Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng tự nhiên
Đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng. Tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Hiểu theo nghĩa rộng, tái sinh rừng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng thúc
đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, bảo đảm cho rừng tồn tại liên tục và do đó đảm bảo cho việc sử dụng rừng được thường xuyên, lâu dài.
4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành
Trong điều kiện thuận lợi thì tổ thành cây tái sinh về cơ bản sẽ trở thành tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, vì vậy việc xác định được cơng thức tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh tổ thành cây tái sinh theo hướng đáp ứng mục tiêu kinh doanh đặt ra. Từ số liệu điều tra cây tái sinh ở các ô dạng bản, đề tài xác định tổ thành cây tái sinh cho các OTC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.
4.3.1.1. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIA
Bảng 4.23 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIA
Trạng thái Gộp < 700 700 - 1000
Loài ưu thế 7 loài 6 loài 8 loài
STT Loài N% Loài N% Loài N%
1 Vối thuốc 21,5 Vối thuốc 23,04 Vối thuốc 19,90
2 Chè đuôi lươn 5,5 Trẩu 10,29 Thẩu tấu 8,16
3 Trẩu 5,25 Chè đuôi lươn 9,31 Sau sau 6,12
4 Dẻ gai 5 Chẹo tía 8,82 Quế 5,10
5 Chẹo tía 4,5 Dẻ gai 8,33 Lim xẹt 4,59
6 Thẩu tấu 4,5 Dẻ gai ấn độ 7,84 Trâm lá dày 4,08
7 Dẻ gai ấn độ 4 Ba soi 3,06
8 Mò giấy 3,06
Tổng 50,25 67,65 51,02
Loài khác 55 49,75 24 32,35 34 48,98
Kết quả bảng 4.23 cho thấy: tổng số loài tham gia CTTT của lớp cây tái sinh của trạng thái này rất lớn có tới 62 lồi tham gia. Tổ thành của lớp cây tái sinh vẫn có sự tham gia chủ yếu của các loài cây tiên phong ưa sáng (một đặc trưng của các trạng thái rừng non phục hồi) các lồi có hệ số tổ thành cao bao gồm: Vối thuốc
21,5%, Chè đuôi lươn (Andinandra intalgerrima) 5,5%, Trẩu (Vemicia montala) - 5,25%, Dẻ gai 5%, Thẩu tấu (Aporosa dioica) 4,5%, Dẻ gai ấn độ (Castanopsis
indica) 4%. Nói chung, CTTT lớp cây tái sinh của trạng thái này cũng đã xuất hiện
nhiều lồi cây có giá trị về kinh tế cũng như phịng hộ tuy nhiên mức độ thường gặp thấp: Quế, Trâm lá dài, Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)…; cịn có nhiều lồi có giá trị thấp gây tác động có hại cho các lồi cây mục đích: Ba soi (Macaranga
denticulata), Thôi ba (Alangium chinensis)… Ở trạng thái này cũng có sự khác biệt
khá rõ giữa cấp độ cao: CTTT lớp cây tái sinh cấp độ cao nhỏ hơn 700m có 30 lồi tham gia trong khi đó ở cấp độ cao 700 - 1000m có 42 lồi tham gia CTTT. Ở cấp độ cao 700 - 1000m có nhiều lồi mục đích đã tham gia vào CTTT hơn và tạo thành lớp cây tái sinh ưu thế. Qua CTTT ở 2 cấp độ cao này cho thấy Vối thuốc đã trở thành một lồi có ưu thế lớn (đều chiếm một tỷ trọng cao nhất trong lớp cây tái sinh), điều này cho thấy Vối thuốc là một lồi có tính thích ứng rất cao trong khu vực. Nó khơng chỉ thể hiện trong lớp cây tái sinh mà ngay cả trong CTTT của tầng cây cao, loài Vối thuốc vẫn được coi là một loài ưu thế.
So sánh giữa CTTT của tầng cây cao và CTTT của lớp cây tái sinh cho thấy: đã có sự phù hợp tương đối giữa 2 lớp cây này, các loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao đều thấy xuất hiện trong CTTT của lớp cây tái sinh. Như vậy hầu hết các loài cây này đều có khả năng gieo giống tại chỗ tạo nên lớp cây kế cận của lồi đó ở dưới tán rừng. Một số lồi khơng thấy xuất hiện trong CTTT của tầng cây cao nhưng đã có mặt trong CTTT lớp cây tái sinh, kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về tái sinh rừng mưa nhiệt đới. Nguyên nhân là do đặc tính phát tán hạt của một số loài cây đã tạo ra cho nó khả năng tái sinh ở các khu vực khơng có cây mẹ gieo giống, hơn nữa một đặc điểm khá thú vị của rừng nhiệt đới đó là khả năng tái sinh lỗ trống hay tái sinh khảm hay hiện tượng liền vết sẹo.
