Nguồn dữ liệu và tổ chức phân tích báocáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Nguồn dữ liệu và tổ chức phân tích báocáo tài chính

1.3.1. Nguồn dữ liệu để phân tích

Theo Chế độ kế toán hiện hành, hệ thống BCTC áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm hệ thống BCTC năm và BCTC giữa niên độ. Hệ thống BCTC năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nói riêng, phân tích BCTC dựa trên nguồn dữ liệu chủ yếu là các BCTC hợp nhất, gồm:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu biểu B 01 – DN/HN);

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu biểu B 02 – DN/HN);

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Mẫu biểu B 03 – DN/HN);

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu biểu B 09 – DN/HN).

Ngoài ra, khi phân tích BCTC các ngân hàng thương mại còn dựa vào nguồn dữ liệu khác như: hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành và các chế độ, chính sách về quản lý tài chính, tiền tệ của ngân hàng Nhà nước ….

1.3.2. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính

* Tổ chức nhân sự phân tích: con người là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của mọi hoạt động trong đơn vị. Phân tích BCTC cần bố trí những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, am hiểu tốt các chế độ, chính sách, nghiệp vụ kế toán và nắm vững tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo thông tin từ phân tích BCTC đạt chất lượng cao, cung cấp kịp thời, đầy đủ và hữu ích cho các cấp quản trị và các đối tượng cần quan tâm làm căn cứ ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

* Lập kế hoạch phân tích

Đây là một khâu đầu tiên quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phân tích.

Kế hoạch phân tích cần xác định:

- Nội dung phân tích, phạm vi phân tích, khoảng thời gian cần phân tích, thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích (gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích), người thực hiện phân tích.

* Tiến hành phân tích

Được thực hiện theo trình tự sau: – Khái quát chung tình hình:

Dựa vào chỉ tiêu phân tích đã xác định theo từng nội dung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để xác định đối tượng phân tích cụ thể, có thể so sánh tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc từ đó đánh giá chung tài chính của doanh nghiệp, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

– Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu.

Những nguyên nhân mà các nhà phân tích có thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố.

Vì thế, sau khi đã định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thích hợp (thay thế liên hoàn, số chênh lệch, số cân đối…) để phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu nhằm làm rõ các quá trình, hiện tượng tài chính của doanh nghiệp.

– Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng, hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp:

Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu cụ thể nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn, học nguyên lý kế toán ở đâu tại Hà Nội.

Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.

* Kết thúc phân tích

Kết thúc việc phân tích là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích. Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành lập báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích trước những chủ thể quản lý (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông…) và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)