Đặc điểm cấu trúc tổ thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 82 - 86)

Trong điều kiện thuận lợi thì tổ thành cây tái sinh về cơ bản sẽ trở thành tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, vì vậy việc xác định được công thức tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh tổ thành cây tái sinh theo hướng đáp ứng mục tiêu kinh doanh đặt ra. Từ số liệu điều tra cây tái sinh ở các ô dạng bản, đề tài xác định tổ thành cây tái sinh cho các OTC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.

4.3.1.1. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIA

Bảng 4.23 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIA

Trạng thái Gộp < 700 700 - 1000

Loài ưu thế 7 loài 6 loài 8 loài

STT Loài N% Loài N% Loài N%

1 Vối thuốc 21,5 Vối thuốc 23,04 Vối thuốc 19,90

2 Chè đuôi lươn 5,5 Trẩu 10,29 Thẩu tấu 8,16

3 Trẩu 5,25 Chè đuôi lươn 9,31 Sau sau 6,12

4 Dẻ gai 5 Chẹo tía 8,82 Quế 5,10

5 Chẹo tía 4,5 Dẻ gai 8,33 Lim xẹt 4,59

6 Thẩu tấu 4,5 Dẻ gai ấn độ 7,84 Trâm lá dày 4,08

7 Dẻ gai ấn độ 4 Ba soi 3,06

8 Mò giấy 3,06

Tổng 50,25 67,65 51,02

Loài khác 55 49,75 24 32,35 34 48,98

Kết quả bảng 4.23 cho thấy: tổng số loài tham gia CTTT của lớp cây tái sinh của trạng thái này rất lớn có tới 62 loài tham gia. Tổ thành của lớp cây tái sinh vẫn có sự tham gia chủ yếu của các loài cây tiên phong ưa sáng (một đặc trưng của các trạng thái rừng non phục hồi) các loài có hệ số tổ thành cao bao gồm: Vối thuốc

21,5%, Chè đuôi lươn (Andinandra intalgerrima) 5,5%, Trẩu (Vemicia montala) - 5,25%, Dẻ gai 5%, Thẩu tấu (Aporosa dioica) 4,5%, Dẻ gai ấn độ (Castanopsis

indica) 4%. Nói chung, CTTT lớp cây tái sinh của trạng thái này cũng đã xuất hiện

nhiều loài cây có giá trị về kinh tế cũng như phòng hộ tuy nhiên mức độ thường gặp thấp: Quế, Trâm lá dài, Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum)…; còn có nhiều loài có giá trị thấp gây tác động có hại cho các loài cây mục đích: Ba soi (Macaranga

denticulata), Thôi ba (Alangium chinensis)… Ở trạng thái này cũng có sự khác biệt

khá rõ giữa cấp độ cao: CTTT lớp cây tái sinh cấp độ cao nhỏ hơn 700m có 30 loài tham gia trong khi đó ở cấp độ cao 700 - 1000m có 42 loài tham gia CTTT. Ở cấp độ cao 700 - 1000m có nhiều loài mục đích đã tham gia vào CTTT hơn và tạo thành lớp cây tái sinh ưu thế. Qua CTTT ở 2 cấp độ cao này cho thấy Vối thuốc đã trở thành một loài có ưu thế lớn (đều chiếm một tỷ trọng cao nhất trong lớp cây tái sinh), điều này cho thấy Vối thuốc là một loài có tính thích ứng rất cao trong khu vực. Nó không chỉ thể hiện trong lớp cây tái sinh mà ngay cả trong CTTT của tầng cây cao, loài Vối thuốc vẫn được coi là một loài ưu thế.

So sánh giữa CTTT của tầng cây cao và CTTT của lớp cây tái sinh cho thấy: đã có sự phù hợp tương đối giữa 2 lớp cây này, các loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao đều thấy xuất hiện trong CTTT của lớp cây tái sinh. Như vậy hầu hết các loài cây này đều có khả năng gieo giống tại chỗ tạo nên lớp cây kế cận của loài đó ở dưới tán rừng. Một số loài không thấy xuất hiện trong CTTT của tầng cây cao nhưng đã có mặt trong CTTT lớp cây tái sinh, kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về tái sinh rừng mưa nhiệt đới. Nguyên nhân là do đặc tính phát tán hạt của một số loài cây đã tạo ra cho nó khả năng tái sinh ở các khu vực không có cây mẹ gieo giống, hơn nữa một đặc điểm khá thú vị của rừng nhiệt đới đó là khả năng tái sinh lỗ trống hay tái sinh khảm hay hiện tượng liền vết sẹo.

