3.2.4.1. Một số thuận lợi
- Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phòng thủ biên giới Quốc gia và giữ vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn cho các sông lớn như sông Lô, sông Nho Quế, sông Miện.... bảo vệ môi trường sinh thái khu vực.
- Có điều kiện khí hậu phù hợp với một số loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây đặc sản, dược liệu nếu trồng thành vùng tập trung có thể cung cấp lâm sản cho chế biến trong vùng và xuất khẩu.
- Thông qua một số chính sách, chương trình đầu tư của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, người dân đã có những nhận thức nhất định về hiệu quả và lợi ích của việc trồng, quản lý bảo vệ rừng; bên cạnh đó cộng đồng các dân tộc trong vùng sống cần cù, chịu khó lao động, giàu kiến thức bản địa canh tác trên đất dốc.
3.2.4.2. Những khó khăn
- Khu vực nghiên cứu là vùng đặc biệt khó khăn của cả nước; địa hình cao dốc, độ chia cắt mạnh, nhiều núi đá, khu vực núi đất có tỷ lệ đá lẫn chiếm 30 - 40%, có khu vực lên tới 70%, dẫn đến suất đầu tư lớn nhưng hiệu quả đem lại không cao.
- Nền kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu và bị ảnh hưởng nhiều vào tập quán, thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là nước sinh hoạt.
- Trong một thời gian dài việc khai thác sử dụng rừng và tài nguyên đất đai không hợp lý đã làm cho đất bị xói mòn; diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều, nhưng tỷ lệ sử dụng đất thấp.
- Một số cơ chế chính sách đối với nghề rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như vốn đầu tư chưa thoả đáng (vốn đầu tư quá thấp), chính sách hưởng lợi chưa hấp dẫn chủ quản lý bảo vệ rừng, công tác tuyên truyền về phát triển rừng chưa sâu rộng nên chưa khuyến khích được người dân tham gia. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào được nghiên cứu một cách đầy đủ làm cơ sở phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cấu trức rừng từ nhiên.
4.1.1. Phân loại trạng thái rừng
Phân loại trạng thái rừng nhằm mục đích tạo cơ sở nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và tạo điều kiện cho quản lý rừng một cách hợp lý hơn. Đó là lý do Luận văn đề cập. Tuy nhiên, nội dung này được coi là một nội dung nhỏ của Luận văn. Dựa theo số liệu thu thập được ở các OTC cùng với sự phân loại của hệ thống phân loại Loestchau (1961)[23] (sử dụng các chỉ tiêu Dtb (cm), ΣG (m2/ha) để đánh giá), từ đó xác định trạng thái rừng tại các địa điểm nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình mang nhiều đặc trưng của ưu hợp thực vật trong kiểu phụ miền bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Cho nên rừng tự nhiên trong khu vực cũng mang nhiều điểm đặc sắc riêng, bao gồm cả các trạng thái rừng núi đất lẫn đá và trạng thái rừng núi đá. Các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu có số lượng loài khá đa dạng và có nhiều loài đặc trưng cho núi đá vôi. Kết quả phân loại cụ thể được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Phân loại trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu Trạng thái Độ cao (m) Mật độ (cây/ha) tb (cm) tb (m2/ha) IIA 700 300 - 520 13,83 - 18,81 8,77 700 - 1000 470 - 560 11,92 - 16,64 6,1 - 12,46 IIB 700 - 1000 420 - 470 17,6 - 19,69 11 - 14,95 IIIA2 700 - 1000 260 - 300 25,4 - 28,3 17,46 - 23,54 > 1000 210 - 220 28,6 31,7 Núi đá IIA <700 220 - 420 17,3 8,12 700 - 1000 260 - 420 9,77 4,42
Kết quả phân loại của các trạng thái rừng tại khu vực 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang dựa trên số liệu thu thập của 33 OTC rừng tự nhiên theo các tiêu
chí của bảng phân loại Loestchau (có sự điều chỉnh để phù hợp) và sự phân chia tại hiện trạng từng OTC, cho thấy kết quả phân chia cơ bản phù hợp với hiện trạng rừng. Qua bảng 4.1 cho thấy một số đặc trưng của trạng thái trong khu vực nghiên cứu:
