Bệnh nhân đến khám và phát hiện bệnh chủ yếu do nhìn mờ Vì vậy yếu tố thị lực nên được đánh giá kỹ càng Trong nghiên cứu của chúng tơi, do tình trạng bệnh nhân thường đến muộn và đã có những biến chứng như bong võng mạc, u xâm lấn vùng hoàng điểm hoặc che lấp vùng võng mạc trung tâm, nên thị lực đạt được rất thấp: chỉ có 6,2% (2 mắt) UHTAT hắc mạc không ảnh hưởng tới thị lực vùng trung tâm mà chỉ gây vẩn đục dịch kính do có dấu hiệu
bong dịch kính sau Có 6,2% (2 mắt) u mống mắt thể mi ở trẻ em được phát hiện sớm nên thị lực đạt được là tương đối, 1mắt là 20/20 - 20/40, mắt thứ hai 20/50 - 20/100 Còn 28 bệnh nhân (87,6%) thị lực chủ yếu là mù lòa dưới 20/400 Thị lực của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi rất thấp 87,6% thị lực dưới 20/400 Trong nghiên cứu của Shields và cộng sự (2021) thị lực thấp như vậy chỉ 10% bệnh nhân Cũng theo tác giả 74% bệnh nhân có thị lực 20/20 – 20/40, cịn trong nghiên cứu của chúng tơi chỉ có 3,1% bệnh nhân đạt được thị lực này 88 Điều này cho thấy trình độ nhận thức của bệnh nhân chúng tơi cịn thấp, khi mắt bị mờ khơng đi khám ngay, thời gian trung bình phát hiện khối u là muộn 9,8 tháng
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hầu hết bệnh nhân UHTAT màng bồ đào phàn nàn về thị lực giảm hoặc dấu hiệu về thị lực kém Theo Eskelin và cộng sự (2002) ở Phần Lan có 87% bệnh nhân có triệu chứng, chủ yếu là mờ mắt Từ 10 – 30% trường hợp có biểu hiện chứng lóa mắt, ám điểm, mệt mỏi do thị lực giảm, nhậy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng Khoảng 10% trường hợp khơng có triệu chứng những trường hợp này thường tương ứng u có kích thước nhỏ, hoặc trung bình nằm trước xích đạo, được phát hiện ngẫu nhiên khi kiểm tra mắt thường xuyên như sau phẫu thuật đục thể thủy tinh 98
Theo nghiên cứu của Vidoris (2017) trên 13 bệnh nhân bị UHTAT màng bồ đào có kích thước trung bình và nhỏ Tác giả phẫu thuật cắt u nội soi Trước phẫu thuật có 2 bệnh nhân có thị lực 20/20, 1 bệnh nhân thị lực 20/60, 10 bệnh nhân thị lực bóng bàn tay 104
4 1 7 Nhãn áp và thị trường
Theo kết quả bảng 3 8 có 6,3% mắt tăng nhãn áp trên 25mm Hg Trường hợp thứ nhất, do u mống mắt phát triển chèn ép chặt vào vùng bè gây tăng nhãn áp thứ phát Sau phẫu thuật cắt u mống mắt tại chỗ nhãn áp của mắt trở lại bình thường Trường hợp thứ hai, u phát triển gây bong võng mạc toàn bộ làm xuất hiện và phát triển các yếu tố tăng sinh tân mạnh, gây glôcôm thứ phát vùng bè Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả
trên thế giới cho thấy: khoảng 3% UHTAT màng bồ đào có liên quan đến bệnh tăng nhãn áp thứ phát tại thời điểm chẩn đốn Các cơ chế thơng thường làm áp lực nội nhãn cao là sự xâm lấn khối u ở góc tiền phịng và sự xuất hiện tân mạch mống mắt, vùng bè
Theo các nghiên cứu trên thế giới, tăng nhãn áp chỉ ở một bên mắt bị u là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh Bệnh tăng nhãn áp là do khối u đẩy mống mắt ép vào thể thủy tinh làm nghẽn dòng thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phịng gây tăng nhãn áp (glơcơm ác tính) Theo báo cáo của Danielescu và cộng sự (2004), khi bệnh nhân bị UHTAT thể mi chèn ép gây tăng nhãn áp, nếu kích thước u to và đau nhức nhiều nên cắt bỏ nhãn cầu dù thị lực còn tốt 105 UHTAT xâm nhập vào thể mi cũng có thể gây giảm áp lực nội nhãn tương đối do làm rối loạn chức năng sản xuất thủy dịch của biểu mơ khơng có sắc tố
- Mắt cịn lại khơng bị UHTAT của tất cả bệnh nhân có nhãn áp bình thường
- Bệnh nhân bị UHTAT màng bồ đào trong nghiên cứu của chúng tôi đến phần lớn ở giai đoạn muộn Nên thị trường đã bị tổn thương nặng nề, đến mức không đo được như bong võng mạc gần tồn bộ, hay xuất huyết dịch kính Có 1 bệnh nhân UHTAT mống mắt bị tăng nhãn áp thứ phát Tuy nhiên do bệnh nhân còn nhỏ tuổi, phối hợp khơng tốt nên mặc dù kết quả thị trường có tổn thương nhưng khơng có tổn thương điển hình glơcơm Bệnh nhân đã được chụp OCT đáy mắt chưa thấy tổn thương
Theo tác giả Damato (2010), một trong những triệu chứng sớm nhất để phát hiện ra bệnh UHTAT màng bồ đào là tổn thương thị trường 106