4.3.1.2. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIB

Bảng 4.24 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIB

Loài ưu thế 7 loài

STT Loµi N N% 1 Vối thuốc 27 13,04 2 Dẻ gai 21 10,14 3 Thẩu tấu 19 9,18 4 Sồi đỏ 12 5,80 5 Lá nến 10 4,83 6 Dẻ cau 9 4,35 7 Lòng trứng 9 4,35 Tổng 107 51,69 Loài khác 34 100 48,31

Kết quả bảng 4.24 cho thấy: trong CTTT của trạng thái IIB có 7/41 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu hợp cho lớp cây tái sinh. Các loài này tỷ lệ N% dao động từ 4,35% đến 13,04% bao gồm các loài: Vối thuốc, Dẻ gai, Thẩu tấu, Sồi đỏ (Cerdrela odorata), Lá nến (Macaranga denticulata), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Lòng trứng. tổng tỷ lệ chiếm 51,69%. Ngoài các loài cây ưa sáng đặc trưng các loài cây chịu bóng cũng đã xuất hiện với tỷ lệ thấp, bên cạnh đó các loài cây mục đích, cây hỗ trợ cũng xuất hiện khá nhiều. Qua hệ số tổ thành của các loài cây tái sinh ở trạng thái cho thấy giữa chúng không có sự chênh lệch nhiều, giữa 2 lớp cây tái sinh và tầng cây cao cũng có sự phù hợp tương đối.

4.3.1.3. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái IIIA2

Bảng 4.25 Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái IIIA2

Trạng thái Gộp 700 - 1000 > 1000

Loài ưu thế 7 loài 6 loài 4 loài

STT Loài N% Loài N% Loài N%

1 Nghiến 20,71 Nghiến 18,07 Nghiến 26,42

2 Dẻ gai ấn độ 13,93 Dẻ gai ấn độ 15,66 Vối thuốc 15,09 3 Vối thuốc 11,79 Vối thuốc 10,24 Dẻ gai ấn độ 11,32

4 Trai 8,57 Trai 7,83 Trai 10,38

5 Thị rừng 6,79 Bứa đá 7,23

6 Bứa đá 6,07 Lá han 6,63

7 Dẻ bốp 4,64

Tổng 72,50 65,66 63,21

Loài khác 20 27,50 10 34,34 19 36,79

Qua bảng 4.25 cho thấy: CTTT của lớp cây tái sinh trạng thái này chỉ bao gồm 27 loài tham gia, chỉ nhiều hơn không nhiều so với só lượng loài tham gia CTTT tầng cây cao (27 loài so với 20 loài). Giữa lớp cây tái sinh và tầng cây cao vẫn bao gồm một số loài ưu thế như Nghiến, Vối thuốc, Trai lý, Thị rừng, Bứa đá; điều này cũng thể hiện cho sự ổn định tương đối của rừng trạng thái IIIA2. Tuy nhiên số lượng loài ưu thế tham gia vào CTTT đã tăng lên (từ 5 loài lên 7 loài), giữa 2 cấp độ cao cũng không có sự khác biệt nhiều về các loài cây ưu thế và các loài tham gia vào CTTT.

Công thức tổ thành lớp cây tái sinh của trạng thái IIIA2:

2.07Ngh + 1.39DeA + 1.18Vt + 0.86Tra + 0.68 Thr + 0.61Bud + 0.46 Deb + 2.75LK (4.21) CTTT cho cấp độ cao 700m - 1000m:

1.81Ngh + 1.57DeA + 1.02Vt + 0.78Tra + 0.72 Bud + 0.66 LaH + 3.43 LK (4.22) CTTT cho cấp độ cao lớn hơn 1000m:

4.3.1.4. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh trạng thái núi đá (IIA)

Bảng 4.26. Công thức tổ thành cây tái sinh cho trạng thái núi đá

Trạng thái Gộp < 700 700 - 1000

Loài ưu thế 10 loài 9 loài 5 loài

STT Loài N% Loài STT Loài N%

1 Re lá bạc 10,64 Vối thuốc 10,00 Nụ 17,65

2 Nụ 6,38 Dẻ cau 9,33 Thị đá 16,47

3 Vối thuốc 6,38 Re lá bạc 9,33 Re lá bạc 12,94 4 Dẻ cau 5,96 Chè đuôi lơn 8,67 Dẻ gai 9,41

5 Sơn ta 5,96 Ba soi 7,33 Sòi tía 8,24

6 Thị đá 5,96 Muồng đen 6,67

7 Chè đuôi lơn 5,53 Trai 6,67

8 Ba soi 4,68 Lát 6,00

9 Muồng đen 4,26 Sơn 6,00

10 Trai 4,26

Tæng 60,00 70,00 64,71

Loµi kh¸c 33 40,00 22 30,00 10 35,29 Kết quả bảng 4.26 cho thấy: số lượng loài ưu thế tham gia vào công thức tổ thành là 10/43 loài với hệ số tổ thành thay đổi từ 0,43 - 1,01 bao gồm một số loài như: Re lá bạc, Nụ, Vối thuốc, Dẻ cau, Sơn ta (Rhus succedanea), Thị đá, Muồng đen (Senna siamea), Trai lý… Cũng tương tự như trong CTTT của tầng cây cao giữa 2 cấp độ cao có sự khác biệt khá rõ: số lượng loài tham gia CTTT ở 2 cấp là khác nhau (31 loài so với 15 loài), các loài ưu thế cũng khác nhau nhiều (cả về số lượng các loài tham gia cũng như các loài tham gia vào CTTT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 82 - 86)