+ Kiểu rừng trên núi đá vôi IIA: hiện trạng rừng này chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 34%) so với diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu ở dạng thảm cây bụi (chiếm tới hơn 68% diện tích rừng núi đá). Chính vì vậy, diện tích rừng cây gỗ chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng diện tích rừng trong khu vực. Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao lớn hơn 300m so với mặt nước biển và mang đặc trưng hệ sinh thái trên núi đá. Về thành phần loài cây, ngoài các loài cây lá rộng kiểu rừng này còn mang nhiều loài thuộc nhóm cây lá kim. Một số loài cây chủ yếu là Ô rô (Acanthus ilicifolius.L), Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Kháo (Phoebe sp)... bên cạnh đó, nó còn bao gồm một số loài đặc biệt quí hiếm cần được bảo tồn nguồn gen: Hoàng tinh (Maranta
arundinacea), Thông tre (Podocarpus pilgeri), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Đỉnh Tùng (Cephalotaxus) ... Tuy
nhiên, mật độ cây gỗ ở trạng thái này biến đổi rất mạnh từ 220 - 420 cây/ha. Nguyên nhân do đặc điểm của rừng núi đá và sự tác động của người dân sống gần rừng (thậm chí có những khu vực rừng cạnh khu vực người dân sống đã hoàn toàn biến thành đồi núi trọc). Đường kính bình quân có nhiều sự biến động đối với độ cao nhỏ hơn 700m là 17,3 cm còn ở độ cao trên 700 - 1000m là 9,77 cm, tổng tiết diện ngang tại khu vực cũng thấp hơn so với các trạng thái rừng núi đất nói chung biến động ΣG < 10m2/ha.
+ Kiểu rừng ẩm thường xanh núi đất xen lẫn đá (trạng thái IIIA2): các trạng thái này đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Trạng thái này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái, lớp cây có đường kính 20 – 30 cm chiếm tỷ lệ cao. Trạng thái này phân bố ở phần lớn các độ cao, nhưng chủ yếu nằm ở các khu vực có độ cao lớn hơn 700m. Rừng sinh trưởng quanh năm, tổ thành loài thực vật đa dạng. Thành phần loài bao gồm một số ít loài cây tiên phong
phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt như: Dẻ (Lithocarpus dussaudii), Xoan (Spondias pintana), Kháo cài (Phoebe sp), Vối thuốc (Schima wallichii
Choisy)...Ngoài ra còn có các loài: Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý
(Garcinia fagracoides) cũng tham gia tổ thành và chiếm ưu thế. Mật độ kiểu rừng này không cao, biến động từ 210 – 300 cây/ha. Tổng tiết diện ngang biến động từ 17, 46 m2/ha đến 31,7 m2/ha.
+ Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy (các trạng thái IIA, IIB): các trạng thái này thường nằm ở độ cao từ 300 – 1000m, phân bố hầu hết ở chân, sườn núi hay những khu vực đồi núi thấp, nơi có địa hình khá bằng phẳng. Phần lớn kiểu rừng này bao gồm những quần tụ non với những loài cây ưa sáng hình thành sau nương rẫy, vượt lên tán, kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thể cũ đứng phân tán có số lượng thấp (nguyên nhân do quá trình khai thác trước đây để lại), chính bởi lý do đó mà thành phần loài ở các trạng thái này đều phức tạp không đều tuổi. Tổ thành chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau sau (Liquidambar
formosana), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)... hầu hết những loài này đều có sinh trưởng tốt. Mật độ biến động lớn từ
300 – 540 cây/ha, đường kính bình quân biến động từ 7,86 đến 19,69 cm. Tuy nhiên tổng tiết diện ngang thấp (ΣG < 15m2/ha).
4.1.2. Cấu trúc tổ thành
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Nói chung, tổ thành thực vật càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính thống nhất hoàn hảo, cân bằng và ổn định bấy nhiêu. Chính do tính phức tạp của tổ thành mà các QXTV rừng tự nhiên luôn là một hệ thống ổn định và có lợi nhất về các mặt như tính phòng hộ, tính sản xuất sinh khối… Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng chính vì vậy mà nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.
Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh (những loài có không mối quan hệ cạnh tranh với các loài khác và thích hợp với điều kiện lập địa thường có hệ số tổ thành cao). Nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là công việc quan trọng nhằm lựa chọn các biện pháp kinh doanh phù hợp cho từng loại hình rừng tự nhiên nói chung. Trong Luận văn, chúng tôi sử dụng chỉ số IV% (theo công thức 2.3) để biểu thị công thức tổ thành tầng cây gỗ cho các trạng thái rừng
4.1.2.1. Tổ thành trạng thái IIA
Luận văn đã tiến hành phân chia theo trạng thái rừng và độ cao tuyệt đối, tổng hợp và đưa ra kết quả thể hiện tại bảng 4.2
Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy: ở trạng thái này, số lượng loài xuất hiện lớn (55 loài). Trong đó các loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV là 4 loài với sự dao động từ 4,9% Trâm lá dài (Melalenca leacadedra) đến 33,13% Vối thuốc. Tổng chỉ số IV% của 4 loài này chiếm 53,68% cho thấy đây chính là quần thể ưu thế của trạng thái. Trong tổ thành loài của trạng thái có sự tham gia của rất nhiều các loài ưa sáng đặc trưng cho rừng phục hồi, đặc biệt một số loài còn chiếm một tỷ lệ lớn tham gia vào ưu hợp như Vối thuốc, Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò (Betula
alnoides)… ngoài ra các loài đó ra còn có các loài khác cũng xuất hiện nhưng với tỷ lệ
thấp hơn như Lá nến (Macaranga denticulata), Bứa (Garcinia atroviridis), Trẩu (Vemicia montala Lour.), Kháo xanh (Cinadenia paniculata)… Đặc điểm này cho thấy, rừng trạng thái IIA trong khu vực cũng tuân theo những đặc trưng cơ bản của loại rừng IIA được phân loại theo Loestchau (1960), việc sử dụng hệ thống phân loại này cho trạng thái rừng núi đất trong khu vực là phù hợp. Kết quả khi nghiên cứu tổ thành cho thấy rừng ở trạng thái tốt, nhóm loài cây mục đích cũng xuất hiện với sự đa dạng cao (cả các loài cây có giá trị kinh tế lẫn giá trị về phòng hộ: Lát hoa (Chukrasia
tabularis), Dẻ gai (Facus sylvatica), Re hương (Cinamomum parthenoxylon)…) các
Bảng 4.2. Tổ thành cho trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu Trạng thái Loài cây G
(m2) N (cây) N% (%) G% (%) IV% (%) IIA (gộp)
Loài ưu thế 4 loài
Vối thuốc 3,15373 133 34,51 31,74 33,13 Cáng lò 0,9423 34 10,31 8,11 9,21 Sau sau 0,59064 27 6,46 6,44 6,45 Trâm lá dài 0,50199 18 5,49 4,3 4,90 Tổng 5,18866 212 56,77 50,59 53,68 50 loài khác 43,23 49,41 46,32
Trạng thái Loài cây
G (m2) N (cây) N% (%) G% (%) IV% (%) Loài ưu thế 4 loài
< 700m Vối thuốc 1,52404 59 36,53 34,5 35,52 Dẻ 0,28073 15 6,73 8,77 7,75 Cáng lò 0,34943 9 8,38 5,26 6,82 Dẻ gai 0,22701 13 5,44 7,6 6,52 Tổng 2,38121 96 57,08 56,13 56,61 26 loài khác 42,92 43,87 43,39 700m - 1000m
Loài ưu thế 5 loài
Vối thuốc 1,62969 74 32,23 28,46 30,35 Cáng lò 0,59287 25 11,72 9,62 10,67 Trâm lá dài 0,50199 18 9,93 6,92 8,43 Sau sau 0,4414 21 8,73 8,08 8,41 Kháo xanh 0,28189 14 5,57 5,38 5,48 Tổng 3,44784 152 68,18 58,46 63,32 45 loài khác 31,82 41,54 36,68
Công thức tổ thành chung cho trạng thái:
33.13Vt + 9.21Cgl + 6.45Ss + 4.90Trl + 46.32LK (4.1)
Trong trạng thái này, cũng có sự khác khá lớn theo độ cao, cụ thể:
- Trạng thái IIA ở độ cao nhỏ hơn 700m: trạng thái này nằm ở các khu vực có mức độ tác động cao, rừng chỉ mới đang ở giai đoạn non số lượng các loài cây ưa sáng có nhiều: Trẩu (Vemicia montala), Thôi ba (Alangium chinensis), Ba soi(Macaranga
denticulata)… trong tổ thành. Số loài ưu thế chỉ có 4/26 loài trong đó Vối thuốc
35,52% vẫn chiếm tỷ trọng cao, ngoài ra còn có thêm Dẻ 7,75%, Cáng lò 6,82%, Dẻ gai 6,52% là các loài mục đích. Các loài cây mục đích tuy đã xuất hiện nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ thấp bao gồm một vài loài Lát hoa , Trâm lá dài… với chỉ số IV% dao động từ 0,38% - 1,86%). Trong tổ thành ở khu vực này ngoài các loài cây bản địa còn có thêm một số loài được gây trồng từ giống của địa phương như Sa mộc (Cunninghamia konishii), Xoan ta (Melia azedarach) có chất lượng sinh trưởng khá tốt. Mặc dù có sự quản lý nhưng dưới sức ép và sự tác động của hoạt động khai thác mạnh đã làm cho nhiều khu vực trong trạng thái bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy số lượng loài trong trạng thái chỉ có 30 loài, ít hơn rất nhiều so với trạng thái IIA ở độ cao 700 - 1000m. Rõ ràng, ở rừng ở trạng thái này cần phải được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung nhằm làm tăng số lượng cây mục đích bên cạnh đó tăng tính đa dạng loài nhằm thúc đẩy rừng phát triển theo hướng bền vững, lâu dài.