4.3.1.2. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIB
Bảng 4.24 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIB
Loài ưu thế 7 lồi
STT Loµi N N% 1 Vối thuốc 27 13,04 2 Dẻ gai 21 10,14 3 Thẩu tấu 19 9,18 4 Sồi đỏ 12 5,80 5 Lá nến 10 4,83 6 Dẻ cau 9 4,35 7 Lòng trứng 9 4,35 Tổng 107 51,69 Loài khác 34 100 48,31
Kết quả bảng 4.24 cho thấy: trong CTTT của trạng thái IIB có 7/41 lồi tham gia vào nhóm lồi cây ưu hợp cho lớp cây tái sinh. Các loài này tỷ lệ N% dao động từ 4,35% đến 13,04% bao gồm các loài: Vối thuốc, Dẻ gai, Thẩu tấu, Sồi đỏ (Cerdrela odorata), Lá nến (Macaranga denticulata), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Lịng trứng. tổng tỷ lệ chiếm 51,69%. Ngồi các lồi cây ưa sáng đặc trưng các lồi cây chịu bóng cũng đã xuất hiện với tỷ lệ thấp, bên cạnh đó các lồi cây mục đích, cây hỗ trợ cũng xuất hiện khá nhiều. Qua hệ số tổ thành của các loài cây tái sinh ở trạng thái cho thấy giữa chúng khơng có sự chênh lệch nhiều, giữa 2 lớp cây tái sinh và tầng cây cao cũng có sự phù hợp tương đối.
4.3.1.3. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIIA2
Bảng 4.25 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIIA2
Trạng thái Gộp 700 - 1000 > 1000
Loài ưu thế 7 loài 6 loài 4 loài
STT Loài N% Loài N% Loài N%
1 Nghiến 20,71 Nghiến 18,07 Nghiến 26,42
2 Dẻ gai ấn độ 13,93 Dẻ gai ấn độ 15,66 Vối thuốc 15,09 3 Vối thuốc 11,79 Vối thuốc 10,24 Dẻ gai ấn độ 11,32
4 Trai 8,57 Trai 7,83 Trai 10,38
5 Thị rừng 6,79 Bứa đá 7,23
6 Bứa đá 6,07 Lá han 6,63
7 Dẻ bốp 4,64
Tổng 72,50 65,66 63,21
Loài khác 20 27,50 10 34,34 19 36,79
Qua bảng 4.25 cho thấy: CTTT của lớp cây tái sinh trạng thái này chỉ bao gồm 27 loài tham gia, chỉ nhiều hơn không nhiều so với só lượng lồi tham gia CTTT tầng cây cao (27 loài so với 20 loài). Giữa lớp cây tái sinh và tầng cây cao vẫn bao gồm một số loài ưu thế như Nghiến, Vối thuốc, Trai lý, Thị rừng, Bứa đá; điều này cũng thể hiện cho sự ổn định tương đối của rừng trạng thái IIIA2. Tuy nhiên số lượng loài ưu thế tham gia vào CTTT đã tăng lên (từ 5 loài lên 7 loài), giữa 2 cấp độ cao cũng khơng có sự khác biệt nhiều về các lồi cây ưu thế và các lồi tham gia vào CTTT.
Cơng thức tổ thành lớp cây tái sinh của trạng thái IIIA2:
2.07Ngh + 1.39DeA + 1.18Vt + 0.86Tra + 0.68 Thr + 0.61Bud + 0.46 Deb + 2.75LK (4.21)
CTTT cho cấp độ cao 700m - 1000m:
1.81Ngh + 1.57DeA + 1.02Vt + 0.78Tra + 0.72 Bud + 0.66 LaH + 3.43 LK (4.22)
CTTT cho cấp độ cao lớn hơn 1000m:
4.3.1.4. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái núi đá (IIA)
Bảng 4.26. Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái núi đá
Trạng thái Gộp < 700 700 - 1000
Loài ưu thế 10 loài 9 loài 5 loài
STT Loài N% Loài STT Loài N%
1 Re lá bạc 10,64 Vối thuốc 10,00 Nụ 17,65
2 Nụ 6,38 Dẻ cau 9,33 Thị đá 16,47
3 Vối thuốc 6,38 Re lá bạc 9,33 Re lá bạc 12,94 4 Dẻ cau 5,96 Chè đuôi lơn 8,67 Dẻ gai 9,41
5 Sơn ta 5,96 Ba soi 7,33 Sịi tía 8,24
6 Thị đá 5,96 Muồng đen 6,67
7 Chè đuôi lơn 5,53 Trai 6,67
8 Ba soi 4,68 Lát 6,00
9 Muồng đen 4,26 Sơn 6,00
10 Trai 4,26
Tæng 60,00 70,00 64,71
Loài khác 33 40,00 22 30,00 10 35,29
Kết quả bảng 4.26 cho thấy: số lượng lồi ưu thế tham gia vào cơng thức tổ thành là 10/43 loài với hệ số tổ thành thay đổi từ 0,43 - 1,01 bao gồm một số loài như: Re lá bạc, Nụ, Vối thuốc, Dẻ cau, Sơn ta (Rhus succedanea), Thị đá, Muồng đen (Senna siamea), Trai lý… Cũng tương tự như trong CTTT của tầng cây cao giữa 2 cấp độ cao có sự khác biệt khá rõ: số lượng lồi tham gia CTTT ở 2 cấp là khác nhau (31 loài so với 15 loài), các loài ưu thế cũng khác nhau nhiều (cả về số lượng các loài tham gia cũng như các loài tham gia vào CTTT).
