Xuất một số biện pháp quản lý, phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 95 - 97)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp pháp phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu

4.4.3. xuất một số biện pháp quản lý, phát triển rừng

Những năm qua, mặc dù các ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai các chương trình, nội dung về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan, chủ quan nên kết quả đạt được cịn có những hạn chế nhất định. Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý, phát triển bền vững rừng như sau:

- Địa bàn nghiên cứu thuộc khu vực biên giới, điều kiện phát triển kinh tế xã hội rất hạn chế (thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, địa hình hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn, chất lượng rừng thấp...) do đó, bên cạnh những chính sách của nhà nước về hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng như: giao đất giao rừng, hỗ trợ gạo... Tỉnh cần có chính sách ưu đãi riêng để áp dụng riêng cho khu vực khó khăn này như: điều tiết mật độ dân cư, hỗ trợ phát triển kinh tế đối với hộ gia đình nhận khốn bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ vốn, cây giống, vật tư, triển khai các dự án đầu tư phát triển rừng và các chính sách xã hội khác... nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý, bảo vệ và trồng rừng.

- Cần quy định rõ ràng về chính sách giao đất giao rừng đảm bảo tính đồng bộ, làm rõ trách nhiệm và hưởng lợi của người dân; Rà soát lại việc giao đất giao rừng đảm bảo chính xác, đúng đối tượng, đồng làm tốt công tác quản lý hồ sơ giao khoán, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng rừng từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời những vướng mắc.

- Cần giao trách nhiệm cụ thể, đồng bộ về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng giữa từng ngành, từng cấp đến từng ban quản lý. Hiện nay, tỉnh đã

thành lập "Ban Quản lý cao nguyên đá Đồng Văn", đo đó cần giao trách nhiệm cụ thể nhằm phát huy vai trò quản lý của đơn vị này.

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, làm rõ giá trị xã hội nhân văn và môi trường cảnh quan thiên nhiên trên, tiềm năng du lịch trên cao nguyên đá làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển rừng theo hướng bền vững.

- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của nhà nước tới người dân, phát huy vai trò tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể, xã hội, trưởng thôn bản các xã để cho người dân hiểu rõ giá trị, hiệu quả của rừng mang lại và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)