Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 72 - 74)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên

4.1.6. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học

Nghiên cứu ĐDSH nói chung và đa dạng thực vật nói riêng là một vấn đề phức tạp, bởi khả năng biến đổi của sinh vật sống và phức hệ sinh thái mà trong đó chúng đang tồn tại. Thơng qua việc lượng hố, các nhà sinh học hiểu được quy luật vân động và biến đổi của quần xã sinh vật, từ đó có thêm căn cứ để điều tiết có lợi về sinh trưởng và phát triển cá thể cũng như quần xã một cách bền vững. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, đề tài tiến hành nghiên cứu xác định các chỉ số đa dạng loài thực vật cho khu vực theo các công thức (2.30; 2.31; 2.32; 2.33).

Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ số đa dạng sinh học

Trạng thái IIA IIB IIIA2 Núi đá (IIA)

Số loài (S) 54 42 20 30 Số lượng cá thể (n) 419 164 105 161 H 2,9642 3,2121 2,4221 3,1412 Hmax 6,038 5,100 4,654 5,081 D1 0,8766 0,9373 0,8675 0,9434 4.1.6.1. Chỉ số Shannon - Wiener

Được dùng để đánh giá mức độ đa dạng loài của một quần xã. Theo Shannon - Wiener, giá trị tính tốn của H càng lớn thì mức độ DDSH càng cao. Khi H = 0, quần xã chỉ có một lồi duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất. Khi Hmax = C.logn (với C = 2,302585), quần xã có số lượng lồi nhiều nhất và mỗi lồi chỉ có một cá thể, mức độ đa dạng cao nhất. Ưu điểm của hàm số liên kết Shannon - Wiener là khơng phụ thuộc vào kích cỡ của mẫu quan sát. Nhược điểm chính của hàm số này là phụ thuộc vào sự ưu thế của một số lồi trong quần xã (vì hàm số này phụ thuộc vào n, mà nếu quần xã đã hình thành nhóm lồi cây ưu thế thì thường số lượng cá thể ở nhóm lồi cây này là rất lớn, có thể chiếm tới 1/3 số lượng cá thể trong quần xã thực vật rừng).

Từ nguồn số liệu thu thập được, sử dụng chỉ số đa dạng Shannon -Wiener để xác định mức độ đa dạng loài tầng cây gỗ cho các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu. Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy: ở tầng cây gỗ, các khu rừng nghiên cứu

có các trạng thái khác nhau cho nên có sự khác biệt về mức độ đa dạng. Theo như kết quả cho thấy: mức độ đa dạng loài của trạng thái rừng IIB là lớn nhất sau đó đến rừng núi đá, rừng trạng thái IIA và thấp nhất là rừng trạng thái IIIA2. Mặc dù, trạng thái IIA có số lượng lồi nhiều hơn hẳn các trạng thái khác nhưng do ở trạng thái này số lượng loài ưu thế chiếm một tỷ trọng cao nên chỉ số H vẫn thấp hơn 2 trạng thái IIA và Núi đá.

4.1.6.2. Chỉ số đa dạng loài Simpson

Chỉ số này được đánh giá thông qua giá trị D1, giá trị D1 nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Khi D1 = 0, quần xã có một lồi duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất. Khi D1 = 1 quần xã có số lồi nhiều nhất và mỗi lồi chỉ có một cá thể, mức độ đồng đều cao nhất, D1 càng lớn thì số lượng lồi của quần xã càng nhiều, mức độ đa dạng càng cao.

Khác với chỉ số Shannon - Wiener, chỉ số Simpson cho kết quả xác định mức độ đa dạng lồi ở khu vực trạng thái rừng Núi đá có mức độ đa dạng lồi cao nhất sau đó đến trạng thái rừng IIB, IIA và thấp nhất là trạng thái rừng IIIA2. Tuy nhiên chỉ số D1 của hai trạng thái rừng Núi đá và rừng IIB có sự chênh lệch khơng nhiều ở cả hai chỉ số Simpson và Shannon - Wiener.

Nhận xét chung:

- Nhược điểm chung của các chỉ số đa dạng trên là phụ thuộc vào sự ưu thế của một vài lồi trong quần xã. Do đó, với rừng đã hình thành nhóm lồi ưu thế thì kết quả xác định mức độ đa dạng lồi bằng chỉ số này sẽ khơng phản ánh đúng mức độ đa dạng chung cho quần xã thực vật rừng.

- Sở dĩ có sự khác biệt về mức độ đa dạng loài tầng cây gỗ là do sự khác biệt về điều kiện lập địa, mức độ tác động đến tầng cây gỗ: với quần đã trải qua một thời gian phục hồi khá tốt như trạng thái rừng IIIA2 thì số lượng lồi đã dần đi đến mức độ ổn định hơn các trạng thái cịn lại, nhiều lồi đã dần bị thay thế bằng những lồi có mức độ phù hợp cao và có mối quan hệ hỗ trợ với các lồi khác. Chính vì vậy mà số lượng lồi ở các trạng thái này có xu hướng giảm đi so với các trạng thái rừng

mới phục hồi IIA, IIB hay rừng núi đá. Các trạng thái rừng này thường cho thấy một số lượng lớn về các loài.

- Cả hai chỉ số trên đều chỉ ra được tổ thành của trạng thái rừng IIIA2 có mức độ đồng đều khơng cao tức là có sự phụ thuộc vào một số loài ưu thế trong quần xã. Điều này có thể thấy thơng qua CTTT của trạng thái rừng này: cả 2 loài Nghiến và Vối thuốc chiếm một tỷ trọng rất lớn trong CTTT (tới xấp xỉ 50%). Như vậy có thể thấy được sự phù hợp tương đối giữa CTTT với các chỉ số DDSH được nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 72 - 74)