Mật độ và phân cấp chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 86)

Mật độ cây tái sinh là mật độ ban đầu của thế hệ rừng tương lai, là một trong những đặc trưng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Mật độ và chất lượng cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của tiểu hoàn cảnh rừng đối với việc ra hoa, kết quả, nẩy mầm, sinh trưởng và phát tiển của cây con....

Mật độ và chất lượng cây tái sinh được tính toán theo công thức 2.38, kết quả được thể hiện ở bảng 4.27

Bảng 4.27. Mật độ cây tái sinh rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu Trạng thái Độ cao (m) Mật độ (cây/ha) Chất lượng > 1m ≤ 1m Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu IIA < 700 2720 76,5 21,0 2,5 80,0 17,6 2,4 700÷1000 3152 85,7 14,3 - 88,5 11,5 - IIB 2.773 90,5 9,5 - 95,1 4,9 - IIIA2 700÷1000 3320 67,9 29,8 2,4 69,5 29,3 1,2 >1000 4240 59,6 38,5 1,9 87,0 13,0 - Núi đá <700 2267 62,2 32,9 4,9 61,2 34,3 4,5 700÷1000 1714 35,3 56,9 7,8 31,7 53,7 14,6 Kết quả bảng 4.27 cho thấy: Mật độ cây tái sinh ở các trạng thái ở mức độ thấp. Ở mỗi trạng thái có mật độ cây tái sinh có khác nhau, thấp nhất là rừng núi đá từ 1.714-2.267 cây/ha, cao nhất là trạng thái IIIA2 với 4.240 cây/ha ở trạng thái >1000 m. Trong quá trình phát triển và đấu tranh sinh tồn, chỉ một tỷ lệ nhất định tham gia vào tầng rừng, phần còn lại sẽ bị đào thải. Chỉ có cây rừng có phẩm chất tốt, nằm ở vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh có sức cạnh tranh mạnh mới có cơ hội tham gia vào tổ thành rừng trong tương lai. Chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái có sự khác nhau, cao nhất là trạng thái IIB, cây tốt chiếm trung bình từ 90,5%- 95,1%, còn lại là cây có chất lượng trung bình; thấp nhất là trạng thái rừng núi đá, tỷ lệ cây tốt đạt từ 35,3%-62,2%, tỷ lệ cây trung bình từ 32,9%-52,9%, cây xấu từ 4,5%- 14,6%.

Quá trình tác động các biện pháp kỹ thuật, cần lưu ý điều tiết ánh sáng, mật độ, loại bỏ các cây chất lượng xấu nhằm đảm bảo đủ không gian dinh dưỡng cho những cây mục đích và chất lượng có điều kiện phát triển, đồng thời cần tiến hành trồng dặm bổ sung để nâng cao mật độ.

4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu

4.4.1. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Kết quả nghiên cứu về đặt điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang trên đây là cơ sở khoa học để đề xuất và bổ sung một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng cụ thể:

*/ Đối với từng tự nhiên:

- Với trạng thái rừng IIA: Trạng thái này do bị khai thác quá bức, song đang giai đoạn phục hồi, tổ thành, số lượng loài cây ít, chủ yếu là các loài cây ưa sáng mục nhanh như: Sau sau, Cáng lò, Vối thuốc... Do đó cần áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, đặt biệt cần lưu ý trạng thái rừng nằm ở độ cao <700 mét so với mực nước biển, nhằm tăng số lượng những loài cây mục đích, tăng tính đa dạng loài. Đây là biện pháp có thể lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, phục hồi rừng thúc đẩy phát triển rừng theo hướng bền vững.

Trạng thái này có số lượng loài cây tái sinh khá lớn (62 loài), do đó cần điều chỉnh độ tàn che, tăng cường độ chiếu sáng, tạo điều kiện thúc đẩy sinh trưởng của cây tái sinh, điều tiết tổ thành nuôi dưỡng cây mục đích như: Vối thuốc, Dẻ, Trâm, Lim xẹt…Bên cạnh đó cần kết hợp các biện pháp tỉa thưa, loại bỏ những cây phi mục đích như Thôi ba, Ba soi ...có sinh trưởng kém, sâu bệnh nhầm tạo không gian dinh dưỡng hợp lý.

