Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 38 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và tập quán canh tác

- Thành phần dân tộc: trong vùng nghiên cứu có 17 dân tộc anh em sinh sống

bao gồm: Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh, Giấy và các dân tộc thiểu số khác. Trong đó dân tộc Mơng chiếm trên 60% dân số. Nhìn chung cộng đồng các dân tộc sinh sống đồn kết, cần cù, chịu khó lao động.

- Dân số: vùng nghiên cứu có 175.593 nhân khẩu/43.944 hộ, mật độ bình qn

75 người /km2. Trong đó số hộ đói nghèo chiếm 60,12% tổng số hộ (26.420 hộ). Đặc điểm đáng chú ý ở đây là dân số phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã vùng cao, vùng xa. Mật độ dân số các xã biên giới là thấp nhất (45-50 người/km2).

- Lao động: tổng số lao động 101.440 người, trong đó lao động nơng nghiệp

nơng thơn là người dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng số lao động. Hàng năm có khoảng 3.000 thanh niên đến tuổi lao động. Đây là lực lượng lao động nông lâm nghiệp khá dồi dào, song số lao động được đào tạo không đáng kể. Với hệ số sử dụng đất thấp; chăn nuôi, làng nghề nông thôn, dịch vụ, công nghiệp chưa phát triển, cho nên lực lượng lao động nhàn rỗi trong năm chiếm trên 40%. Đây là thách thức lớn đối với các cấp chính quyền hiện nay, đồng thời cũng là cơ hội về nguồn nhân lực khi thực hiện các Dự án hỗ trợ.

- Tập quán canh tác: tập quán canh tác và sử dụng đất của dân còn hạn chế,

đại đa số nhân dân cịn sử dụng đất mang tính tự phát, thích cây gì trồng cây ấy, phục vụ nhu cầu trước mắt, mà khơng chú ý đến khả năng thích hợp của đất đối với từng lồi cây trồng. Sự hiểu biết của người nơng dân cịn hạn chế so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như cả nước. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt theo làng bản, vì vậy cơng tác tun truyền và phổ biến phương thức sử dụng đất hợp lý với người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn chung sản xuất nơng, lâm nghiệp những năm gần đây người nông dân đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc lựa chọn cây trồng, vật ni trong q trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng đất đai của địa phương cịn gặp khơng ít khó khăn đó là địa hình quá phức tạp, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm rất khan hiếm và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn rất hạn chế.

3.2.2. Điều kiện kinh tế

Thực trạng phát triển kinh tế của người dân vùng nghiên cứu chủ yếu dựa vào sản xuất nơng lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng chính là ngô, đậu tương, lúa, trồng rừng với một số cây lâm nghiệp như Sa mộc, Thông, Tống quá sủ...

3.2.2.1. Sản xuất nơng nghiệp

Diện tích đất trồng cây hàng năm: 52.558,2 ha, trong đó đất trồng lúa 5.029,6 ha, đất trồng cây hàng năm khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đậu...: 47.528,6 ha. Tổng sản lượng lương thực vùng nghiên cứu 73.488 tấn. Nhìn chung, diện tích đất canh tác manh mún, phân tán, chi phí sản xuất lớn, dẫn đến hiệu quả đem lại chưa cao. Trong những năm tới, với sự gia tăng dân số, phát triển chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng tăng lên diện tích này có nguy cơ bị thu hẹp. Bởi vậy, cần có hướng sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất và xét đến giá trị sau thu hoạch, thị trường.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Tính đến tháng 6 năm 2010 trong 4 huyện có 01 Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Minh, còn lại là các Ban quản lý 661. Biên chế của các tổ chức này còn rất mỏng. Đến nay ngành lâm nghiệp các huyện đã tiến hành giao rừng và đất rừng

sản xuất 18.540,3 ha/2.340 hộ, giao khoán bảo vệ, khoanh ni, trồng rừng phịng hộ 77.554,5 ha/3.810 hộ. Tuy nhiên các hộ gia đình chưa có thói quen tự bỏ vốn hoặc vay vốn trồng rừng sản xuất.

Diện tích giao, khốn cho các ban quản lý rừng là 8.089,7 ha (đặc dụng 7.325,6 ha, phịng hộ 764,1 ha); giao khốn cho lực lượng vũ trang thuộc đối tượng rừng phòng hộ 971,9 ha.

Đến nay vùng nghiên cứu đã đầu tư bảo vệ tốt diện tích đã có rừng: 77.301,1 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 6.426,0 ha, rừng phòng hộ 55.953,4 ha, rừng sản xuất 15.921,7 ha.

Từ năm 1993 đến nay đã có nhiều dự án đầu tư phát triển rừng như các dự án 327, 661...vẫn cịn có những hạn chế: Phát triển rừng chưa tồn diện, chỉ tập trung đầu tư cho rừng phòng hộ và đặc dụng, chưa quan tâm phát triển rừng sản xuất và chế biến lâm sản; nội dung các dự án còn chung chung, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế và đặc thù riêng của vùng cao biên giới; hạn chế lớn nhất ở đây là chưa quan tâm đến mục tiêu xây dựng phát triển các khu rừng sản xuất và chế biến lâm sản. Kinh phí đầu tư dự án mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ nên chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

3.2.2.3. Các ngành sản xuất khác

Ngành công nghiệp: Mỏ quặng Antimon Yên Minh (xã Mậu Duệ) đã đi vào hoạt động ổn định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, tăng thu nhập cho người lao động. Bình quân khai thác với cơng suất 1.000 tấn/năm đã góp phần tăng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn.

