Phân loại trạng thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 43 - 45)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên

4.1.1. Phân loại trạng thái rừng

Phân loại trạng thái rừng nhằm mục đích tạo cơ sở nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc và tạo điều kiện cho quản lý rừng một cách hợp lý hơn. Đó là lý do Luận văn đề cập. Tuy nhiên, nội dung này được coi là một nội dung nhỏ của Luận văn. Dựa theo số liệu thu thập được ở các OTC cùng với sự phân loại của hệ thống phân loại Loestchau (1961)[23] (sử dụng các chỉ tiêu Dtb (cm), ΣG (m2/ha) để đánh giá), từ đó xác định trạng thái rừng tại các địa điểm nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình mang nhiều đặc trưng của ưu hợp thực vật trong kiểu phụ miền bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Cho nên rừng tự nhiên trong khu vực cũng mang nhiều điểm đặc sắc riêng, bao gồm cả các trạng thái rừng núi đất lẫn đá và trạng thái rừng núi đá. Các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu có số lượng lồi khá đa dạng và có nhiều lồi đặc trưng cho núi đá vơi. Kết quả phân loại cụ thể được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân loại trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu Trạng thái Độ cao (m) Mật độ (cây/ha) tb (cm) tb (m2/ha) IIA 700 300 - 520 13,83 - 18,81 8,77 700 - 1000 470 - 560 11,92 - 16,64 6,1 - 12,46 IIB 700 - 1000 420 - 470 17,6 - 19,69 11 - 14,95 IIIA2 700 - 1000 260 - 300 25,4 - 28,3 17,46 - 23,54 > 1000 210 - 220 28,6 31,7 Núi đá IIA <700 220 - 420 17,3 8,12 700 - 1000 260 - 420 9,77 4,42

Kết quả phân loại của các trạng thái rừng tại khu vực 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang dựa trên số liệu thu thập của 33 OTC rừng tự nhiên theo các tiêu

chí của bảng phân loại Loestchau (có sự điều chỉnh để phù hợp) và sự phân chia tại hiện trạng từng OTC, cho thấy kết quả phân chia cơ bản phù hợp với hiện trạng rừng. Qua bảng 4.1 cho thấy một số đặc trưng của trạng thái trong khu vực nghiên cứu:

+ Kiểu rừng trên núi đá vôi IIA: hiện trạng rừng này chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 34%) so với diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu ở dạng thảm cây bụi (chiếm tới hơn 68% diện tích rừng núi đá). Chính vì vậy, diện tích rừng cây gỗ chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng diện tích rừng trong khu vực. Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao lớn hơn 300m so với mặt nước biển và mang đặc trưng hệ sinh thái trên núi đá. Về thành phần loài cây, ngoài các loài cây lá rộng kiểu rừng này cịn mang nhiều lồi thuộc nhóm cây lá kim. Một số loài cây chủ yếu là Ơ rơ (Acanthus ilicifolius.L), Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Kháo (Phoebe sp)... bên cạnh đó, nó cịn bao gồm một số lồi đặc biệt quí hiếm cần được bảo tồn nguồn gen: Hồng tinh (Maranta

arundinacea), Thơng tre (Podocarpus pilgeri), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Đỉnh Tùng (Cephalotaxus) ... Tuy

nhiên, mật độ cây gỗ ở trạng thái này biến đổi rất mạnh từ 220 - 420 cây/ha. Nguyên nhân do đặc điểm của rừng núi đá và sự tác động của người dân sống gần rừng (thậm chí có những khu vực rừng cạnh khu vực người dân sống đã hoàn toàn biến thành đồi núi trọc). Đường kính bình qn có nhiều sự biến động đối với độ cao nhỏ hơn 700m là 17,3 cm còn ở độ cao trên 700 - 1000m là 9,77 cm, tổng tiết diện ngang tại khu vực cũng thấp hơn so với các trạng thái rừng núi đất nói chung biến động ΣG < 10m2/ha.

+ Kiểu rừng ẩm thường xanh núi đất xen lẫn đá (trạng thái IIIA2): các trạng thái này đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Trạng thái này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái, lớp cây có đường kính 20 – 30 cm chiếm tỷ lệ cao. Trạng thái này phân bố ở phần lớn các độ cao, nhưng chủ yếu nằm ở các khu vực có độ cao lớn hơn 700m. Rừng sinh trưởng quanh năm, tổ thành loài thực vật đa dạng. Thành phần loài bao gồm một số ít lồi cây tiên phong

phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt như: Dẻ (Lithocarpus dussaudii), Xoan (Spondias pintana), Kháo cài (Phoebe sp), Vối thuốc (Schima wallichii

Choisy)...Ngoài ra cịn có các lồi: Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý

(Garcinia fagracoides) cũng tham gia tổ thành và chiếm ưu thế. Mật độ kiểu rừng này không cao, biến động từ 210 – 300 cây/ha. Tổng tiết diện ngang biến động từ 17, 46 m2/ha đến 31,7 m2/ha.

+ Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy (các trạng thái IIA, IIB): các trạng thái này thường nằm ở độ cao từ 300 – 1000m, phân bố hầu hết ở chân, sườn núi hay những khu vực đồi núi thấp, nơi có địa hình khá bằng phẳng. Phần lớn kiểu rừng này bao gồm những quần tụ non với những lồi cây ưa sáng hình thành sau nương rẫy, vượt lên tán, kiểu này có thể cịn sót lại một số cây của quần thể cũ đứng phân tán có số lượng thấp (ngun nhân do q trình khai thác trước đây để lại), chính bởi lý do đó mà thành phần lồi ở các trạng thái này đều phức tạp không đều tuổi. Tổ thành chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau sau (Liquidambar

formosana), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)... hầu hết những lồi này đều có sinh trưởng tốt. Mật độ biến động lớn từ

300 – 540 cây/ha, đường kính bình qn biến động từ 7,86 đến 19,69 cm. Tuy nhiên tổng tiết diện ngang thấp (ΣG < 15m2/ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)