Hoàn thiện về nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 97 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích báocáo tài chính tại Ngân hàng

3.3.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích

Nội dung phân tích BCTC của Ngân hàng ngân hàng hiện nay đã tương đối đầy đủ tuy nhiên về chi tiết, một số chỉ tiêu phân tích vẫn chưa đầy đủ, một số nội dung phân tích là cần thiết nhưng không được đề cập. Những thiếu sót này trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới những sai lầm trong việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nội dung phân tích BCTC tại VietinBank cần hoàn thiện như sau:

3.3.3.1. Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính

Nội dung phân tích cơ cấu nguồn vốn của VietinBank đã khá đầy đủ tuy nhiên còn thiếu một số chỉ tiêu thể hiện tổng quan cơ cấu nguồn. Thông qua nhóm chỉ tiêu này, người sử dụng có thể nắm được tương quan vốn chủ

sở hữu, vốn huy động trong tổng nguồn vốn hay khả năng thu hút vốn của ngân hàng, các giới hạn tỷ lệ theo quy định của NHNN. Điển hình là một số chỉ tiêu sau: Tỷ trọng vốn huy động/Tổng nguồn vốn, Tỷ trọng vốn CSH/Tổng nguồn vốn, Tỷ trọng vốn huy động/Vốn CSH, Tỷ trọng nguồn tiền gửi/Vốn CSH…

3.3.3.2. Hoàn thiện phân tích khả năng sinh lời

Hiện tại, Ngân hàng chỉ sử dụng các phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp so sánh và phương pháp đồ thị trong phân tích BCTC. Tuy nhiên, để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thì phương pháp sử dụng mô hình Dupont là hết sức cần thiết. Đặc biệt, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế hoạch lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont. Phân tích các tỷ lệ tài chính theo mô hình Dupont là công cụ hữu ích nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như mối liên hệ giữa chúng và sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.3.3. Hoàn thiện phân tích dòng tiền

VietinBank cần bổ sung phân tích dòng tiền: Phân tích dòng tiền tại Ngân hàng ngân hàng nhằm thấy được khả năng chi trả bằng dòng tiền thuần, chất lượng thu nhập, khả năng chi trả hoạt động đầu tư, khả năng tạo tiền từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Bổ sung nội dung phân tích rủi ro tiền tệ: Rủi ro tiền tệ cũng là một loại rủi ro thường trực trong hoạt động của ngân hàng và nội dung này cũng được đề cập khá chi tiết trong các BCTC của TCTD. Do đó, việc phân tích rủi ro tiền tệ là việc cần thiết và có thể thực hiện dựa trên BCTC. Trong khi đó, nội dung phân tích của VietinBank vẫn còn bỏ sót loại rủi ro này nên trong quá trình xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC của ngân hàng, việc bổ sung nội dung phân tích rủi ro tiền tệ là hết sức cần thiết.

3.3.3.4. Hoàn thiện phân tích rủi ro trong hoạt động của ngân hàng

- Bổ sung báo cáo trong phân tích rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro thường trực của ngân hàng do đó việc chỉ dựa vào BCTC để xem xét và tính toán thì chỉ có được cái nhìn tại một thời điểm. Việc bổ sung thêm một báo cáo về rủi ro thanh khoản chi tiết và cập nhật hơn bên cạnh việc phân tích BCTC là việc cần thiết. Đó là báo cáo Maximum cash of flow (MCO), MCO là một báo cáo tính toán dòng tiền tối đa cho phép ra khỏi ngân hàng, bằng cách lấy dòng tiền ra trừ đi dòng tiền vào theo từng kỳ hạn từng loại tiền và tổng hợp các loại tiền, với giả định các loại tiền có thể dễ dàng chuyển đổi cho nhau. Kết quả của MCO sẽ được so sánh với hạn mức cụ thể do VietinBank đặt ra. Một cảnh báo sẽ được đưa ra nếu MCO vượt quá hạn mức cho phép, giúp cho ban lãnh đạo kịp thời điều chỉnh thanh khoản của mình. Báo cáo MCO phải được lập hàng ngày.

Hạn mức MCO được xác định dựa trên khả năng huy động vốn tối đa bằng các nguồn huy động đã được cam kết chính thức, dựa trên mức độ lỏng của tài sản, tính linh hoạt của thị trường và ý muốn chủ quan của ban điều hành ngân hàng.