Tiểu thủ cơng nghiệp: Về cơ bản đã được hình thành, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch, ngói và các mặt hàng nơng cụ khác phục vụ nhu cầu địa phương. Hiện tại đã có trên 20 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, thu hút trên 1.500 lao động tham gia, giá trị sản xuất hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng.

Thương mại dịch vụ: Nhờ có cơ chế chính sách mở cửa khuyến khích các thành phần kinh tế, do vậy trong những năm qua ngành thương mại dịch vụ cùng với nhiều thành phần kinh tế khác trong và ngoài địa bàn đã tham gia lưu thơng hàng hố đến tận vùng sâu, vùng xa của khu vực góp phần quan trọng vào sự tăng

trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Bên cạnh đó hệ thống dịch vụ phát triển ở hầu hết các cụm dân cư, cung ứng đủ và kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân, các chợ nông thôn từng bước được củng cố và phát triển tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi hàng hố góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.2.3. Điều kiện xã hội và cơ sở hạ tầng

- Hạ tầng: hầu hết các xã trong vùng nghiên cứu đã có đường ơ tô đến trung tâm xã (70% số xã đã có đường nhựa đến trung tâm). Nhìn chung đường giao thôn trong vùng đã tương đối thuận lợi, song hệ thống đường liên thơn bản của các xã vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của khu vực trong đó có phát triển lâm nghiệp. Đó là những hạn chế của việc vận chuyển hàng hoá lâm sản, vật tư, cây giống cho công tác trồng rừng tới các xã vùng sâu, vùng cao.

- Thuỷ lợi: khu vực nghiên cứu có sơng Nho Quế, sơng Miện chảy qua và những sông nhỏ, các suối khác. Đây là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nơng lâm nghiệp. Ngồi ra trên địa bàn cịn có trên 60 cơng trình thuỷ lợi kiên cố, 218 cơng trình thuỷ lợi nhỏ, đáp ứng tưới 50% diện tích lúa trên địa bàn, diện tích cây hàng năm cịn lại dựa vào nguồn nước tưới tự nhiên.

- Y tế: vùng nghiên cứu hiện đã có 4 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám khu vực, 100% xã có trạm y tế, trong đó 72% xã, phường, thị trấn có trạm y tế xây dựng 2 tầng. Các bệnh viện huyện được xây dựng kiên cố, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Bình qn 17,6 giường bệnh/vạn dân, 3 bác sỹ/vạn dân, 5 cán bộ y tế/xã; 60% số trạm y tế có bác sỹ về cơng tác; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao (35%). Công tác kế hoạch hoá dân số chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao (1,94%).

- Giáo dục: giáo dục phổ thông trung học: 4 trường, 43 lớp, 1.329 học sinh, 56 giáo viên.; Giáo dục trung học cơ sở: 68 trường, 300 lớp, 8.511 học sinh, 483 giáo viên; Giáo dục Tiểu học: 73 trường, 2.166 lớp, 35.669 học sinh, 2.210 giáo viên; Giáo dục Mầm non: 27 trường, 360 lớp, 6.458 học sinh, 378 giáo viên.

3.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội

3.2.4.1. Một số thuận lợi

- Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phịng thủ biên giới Quốc gia và giữ vai trò to lớn trong việc phịng hộ đầu nguồn cho các sơng lớn như sông Lô, sông Nho Quế, sông Miện.... bảo vệ môi trường sinh thái khu vực.

- Có điều kiện khí hậu phù hợp với một số loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây đặc sản, dược liệu nếu trồng thành vùng tập trung có thể cung cấp lâm sản cho chế biến trong vùng và xuất khẩu.

- Thơng qua một số chính sách, chương trình đầu tư của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, người dân đã có những nhận thức nhất định về hiệu quả và lợi ích của việc trồng, quản lý bảo vệ rừng; bên cạnh đó cộng đồng các dân tộc trong vùng sống cần cù, chịu khó lao động, giàu kiến thức bản địa canh tác trên đất dốc.

3.2.4.2. Những khó khăn

- Khu vực nghiên cứu là vùng đặc biệt khó khăn của cả nước; địa hình cao dốc, độ chia cắt mạnh, nhiều núi đá, khu vực núi đất có tỷ lệ đá lẫn chiếm 30 - 40%, có khu vực lên tới 70%, dẫn đến suất đầu tư lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao.

- Nền kinh tế chậm phát triển, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu và bị ảnh hưởng nhiều vào tập quán, thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là nước sinh hoạt.

- Trong một thời gian dài việc khai thác sử dụng rừng và tài nguyên đất đai không hợp lý đã làm cho đất bị xói mịn; diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều, nhưng tỷ lệ sử dụng đất thấp.

- Một số cơ chế chính sách đối với nghề rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như vốn đầu tư chưa thoả đáng (vốn đầu tư quá thấp), chính sách hưởng lợi chưa hấp dẫn chủ quản lý bảo vệ rừng, công tác tuyên truyền về phát triển rừng chưa sâu rộng nên chưa khuyến khích được người dân tham gia. Bên cạnh đó, chưa có cơng trình nghiên cứu nào được nghiên cứu một cách đầy đủ làm cơ sở phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 38 - 43)