- Với trạng thái rừng IIB: Trạng thái này tổ thành có sự đa dạng cao với sự tham gia của nhiều loài cây gỗ lớn mục đích, có khả năng phát triển tạo thành tán chính của trạng thái này. Do đó, cần điều chỉnh tổ thành loài cây cao thông qua việc nuôi dưỡng những loài cây bản địa có phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu phòng hộ như: Trám đen, Trám trắng, Trâm, Lim xẹt ... Kết hợp tỉa thưa, loại bỏ những cây không đáp ứng mục tiêu kinh tế, phòng hộ. Điều chỉnh độ tàn che, tăng cường chiếu sáng xuống tán rừng tạo điều kiện cho tầng cây thấp, cây tái sinh sinh trưởng, phát triển tham gia vào các cỡ kính thiếu hụt và tầng tán chính của rừng;

Điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc nuôi dưỡng những loài cây bản địa có phâm chất tốt, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và phòng hộ như: Dẻ, Sồi đỏ,

Vối thuốc, Trám, Trâm lá dài... Măt khác, trong trường hợp cụ thể, mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng chiếm tỉ lệ thấp hoặc phân bố không đều, cần thiết phải tra dặm, trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị như Trám đen, Dẻ, Chẹo, Cáng lò... nhằm đưa trạng thái này trong tương lai chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Đối với trạng thái rừng IIIA2:

Điều tiết tổ thành loài cây cao thông qua việc nuôi dưỡng những loài cây bản địa có giá trị tham gia vào tổ thành như: Nghiến, Vối thuốc, Trai lý, Cáng lò, Trám... nhằm nâng cao độ tàn che của rừng; tuyển chọn và nuôi dưỡng những cây mẹ giao giống tại chỗ có phẩm chất, sinh trưởng, phát triển tốt, năng lực ra hoa, sản lượng và chất lượng hạt giống cao và phân bố đều trên bề măt đất rừng. Đồng thời tiến hành khai thác những cây già cỗi, sâu bệnh, kém chất lượng, tận thu sản phẩm gỗ, củi nhưng phải đảm bảo tái sinh và vệ sinh rừng...

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, đối với trạng thái có mật độ tầng cây cao thấp, cây phân bố không đều, xuất hiện những lỗ trống trong rừng... cần áp dụng các biện pháp làm giàu rừng bằng trồng bổ sung các loài cây bản địa có khả năng thích nghi cao tại khu vực nghiên cứu như Vối thuốc, Trám, Dẻ, Trâm.... nhằm bổ sung tổ thành rừng và tạo phân bố đều cây rừng trong toàn bộ lâm phần...

Điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua biện pháp nuôi dưỡng các loài cây tái sinh mục đích như: Nghiến, Dẻ, Vối thuốc, Trai, Trám, Trâm lá dài... nhằm nâng cao mật độ cây triển vọng. Đồng thời tiến hành phát luống dây leo và thảm tươi... đảm bảo cho cây tái sinh mục đích sinh trưởng, phát triển. Mặt khác, do số lượng, thành phần loài cây tái sinh mục đích trong tổ thành ít (27 loài) nên ngoài các biện pháp xúc tiến tái sinh đã nêu, ở những nơi có điều kiện có thể tiến hành tra dặm một số loài Sấu, Dẻ, Trám...

Tuy nhiên, những nơi đặc biệt có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, không có điều kiện trồng bổ sung, chỉ cần áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

- Đối với rừng núi đá: Khu vực nghiên cứu, diện ích rừng núi đá chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 34%), tuy nhiên do sự tác động quá mức của con người

nhiều năm nên hiện trạng rừng chủ yếu ở dạng thảm cây bụi (chiếm tới hơn 68% diện tích rừng núi đá); diện tích rừng cây gỗ còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Số lượng loài cây mục đích tham gia vào tổ thành ít (32 loài), chủ yếu gồm: Dẻ, Vối thuốc, Sồi phẳng, Nghiến, Trai lý, Cáng lò... Trên hai trạng thái độ cao khác nhau (<700 m và ≥ 700 m) có sự sai khác đáng kể trong công thức tổ thành. Do đó các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các trạng thái độ cao cần được tác động cho phù hợp:

+ Với trạng thái rừng trên 700-1000 m so với mực nước biển:

