Xuất một số biện pháp quản lý, phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 95)

Những năm qua, mặc dù các ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai các chương trình, nội dung về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan nên kết quả đạt được còn có những hạn chế nhất định. Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý, phát triển bền vững rừng như sau:

- Địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực biên giới, điều kiện phát triển kinh tế xã hội rất hạn chế (thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, chất lượng rừng thấp...) do đó, bên cạnh những chính sách của nhà nước về hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng như: giao đất giao rừng, hỗ trợ gạo... Tỉnh cần có chính sách ưu đãi riêng để áp dụng riêng cho khu vực khó khăn này như: điều tiết mật độ dân cư, hỗ trợ phát triển kinh tế đối với hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ vốn, cây giống, vật tư, triển khai các dự án đầu tư phát triển rừng và các chính sách xã hội khác... nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý, bảo vệ và trồng rừng.

- Cần quy định rõ ràng về chính sách giao đất giao rừng đảm bảo tính đồng bộ, làm rõ trách nhiệm và hưởng lợi của người dân; Rà soát lại việc giao đất giao rừng đảm bảo chính xác, đúng đối tượng, đồng làm tốt công tác quản lý hồ sơ giao khoán, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng rừng từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời những vướng mắc.

- Cần giao trách nhiệm cụ thể, đồng bộ về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng giữa từng ngành, từng cấp đến từng ban quản lý. Hiện nay, tỉnh đã

thành lập "Ban Quản lý cao nguyên đá Đồng Văn", đo đó cần giao trách nhiệm cụ thể nhằm phát huy vai trò quản lý của đơn vị này.

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, làm rõ giá trị xã hội nhân văn và môi trường cảnh quan thiên nhiên trên, tiềm năng du lịch trên cao nguyên đá làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển rừng theo hướng bền vững.

- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của nhà nước tới người dân, phát huy vai trò tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể, xã hội, trưởng thôn bản các xã để cho người dân hiểu rõ giá trị, hiệu quả của rừng mang lại và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc

điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang", bước đầu cho

phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

5.1.1. Về phân loại trạng thái rừng khu vực nghiên cứu

Vân dụng theo các tiêu chí của bảng phân loại Loestchau (có sự điều chỉnh để phù hợp) và sự phân chia tại hiện trạng từng OTC, cho thấy kết quả phân chia cơ bản phù hợp với hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu. Thông qua kết quả thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu với các chỉ tiêu định tính và định lượng, Luận văn đã phân chia các đối tượng thành các kiểu rừng đặc trưng gồm: Kiểu rừng trên núi đá vôi IIA; Kiểu rừng dày ẩm thường xanh núi đất xen lẫn đá (trạng thái IIIA2); Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy (các trạng thái IIA, IIB).

5.1.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

5.1.2.1. Cấu trúc tổ thành.

Nhìn chung số loài thực vật ở bốn huyện nghiên cứu tương đối đa dạng, nhiều loài cây có giá trị, phổ biến của vùng núi đá vôi xuất hiện như Nghiến (Burretiondendron toikinensis), Trai (Garcinia gafaraeoides), Dẻ sp (Castanopsis), Vối thuốc (Schima wallichii), Cáng lò (Betula alnoides). Ngoài ra xuất hiện một số loài cây lá kim mọc hỗn giao cây lá rộng, phân bố ở trên đỉnh núi như Bách vàng (Xantocyparis vietnamensis), Thông đỏ (Taxus chinensis)... Số loài cây ưu thế trong tổ thành theo tỷ lệ loài có IV%> 5 không nhiều, từ 4-6 loài đối với từng trạng thái, điều đó cho thấy cấu trúc ở các trạng thái chưa ổn định. Mặt khác bên cạnh những loài cây ưu thế có giá trị về kinh tế cũng như phòng hộ tham gia vào công thức tổ thành như: Nghiến, Trai lý, Vối thuốc, Cáng lò, Trám.. còn có một số loài cong keo, bệnh và kém giá trị sử dụng như các loài Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Bứa (Garcinia oblongifolia Champ), Bưởi bung (Glycosmis pentaphylla Correa)

cũng xuất hiện ... Vì vậy, cần thiết phải điều tiết tổ thành tầng cây cao một cách phù hợp trên cơ sở tăng số lượng loài cây ưu thế có giá trị kinh tế, phòng hộ, loại bỏ những cây kém giá trị, tác động tiêu cực đối với sinh trưởng phát triển của các loài cây có giá trị.

