Thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 37 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.6. Thảm thực vật rừng

3.1.6.1. Thực vật rừng

Do yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên rừng khu vực nghiên cứu mang nhiều đặc trưng của các ưu hợp thực vật trong kiểu phụ miền bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc với các loài trong họ: Dẻ (Fagaceac), họ Đậu (Fabaceac), họ Trám (Burreraceac). Ngồi ra cịn một số lồi đặc hữu như: Chị, Nghiến, Pơ mu, Thơng tre....Nhìn chung số lồi thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng. Nhiều lồi cây phổ biến của vùng núi đá vơi xuất hiện ở 4 huyện này như: Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai ( Garcinia fagraeoides), Kháo (Phoebe sp), cùng với các loại Dẻ sp (Castanopsis sp), Thị ( Diospyros sp.), Dung ( Sumplocos sp), Ngát (Gironniera subaequalis ), Cáng lò (Betula alnoides Buch- Ham), Vối thuốc (Schima wallichii (DC) Korth), Sồi sp (Lithocarpus sp), Trám trắng (Canarium album Raeusch.) tạo thành những rừng cây lá rộng thường xanh thung lũng, chân núi đá vôi và sườn núi đá vôi.

Ngồi ra cịn xuất hiện một số loài cây lá kim mọc hỗn giao cây lá rộng, chúng thường được phân bố trên các đỉnh núi như Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Thông tre (Podocarpus pilgeri). Đây là những cây gỗ quí, được xếp hạng trong sách đỏ, nên rất hay bị khai thác, chặt phá bất hợp pháp.

3.1.6.2. Các kiểu rừng

Do đặc điểm về khí hậu, địa hình, vùng nghiên cứu có các kiểu rừng sau: + Kiểu rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng đặc trưng hệ sinh thái trên núi đá, lồi cây chủ yếu là Nghiến, Ơ rơ... Trong đó có những lồi đặc biệt q hiếm cần được bảo tồn nguồn gen (Hồng tinh, Thơng tre...).

+ Kiểu rừng ẩm thường xanh núi đất: Rừng sinh trưởng quanh năm, tổ thành loài thực vật trong kiểu rừng này đa dạng, loài cây chủ yếu là Dẻ, Kháo, Xoan ta...

+ Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy tổ thành là những cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau sau, Thành ngạnh, Súm lông... rừng chưa phân tầng tán, mật độ cây tái sinh triển vọng từ 8.000 - 10.000 cây/ha.

+ Kiểu rừng trồng cây bản địa, rừng Thông, Sa mộc và rừng trồng cây lấy dầu (Sở), cây ăn quả...

+ Kiểu thảm cây gỗ tái sinh: Đất trống cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh là những cây gỗ có triển vọng, nếu khoanh ni bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng trong khoảng 6 - 10 năm sau thời gian khoanh nuôi.

+ Kiểu thảm cây bụi, đất trống trảng cỏ, khơng có khả năng khoanh ni phục hồi rừng, đây là đối tượng chủ yếu để trồng rừng của Dự án..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 37 - 38)