Trạng thái này thường có độ dốc lớn, tỷ lệ đá lẫn cao, địa hình hiểm trở, tổ thành loài cây cao là các loài Thị đá, Re lá bạc, Rẻ gai.... chiếm ưu thế; tổ thành cây tái sinh đơn giản, số lượng loài cây tá sinh mục đích ít... Việc thi công tác động vào rừng là rất khó khăn. Do đó, trạng thái này Biện pháp lâm sinh chủ yếu là khoanh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, điều tiết độ tàn che và độ che phủ nhằm cải thiện điều kiện chiếu sáng dưới tán rừng, tạo điều kiện cho cây tái sinh nhận được nhiều ánh sáng hơn. Bên cạnh đó, ở những nơi có điều kiện đi lại có thể kết hợp trồng bổ sung những loài cây bản địa có giá trị như Nghiến, Kháo vàng, Dẻ gai, Xoan nhừ, Nhội, Trai lý trồng dưới tán rừng,... Tuy nhiên, do nền đất đá vôi tầng đất rất mỏng, việc trồng bổ sung bằng cây con gặp nhiều khó khăn nên có thể phải tiến hành trồng theo phương pháp gieo hạt thẳng.

Thực hiện công tác tuyển chọn cây mẹ làm giống đối với những cây có giá trị như Kháo đá, Re lá bạc để làm giống.

+ Với rừng núi đá trạng thái IIA ở độ cao <700 so với mực nước biển: Trạng thái này tuy có điều kiện lập địa khá hơn như: độ cao thấp, tỷ lê đất đã được cải thiện đáng kể, song nhìn chung đất có tầng mỏng... nên biện pháp kỹ thuật chính vẫn là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm phục hồi rừng. Đặc biệt, trạng thái này ở cả tầng cây cao và tầng cây tái sinh đã có sẵn những loài cây gỗ có giá trị như: Trai lý, Vối thuốc, Re lá bạc, Nghiến.... nên có thể tiến hành biện pháp thúc đẩy lớp cây tái sinh như phát bỏ dây leo cây bụi phát triển gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài cây mục đích. Bên cạnh đó, ở những khu vực có điều kiện có thể tận dụng những khoảng trống trong rừng đưa thêm những loài cây bản địa sinh trưởng

nhanh vào trồng như Mắc rạc, Tông dù, Xoan nhừ.... Đây là những loài cây có giá trị cao và rất phù hợp với tập quán của người dân trên địa bàn. Những loài cây này có khả năng tái sinh chồi rất mạnh phục vụ nhu cầu củi đun và nhu cầu gia dụng khác của người dân.

*/ Đối với rừng trồng:

- Một số lâm phần rừng xuất hiện sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Do đó cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa để đảm bảo lâm phân sinh trưởng và phát triển tốt.

- Có thể trồng bổ sung một số cây bản địa dưới tán rừng, cần làm tốt công tác phòng bệnh, lửa rừng.

4.4.2. Đề xuất một số mô hình cụ thể phát triển rừng:

Như đã đề cập ở phần trên, căn cứ kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang, Luận văn đề xuất một số mô hình liên quan như sau:

4.4.2.1. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:

- Đối tượng: Áp dụng cho các đối tượng thuộc trạng thái núi đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống cây bụi đảm bảo mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt >300 cây/ha. Hoặc trên đất núi đá có cây gỗ tái sinh, có mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt < 300 cây/ha nhưng là những nơi có độ dốc lớn, đất tầng mỏng, tỷ lệ đá lớn, địa hình hiểm trở và không có điều kiện trồng bổ sung.

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng:

+ Tiến hành đo đạc, lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi đến từng lô. Giao khoán cho các hộ gia đình (theo thứ tự ưu tiên những hộ nghèo), cá nhân hoặc tập thể quản lý bảo vệ.

+ Tận dụng tối đa khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chặt bỏ dây leo, cây bụi lấn át, tạo không gian thích hợp để cây tái sinh mục đích phát triển.

+ Làm đường băng cản lửa, cấm đốt nương làm rẫy và tuyên truyền và ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh hại, lửa rừng.