4.3.2. Mật độ và phân cấp chất lượng
Mật độ cây tái sinh là mật độ ban đầu của thế hệ rừng tương lai, là một trong những đặc trưng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Mật độ và chất lượng cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của tiểu hoàn cảnh rừng đối với việc ra hoa, kết quả, nẩy mầm, sinh trưởng và phát tiển của cây con....
Mật độ và chất lượng cây tái sinh được tính tốn theo cơng thức 2.38, kết quả được thể hiện ở bảng 4.27
Bảng 4.27. Mật độ cây tái sinh rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu Trạng thái Độ cao (m) Mật độ (cây/ha) Chất lượng > 1m ≤ 1m Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu IIA < 700 2720 76,5 21,0 2,5 80,0 17,6 2,4 700÷1000 3152 85,7 14,3 - 88,5 11,5 - IIB 2.773 90,5 9,5 - 95,1 4,9 - IIIA2 700÷1000 3320 67,9 29,8 2,4 69,5 29,3 1,2 >1000 4240 59,6 38,5 1,9 87,0 13,0 - Núi đá <700 2267 62,2 32,9 4,9 61,2 34,3 4,5 700÷1000 1714 35,3 56,9 7,8 31,7 53,7 14,6 Kết quả bảng 4.27 cho thấy: Mật độ cây tái sinh ở các trạng thái ở mức độ thấp. Ở mỗi trạng thái có mật độ cây tái sinh có khác nhau, thấp nhất là rừng núi đá từ 1.714-2.267 cây/ha, cao nhất là trạng thái IIIA2 với 4.240 cây/ha ở trạng thái >1000 m. Trong quá trình phát triển và đấu tranh sinh tồn, chỉ một tỷ lệ nhất định tham gia vào tầng rừng, phần cịn lại sẽ bị đào thải. Chỉ có cây rừng có phẩm chất tốt, nằm ở vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện hồn cảnh có sức cạnh tranh mạnh mới có cơ hội tham gia vào tổ thành rừng trong tương lai. Chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái có sự khác nhau, cao nhất là trạng thái IIB, cây tốt chiếm trung bình từ 90,5%- 95,1%, còn lại là cây có chất lượng trung bình; thấp nhất là trạng thái rừng núi đá, tỷ lệ cây tốt đạt từ 35,3%-62,2%, tỷ lệ cây trung bình từ 32,9%-52,9%, cây xấu từ 4,5%- 14,6%.
Quá trình tác động các biện pháp kỹ thuật, cần lưu ý điều tiết ánh sáng, mật độ, loại bỏ các cây chất lượng xấu nhằm đảm bảo đủ không gian dinh dưỡng cho những cây mục đích và chất lượng có điều kiện phát triển, đồng thời cần tiến hành trồng dặm bổ sung để nâng cao mật độ.
4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu
4.4.1. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh
Kết quả nghiên cứu về đặt điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang trên đây là cơ sở khoa học để đề xuất và bổ sung một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng cụ thể:
*/ Đối với từng tự nhiên:
- Với trạng thái rừng IIA: Trạng thái này do bị khai thác quá bức, song đang giai đoạn phục hồi, tổ thành, số lượng lồi cây ít, chủ yếu là các lồi cây ưa sáng mục nhanh như: Sau sau, Cáng lò, Vối thuốc... Do đó cần áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, đặt biệt cần lưu ý trạng thái rừng nằm ở độ cao <700 mét so với mực nước biển, nhằm tăng số lượng những lồi cây mục đích, tăng tính đa dạng lồi. Đây là biện pháp có thể lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, phục hồi rừng thúc đẩy phát triển rừng theo hướng bền vững.