5.1.2.2. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)

- Hàm phân bố giảm và phân bố Weibull đều mô tả tốt cho phân bố số cây theo đường kính D1.3 ở các trạng thái rừng nghiên cứu. Tuy nhiên, trạng thái IIA, IIB và rừng trồng, hàm Weibull mô tả tốt hơn và ngược lại, trạng thái rừng IIIA2, rừng núi đá hàm phân bố giảm mô tả Mayer mô tả hân bố thực tế của trạng thái bám sát thực tế và phù hợp hơn. Kết quả được thể hiện qua các dạng hàm chính tắc nêu tại chương 4.

- Tham số tại các trạng thái rừng khu vực nhiên cứu nhận các giá trị dao động từ 1,8 đến 2,7 cho thấy quy luật phân bố số cây theo đường kính có dạng lệch trái, số cây có cỡ kính lớn ít, chủ yếu tập tập trung ở các cỡ kính từ 12 - 20 cm. Do đó, quá trình áp dụng các biện pháp lâm sinh cần lưu ý và có biện pháp phù hợp cho từng trạng thái.

5.1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bố N/Hvn của đối tượng nghiên cứu phù hợp với hàm Weibull. Sự phân bố số cây theo chiều cao của khu vực nghiên cứu diễn biến tương đối phức tạp, đa số phân bố N/Hvn có 1 đến 2 đỉnh lệch trái, có một số trường hợp (OTC 7 & 11 trạng thái rừng IIA, OTC 1&2 rừng hỗn giao) lệch phải với tham số >3; chiều cao chủ yếu nằm trong khoảng từ 6-11. Các trạng thái rừng khác nhau, có mức độ phân hoá về chiều cao khác nhau, song chúng đều đang bắt đầu có sự phân hoá; số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 6-11, điều này cho thấy quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần lưu ý điều tiết hợp lý không gian dinh dưỡng ở cấp chiều cao này.

5.1.2.4. Quy luật tương quan giữa Hvn/D1.3:

Khu vực nghiên cứu có tương quan H/D chủ yếu tồn tại dưới dạng phương trình đường thẳng và phương trình Logarit. Các hệ số tương quan đều được đánh

giá từ tương đối chặt chẽ đến chặt chẽ. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của các tham số, hệ số R2 đều cho thấy chúng tồn tại trong tổng thể.

5.1.2.5. Chỉ số đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và đánh giá theo các chỉ số Shannon - Wieneri và chỉ số

Simpson co thấy, tại khu vực nghiên cứu, trạng thái IIA và rừng núi đá có mức độ

đa dạng loài cao nhất, sau đó đến trạng thái IIB và sau cùng là IIIA2.

5.1.2.6. Mật độ tối ưu đối với rừng trồng:

Qua điều tra và nghiên cứu ở 14 OTC cho thấy, có 11 OTC có mật độ hiện tại thấp hơn mật độ tối ưu, do đó không có cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Ở các OTC còn lại mật độ hiện của lâm phần lớn hơn so với mật độ tối ưu , lâm phần xuất hiện sự cạnh tranh về mặt không gian, cần được tỉa thưa để nhằm tạo ra điều kiện sinh trưởng tốt cho các cây được nuôi dưỡng.

5.1.3. Đặc điểm cấu trúc tái sinh dưới tán rừng tự nhiên

- Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Số loài cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu có sự biến động lớn theo từng trạng thái rừng, nằm trong khoảng từ 27 loài đến 62 loài; số lượng loài cao nhất ở trạng thái IIA với 62 loài, thấp nhất là trạng thái IIIA2 với 27 loài. Các loài cây ưu thế từ 5 đến 10 loài, phổ biến là Vối thuốc, Dẻ gai, Trâm lá dài, Dẻ cau, Nghiến, Trai lý... Bên cạnh đó cũng xuất hiện các loài cây ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế như Thẩm thấu, Bứa tham gia vào công thức tổ thành.

- Mật độ cây tái sinh: mật độ cây tái sinh khu vực nghiên cứu thấp, dao động từ 1.714 - 4.240 cây/ha tuỳ từng trạng thái, thấp nhất là trạng thái rừng núi đá (IIA), trung bình 1.714 cây/ha,

- Phẩm cấp chất lượng: chất lượng cây tái sinh ở một số trạng thái chưa đáp ứng được so với yêu cầu, tỷ lệ cây có chất lượng trung bình còn chiếm tỷ lệ khá cao, nhiều loài cây phi mục đích có chất lượng thấp vẫn tồn tại trong lâm phần. Do đó, cần tiến hành trồng dặm bổ sung những cây có giá trị, bên cạnh đó cần điều tiết ánh sáng, loại bỏ cây chất lượng xấu để tạo điều kiện cho cây tái sinh mục đích phát triển.