MCO là một công cụ rất tốt giúp cho những người điều hành nguồn vốn của VietinBank có thể thấy được khe hở về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn trong ngắn hạn để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Báo cáo MCO được lập hàng ngày cho từng nhóm kỳ hạn: tiền gửi qua đêm (overnight), 2-7 ngày, 8- 15 ngày, 16- đến hết tháng, 2 tháng, 3 tháng… vì vậy ngay trong ngày, người điều hành sẽ biết cần phải làm gì để đóng khe hở cho những ngày tới trên cơ sở hạn mức cho phép.

- Bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích rủi ro thanh khoản: Bên cạnh các tỷ lệ về khả năng chi trả, mức chênh thanh khoản ròng, một số chỉ tiêu khác về thanh khoản cũng cần phải được bổ sung để nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về tình hình thanh khoản của ngân hàng như: Chỉ số

về trạng thái tiền mặt, Chỉ số về chứng khoán chính phủ, Chỉ số tiền nóng, Chỉ số cấu trúc tiền gửi…

- Bổ sung nội dung phân tích rủi ro lãi suất: Với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin như hiện nay, Ngân hàng có thể và nên áp dụng phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất trong quản lý tài sản - nợ của mình.

Để có thể tính được khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần phân loại các tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn nhạy cảm lãi suất, tính toán được các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất theo từng nhóm kỳ hạn cụ thể, sau đó tính ra khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ. Trên cơ sở khe hở nhạy cảm lãi suất đó, kết hợp với các dự đoán về xu hướng lãi suất, ngân hàng có thể tính được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập lãi như thế nào.

3.3.3.5. Hoàn thiện dự báo tài chính

Một bộ phận khá quan trọng trong hoạt động phân tích là việc dự báo các chỉ tiêu trên BCTC hay dự báo các chỉ tiêu tài chính, là công cụ để kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh. Đây là việc tính toán trước các chỉ tiêu tài chính mà ngân hàng có thể đạt được dựa trên các giả thiết về năng lực và môi trường kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Dựa vào kết quả dự báo, các nhà quản trị thấy được triển vọng tài chính của ngân hàng trong tương lai để đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Dự báo các chỉ tiêu tài chính còn cảnh báo trước những khó khăn mà ngân hàng có thể phải đương đầu và giúp cho các nhà quản lý có căn cứ để nhận định chính xác về ngân hàng cùng những thuận lợi, khó khăn và môi trường kinh doanh hiện tại của ngân hàng. Trên cơ sở đó, đánh giá chính xác hoạt động của từng bộ phận cả về hiệu quả hoạt động lẫn sự phối hợp hoạt động.

Rõ ràng nhu cầu của các nhà quản lý không chỉ dừng ở việc phân tích tình hình tài chính hiện tại mà còn rất cần có được cái nhìn trong tương lai để đưa ra định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu đó của nhà quản lý, việc nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC cần thiết phải bổ sung hoạt động dự báo.

Để dự báo các chỉ tiêu tài chính, các nhà phân tích có thể dựa vào kết quả đạt được trong quá khứ kết hợp với điều kiện hiện tại và những giả thiết trong tương lai để dự báo hoặc có thể trên cơ sở điều kiện hiện tại gắn với những giả thiết về năng lực hoạt động của ngân hàng trong tương lai để dự báo. Hai phương pháp dự báo thường xuyên được sử dụng gồm:

- Phương pháp dựa vào quá khứ nghiên cứu những chỉ tiêu phản ánh kết

quả hoạt động đã diễn ra theo thời gian nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được biểu diễn thành phương trình gọi là phương trình hồi quy mà dựa vào đó các nhà quản trị có thể dự báo các trị số của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động trong tương lai.

- Phương pháp dựa vào giả thiết tương lai là phương pháp dự báo các

chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sẽ đạt được trong tương lai dựa trên những sự kiện được biết trước một cách chắc chắn hoặc các giả thiết đặt ra phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp về năng lực sản xuất hoặc thị trường.

Các nhà phân tích có thể sử dụng các phương pháp trên để dự báo số doanh thu thuần tiêu thụ đạt được (ở các ngân hàng có thể sử dụng thu nhập lãi thuần) trong tương lai. Sau đó, các nhà phân tích sẽ dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần (thu nhập lãi thuần) với các chỉ tiêu tài chính có khả năng biến đổi theo sự thay đổi của thu nhập lãi thuần để xác định trị số của những chỉ tiêu này. Đây là phương pháp khá đơn giản nhưng đảm bảo độ chính xác, cho phép dự báo được những chỉ tiêu tài chính cần thiết. Điều này rõ ràng giúp nâng cao chất lượng phân tích BCTC.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)