Công thức tổ thành chung cho trạng thái IIA độ cao < 700m:
35.52Vt + 7.75De + 6.82Cgl + 6.52Deg + 43.39LK (4.2)
- Với trạng thái IIA ở độ cao từ 700m ÷ 1000m: khác hẳn với trạng thái IIA phân bố ở độ cao nhỏ hơn 700m, rừng ở trạng thái này có số lượng loài cao hơn rất nhiều (50 loài so với 30 loài ở độ cao). Số loài cây ưu thế được xác định là 5 loài, với tỷ lệ giảm dần từ Vối thuốc) 30,35%, Cáng lò 10.67%, Trâm lá dài 8,43%, Sau sau (8,41%), Kháo xanh 5,81%. Tổ thành của trạng thái này đã xuất thêm nhiều loài cây mục đích: Re bàu (Cinamomum botusifolium), Re hương (Cinamomum parthenoxylon), Quế (Cinamomum cassia)… và một số loài bản địa được đánh giá cao ở khu vực như Trám đen (Canarium nigrum) (số lượng loài cây mục đích cũng lớn hơn so với ở trạng thái
IIA ở độ cao < 700m). Số lượng loài tăng lên như vậy là do rừng ở khu vực quản lý tốt, tránh được các ảnh hưởng của con người và đã trải qua thời gian phục hồi tốt. Qua công thức tổ thành ở trạng thái này đã đánh giá được sự đa dạng loài trạng thái này cao hơn so với độ cao 700m.
Công thức tổ thành chung cho trạng thái:
30.35Vt + 10.67Cgl + 8.43Trl + 8.41Ss +5.48Khx + 36.68LK (4.3)
4.1.2.2. Tổ thành cho trạng thái IIB
Các OTC ở trạng thái này đều phân bố ở độ cao 700m ÷ 1000m, dao động mật độ không đáng kể. Cấu trúc tổ thành loài theo trị số IV% được thể hiển qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Tổ thành loài trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu
Loài cây G (m2) N (cây) G% (%) N% (%) IV% (%) Loài ưu thế 4 loài
Vối thuốc 0,75461 28 16,03 17,07 16,55 Dẻ cau 0,73274 13 15,56 7,93 11,75 Trám đen 0,37013 15 7,86 9,15 8,51 Dẻ gai 0,27051 11 5,75 6,71 6,23 Tổng 2,12799 67 45,20 40,86 43,03 38 loài khác 54,80 59,14 56,97
Kết quả bảng 4.3 cho thấy: Có 42 loài tham gia tổ thành. Trong đó có 4 loài được xác định là các loài ưu thế với chỉ số IV% đạt được cụ thể như sau: Vối thuốc 16,55%; Dẻ cau (Quercus platycalyx) 11,75%; Trám đen 8.51%; Dẻ gai 6,23%. Các loài này đều là các loài cây gỗ lớn có khả năng phát triển tạo thành tầng tán chính của trạng thái này, hơn nữa các loài đều là các loài cây có đường kính lớn, tán lá rậm rạp, hệ rễ phát triển có tác dụng rất lớn trong chức năng phòng hộ và thuộc vào