được kiểm tra trước khi cung cấp cho Ban lãnh đạo nên không tránh khỏi các sai sót trong quá trình phân tích làm ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo phân tích.

Thứ ba, sự phối kết hợp trong hoạt động phân tích giữa các Khối Phòng Ban còn thiếu. Do đó, việc cung cấp số liệu cho bộ phận phân tích từ các Phòng ban có liên quan trong nội bộ ngân hàng là chưa đầy đủ và kịp thời. Do hệ thống thông tin trình bày trên BCTC còn thiếu sót nên cán bộ phân tích phải lấy thêm thông tin chi tiết từ các phòng ban, bộ phận phụ trách chuyên môn để phục vụ cho báo cáo phân tích của mình. Vì vậy có một số thời điểm cán bộ phân tích không chủ động do sự chậm trễ và không phối hợp của các Phòng ban khác.

Thứ tư, Bộ phận phân tích của ngân hàng chưa tổng hợp được các chỉ tiêu phân tích thành một bộ chỉ tiêu đầy đủ.Điều này dẫn đến việc phân tích có thể bị bỏ sót trong trường hợp có nhiều chỉ tiêu cần phân tích, trong điều kiện thời gian giới hạn. Ngược lại, khi đã có bộ chỉ tiêu, người phân tích có thể tập trung phân tích theo các chỉ tiêu đã được liệt kê, người kiểm soát cũng dễ dàng kiểm tra nội dung phân tích theo các đề mục đã có.

Thứ năm, Bộ phận phân tích của ngân hàng chưa xây dựng những tiêu chuẩn cần thiết khi phân tích BCTC. Do đó, các báo cáo phân tích thường chỉ đảm bảo yếu tố cung cấp, tổng hợp thông tin mà chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho người sử dụng. Hoặc chất lượng các báo cáo phân tích không đồng đều.Có báo cáo phân tích rất chi tiết nhưng cũng có những báo cáo lại khá sơ sài và thiếu tính ứng dụng.

Thứ sáu, nguồn nhân lực phục vụ công tác phân tích thường bị thiếu hụt tạm thời. Số lượng cán bộ còn thiếu (chỉ có 2 người thực hiện công tác phân tích và kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác). Do đó, phòng thường rơi vào tình trạng thiếu người dẫn đến công việc bị quá tải thường xuyên.

Thứ bảy, thiếu hụt nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc lâu năm và thiếu chính sách bồi dưỡng chuyên môn.Trình độ học vấn của nhân viên tốt nhưng chủ yếu trong số đó là sinh viên vừa tốt nghiệp đã làm việc luôn tại ngân hàng nên kinh nghiệm chính là từ các nhân viên cũ. Do đó, kinh nghiệm làm việc không phong phú, đôi khi khá máy móc, không đưa ra được những cải thiện cần thiết cho công việc. Hoạt động phân tích BCTC tuy không còn quá mới mẻ đối với các NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỹ năng phân tích. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phân tích chưa được chú trọng, đa phần các chương trình bồi dưỡng là chương trình ngắn ngày do các Bộ, Ban, Ngành thực hiện, ít đi sâu vào hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Các khóa tổ chức đào tạo về phân tích BCTC có chi phí không nhỏ, chủ yếu là mời chuyên gia phân tích từ bên ngoài vào giảng dạy với số lượng người tham gia không nhiều. Tại VietinBank, chưa có khóa đào tạo chuyên viên tài chính về phân tích BCTC. Do đó việc tiếp cận các kiến thức về phân tích BCTC là tương đối khó khăn.

Cuối cùng, hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ được nhiều cho cán bộ phân tích. Việc tiến hành xuất dữ liệu phục vụ công tác phân tích đa phần phải sử dụng hệ thống dữ liệu nội bộ SBR gây mất thời gian và không

thuận tiện cho cán bộ phân tích. Ngoài ra chưa có phần mềm hỗ trợ phân tích BCTC nên việc tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa mà vẫn còn phải thực hiện thủ công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót trong quá trình tính toán. Sai sót bao gồm lấy thiếu hoặc thừa số liệu, nhầm lẫn công thức tính,…

Nguyên nhân khách quan:

Tài liệu về phân tích BCTC tại các NHTM tương đối ít. Do đặc thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông thường nên những tài liệu về phân tích BCTC của doanh nghiệp không thể áp dụng toàn bộ vào phân tích trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích BCTC trong các NHTM rất ít và khó tìm kiếm.

Môi trường pháp lý chưa ổn định và đang hoàn thiện dần. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao. Trong tình trạng môi trường pháp lý thiếu tính nhất quán và thiếu sự minh bạch, hoạt động kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ thống BCTC của Việt Nam mặc dù đã hoàn thiện nhưng vẫn đang trong giai đoạn bổ sung và sửa đổi để tiến dần đến chuẩn mực quốc tế. Do đó, các văn bản quy định cũng được sửa đổi và bổ sung thường xuyên. Điều này có thể dẫn tới sự sai khác về số liệu tài chính giữa các năm, ảnh hưởng đến dữ liệu đầu vào.

Mức độ phổ biến và tính chính thống của các thông tin, tài liệu cần thu thập còn thiếu:

- Do đặc thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông

thường nên những tài liệu về phân tích BCTC của doanh nghiệp không thể áp dụng toàn bộ vào phân tích trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích BCTC trong các NHTM vẫn khá ít ỏi.

- Hiện vẫn chưa có một kênh thông tin chính thống cung cấp các chỉ số

theo loại hình sở hữu hay quy mô tài sản. Trong khi một trong những điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh có hiệu quả là phải có các tỷ lệ tham chiếu. Thông thường khi tính toán ra các tỷ lệ tài chính, người ta phải đối chiếu chúng với các tỷ lệ tiêu chuẩn nào đó. Đối với các NHTM ở Việt Nam hiện nay việc xác lập các tỷ lệ tham chiếu là một việc tương đối khó khăn, hoặc dữ liệu thu thập từ các báo cáo khác nhau lại rất khác nhau nên căn cứ để so sánh cũng không chính xác. Bên cạnh đó, do tính bảo mật thông tin trước đối thủ cạnh tranh hoặc do bản thân các NHTM ở Việt Nam cũng không thực hiện tính toán các tỷ lệ tài chính cho ngân hàng mình nên các số liệu tham chiếu từ các ngân hàng khác không sẵn có, và việc lấy được các số liệu của các ngân hàng khác không phải là việc dễ dàng.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của bài luận văn, tác giả đã trình bày thực trạng về phân tích báo cáo tài chính tại VietinBank. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng như nội dung phân tích BCTC khá đầy đủ và chi tiết, các báo cáo phân tích hướng đến yếu tố thuận tiện nhất cho người sử dụng, các phương pháp phân tích BCTC được sử dụng khá linh hoạt, cán bộ nhân viên có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc… công tác phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể, quy trình phân tích, cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thiếu cập nhật, chưa thực sự thuận tiện cho người sử dụng, quy trình phân tích không rõ ràng, Ngân hàng chưa thực hiện phân tích BCTC một cách tổng hợp bao gồm toàn bộ các nội dung có trong BCTC, một số chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ nên không làm rõ được những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải, việc phân tích kết quả kinh doanh chỉ mới dừng lại ở việc phân tích độc lập từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí mà chưa xem xét nó trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của Ngân hàng.

Từ những thực trạng trên, chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)