Trạng thái này có số lượng lồi cây tái sinh khá lớn (62 lồi), do đó cần điều chỉnh độ tàn che, tăng cường độ chiếu sáng, tạo điều kiện thúc đẩy sinh trưởng của cây tái sinh, điều tiết tổ thành ni dưỡng cây mục đích như: Vối thuốc, Dẻ, Trâm, Lim xẹt…Bên cạnh đó cần kết hợp các biện pháp tỉa thưa, loại bỏ những cây phi mục đích như Thơi ba, Ba soi ...có sinh trưởng kém, sâu bệnh nhầm tạo không gian dinh dưỡng hợp lý.
- Với trạng thái rừng IIB: Trạng thái này tổ thành có sự đa dạng cao với sự tham gia của nhiều lồi cây gỗ lớn mục đích, có khả năng phát triển tạo thành tán chính của trạng thái này. Do đó, cần điều chỉnh tổ thành lồi cây cao thơng qua việc ni dưỡng những lồi cây bản địa có phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu phòng hộ như: Trám đen, Trám trắng, Trâm, Lim xẹt ... Kết hợp tỉa thưa, loại bỏ những cây khơng đáp ứng mục tiêu kinh tế, phịng hộ. Điều chỉnh độ tàn che, tăng cường chiếu sáng xuống tán rừng tạo điều kiện cho tầng cây thấp, cây tái sinh sinh trưởng, phát triển tham gia vào các cỡ kính thiếu hụt và tầng tán chính của rừng;
Điều tiết tổ thành cây tái sinh thơng qua việc ni dưỡng những lồi cây bản địa có phâm chất tốt, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và phòng hộ như: Dẻ, Sồi đỏ,
Vối thuốc, Trám, Trâm lá dài... Măt khác, trong trường hợp cụ thể, mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng chiếm tỉ lệ thấp hoặc phân bố không đều, cần thiết phải tra dặm, trồng bổ sung các lồi cây bản địa có giá trị như Trám đen, Dẻ, Chẹo, Cáng lò... nhằm đưa trạng thái này trong tương lai chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Đối với trạng thái rừng IIIA2:
Điều tiết tổ thành loài cây cao thơng qua việc ni dưỡng những lồi cây bản địa có giá trị tham gia vào tổ thành như: Nghiến, Vối thuốc, Trai lý, Cáng lò, Trám... nhằm nâng cao độ tàn che của rừng; tuyển chọn và nuôi dưỡng những cây mẹ giao giống tại chỗ có phẩm chất, sinh trưởng, phát triển tốt, năng lực ra hoa, sản lượng và chất lượng hạt giống cao và phân bố đều trên bề măt đất rừng. Đồng thời tiến hành khai thác những cây già cỗi, sâu bệnh, kém chất lượng, tận thu sản phẩm gỗ, củi nhưng phải đảm bảo tái sinh và vệ sinh rừng...
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, đối với trạng thái có mật độ tầng cây cao thấp, cây phân bố không đều, xuất hiện những lỗ trống trong rừng... cần áp dụng các biện pháp làm giàu rừng bằng trồng bổ sung các lồi cây bản địa có khả năng thích nghi cao tại khu vực nghiên cứu như Vối thuốc, Trám, Dẻ, Trâm.... nhằm bổ sung tổ thành rừng và tạo phân bố đều cây rừng trong toàn bộ lâm phần...
Điều tiết tổ thành cây tái sinh thơng qua biện pháp ni dưỡng các lồi cây tái sinh mục đích như: Nghiến, Dẻ, Vối thuốc, Trai, Trám, Trâm lá dài... nhằm nâng cao mật độ cây triển vọng. Đồng thời tiến hành phát luống dây leo và thảm tươi... đảm bảo cho cây tái sinh mục đích sinh trưởng, phát triển. Mặt khác, do số lượng, thành phần lồi cây tái sinh mục đích trong tổ thành ít (27 lồi) nên ngồi các biện pháp xúc tiến tái sinh đã nêu, ở những nơi có điều kiện có thể tiến hành tra dặm một số lồi Sấu, Dẻ, Trám...
Tuy nhiên, những nơi đặc biệt có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, khơng có điều kiện trồng bổ sung, chỉ cần áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Đối với rừng núi đá: Khu vực nghiên cứu, diện ích rừng núi đá chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 34%), tuy nhiên do sự tác động quá mức của con người
nhiều năm nên hiện trạng rừng chủ yếu ở dạng thảm cây bụi (chiếm tới hơn 68%