5.1.4. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh và mô hình phát triển rừng

Căn cứ kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, với quan điểm là quản lý sử dụng bền vững rừng tại khu vực có điều kiện đặc biệt (biên giới, khu vực có tỷ lệ đá lẫn lớn, địa hình Kasrt hiểm trở, thiếu nước sinh hoạt..) Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp lâm sinh cho từng trạng thái rừng thuộc phạm vi nghiên cứu, tập trung chủ yếu là biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung, điều tiết tổ thành, loại bỏ những cây phi mục đích, trồng bổ sung những loài cây bản địa... Đưa ra mô hình cụ thể và những biện pháp quản lý nhằm mục đích phát triển rừng theo các mục tiêu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

5.2. Tồn tại

Tuy đề tài đã nghiên cứu và đạt được những kết quả nhất định về một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang, song với điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và kinh phí có hạn, mặt khác khu vực nghiên cứu rộng, địa hình hiểm trở, điều kiện đi lại khó khăn nên đề tài còn một số tồn tại cơ bản sau:

- Khu vực nghiên cứu có diện tích rộng lớn, điều kiện đi lại khó khăn, chúng tôi chỉ mới nghiên cứu trên một số đối tượng điển hình nhất nên chắc chắn không thể bao quát hết được tình hình cụ thể ở khu vực bốn huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh,

- Tuy đã đưa ra được các mô hình cụ thể để áp dụng, song do không có điều kiện nghiên cứu cụ thể từng tiểu vùng sinh thái, lập địa nên một số loài cây lựa chọn đưa vào mô hình mới chỉ mang tính chất đại diện,

5.3. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đạt được và những tồn tại đã nêu, chúng tôi có một số khuyến nghị:

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, các kết quả mà đề tài nghiên cứu được trình bày có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên công trình cần được tiếp

tục nghiên cứu hoàn thiện hơn từ phạm vi cho đến nội dung nghiên cứu để nâng cao giá trị và tính thiết thực, cụ thể:

- Cần mở rộng đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tăng dung lượng quan sát lên toàn khu vực 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh. Nghiên cứu đầy đủ tất cả các đặc điểm cấu trúc cũng như các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại.. trên toàn khu vực nghiên cứu,

- Các mô hình cụ thể về phát triển rừng cần tiếp tục được nghiên cứu, thử nghiệm trên thực tế để từ đó đưa ra những kết luận cụ thể hơn về hiệu quả của mô hih trong thực tiễn.

Ngoài ra, do đặc điểm khu vực nghiên cứu có điều kiện tự nhiên, khí hậu.. rất đa dạng, phức tạp và mang tính đặc thù, nên cần có những nghiên cứu sâu hơn về điều kiện lập địa đối với từng tiểu vùng sinh thái cũng như tập quán canh tác... để lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp với từng tiểu vùng cụ thể, địa bàn cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương

Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Bình (2009), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp lựa chọn tập đoàn cây lâm nghiệp phục vụ mục tiêu phủ xanh và phát triển kinh tế vùng núi đá 4 huyện phía Bắc, tỉnh Hà Giang, Đề tài

Khoa học cấp tỉnh 2007, Tỉnh Hà Giang.

3. Bộ NN và PTNT (1998), Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến

tái sinh có trồng bổ sung, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ NN và PTNT (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

6. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2006), Thực vật rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu

nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tại Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, Luận văn thạc sỹ KHLN, Trường Đại học

Lâm Nghiệp.

8. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu

trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNông, Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.

10. Lê Trọng Cúc và Chu Hữu Quý (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam:

11. Cục phát triển lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (2002),

Giới thiệu một số loài cây lâm nghiệp trồng ở vùng núi đá vôi.

12. Cục thống kê (2009), Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2008, Nxb Thống kê.

13. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), âm sinh học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

14. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên

quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm

nghiệp.

15. Phạm Ngọc Giao (1994), Mô hình hoá động thái một số quy luật cấu trúc cơ

bản lâm phần thuần loài và ứng dụng trong thực tiễn kinh doanh rừng trồng thông đuôi ngựa vùng Đông bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học 1990-1994, Nxb Hà Nội.

16. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu đồ độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

17. Vũ Tiến Hinh (1988), “Xác định quy luật sinh trưởng cho từng loại cây rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, (1), tr. 17-19.

18. Phạm Quốc Hùng (2005), “Đánh giá khả năng phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt Nam”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn

20 năm đổi mới, (5), tr 240-249, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm rừng nửa rụng lá, rụng lá

Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật khai thác nuôi dưỡng ở DakLak, Tây Nguyên, Luận văn

PTS KHNN, Viện KHLN Việt Nam.

20. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá

pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 95)