4.4.2.2. Mô hình khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

- Đối tượng: Áp dụng cho các đối tượng thuộc trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống cây bụi đảm bảo mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt >300 cây/ha, song mức độ tái sinh không đồng đều trên lô. Hoặc trên đất núi đá có cây gỗ tái sinh, mức độ tái sinh không đồng đều, mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt thấp nhưng có điều kiện trồng bổ sung.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Tiến hành đo đạc, đo đếm xác định mật độ cây tái sinh để có cơ sở bố trí cây trồng phù hợp và lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi đến từng lô. Giao khoán cho các hộ gia đình (ưu tiên những hộ nghèo), cá nhân, tập thể tiến hành khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung.

+ Tận dụng khả năng tái sinh tự nhiên, phát dây leo bụi dậm và trồng bổ sung cây có mục đích vào những chỗ trống thiếu cây tái sinh trên lô khoanh nuôi.

+ Xây dựng đường băng cản lửa xung quanh lô và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh hại và lửa rừng.

+ Loài cây trồng bổ sung:

Đối với trạng thái núi đất, trồng các loài cây bản địa có giá trị như: Kháo cài, Trám trắng, Dẻ gai, Lát hoa, Tông dù...

Đối với trạng thái núi đất, trồng bổ sung các loài cây có giá trị theo hình thức cây con có bầu hoặc gieo hạt thẳng (tuỳ loài cây) như: Nghiến, Trai lý, Thông đá, Thông tre, Bách vàng hoặc một số cây sinh trưởng nhanh như: Mác rạc, Lát hoa...

4.4.2.3. Mô hình trồng rừng:

a/ Mô hình trồng rừng phòng hộ:

Bốn huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh chủ yếu là địa hình núi đá vôi Kaste, khả năng lưu giữ nước kém, nhân dân thường thiếu nước sinh hoạt nên ngoài việc khoanh nuôi bảo vệ những khu rừng hiện có, việc đưa các mô hình trồng rừng phủ xanh đất trống kết hợp phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ vào áp dụng là biện pháp cần thiết. Đó là lý do Luận văn đề xuất mô hình trồng rừng phòng hộ, cụ thể:

- Đối tượng: Đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng phòng hộ, đã được điều tra thực tế và xác định có khả năng trồng rừng thuộc đối tượng đất IA và IB.

- Một số biện pháp kỹ thuật chính:

+ Chọn loài cây trồng: loài cây trồng chính là các loài cây bản địa như: Lát hoa, Tông dù, Nghiến, Thông đỏ...; loài cây phụ trợ: Mác rạc, Xoan nhừ, Thàn mát, Tống quá sủ...; loài cây ngắn ngày: ngô, đậu răng ngựa.

+ Kỹ thuật gây trồng: Cần tiến hành theo 2 bước:

Bước 1, tạo tàn che ban đầu bằng cách gieo hạt thẳng có lấp hố đói với các loài cây ưa sáng, thích nghi với sinh cảnh ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi rừng như: Mác rạc, Xoan nhừ, Tống quá sủ... Với phương thức trồng hỗn giao,

Bước 2, trồng hỗn giao các loài cây bản địa có khả năng phòng hộ và có giá trị kinh tế (Lát hoa, Nghiến, Tông dù, Thông đỏ..) bằng cây con có bầu dưới các độ tàn che thích hợp với từng loại cây, mỗi năm nên trồng dặm bổ sung, đảm bảo tổ thành loài cây khác tuổi, nhiều tầng...

+ Mật độ trồng: Từ 1.600 cây/ha- 2.500 cây/ha, tuỳ từng điều kiện lập địa + Phương pháp làm đất: Cuốc hố cục bộ kích thước 40x40x40cm, những nơi tầng đất mỏng có thể cuốc hố nông hơn. Bố trí hình nanh sấu trên băng trồng,

+ Thời gian trồng rừng: Nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa mưa.

+ Thời gian chăm sóc: Do là vùng lượng mưa trung bình thấp, giữ nước kém, đất bạc màu nên cây con cần được chăm sóc 4 năm (cả năm trồng). Quá trình chăm sóc, kết hợp trồng cây ngắn ngày để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trước mắt của người dân.

b/ Mô hình trồng rừng sản xuất

- Đối tượng: Đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng sản xuất, đã được điều tra thực tế và xác định có khả năng trồng rừng trên núi đất thuộc đối tượng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 86)