Xuất một số mô hình cụ thể phát triển rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 91 - 95)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp pháp phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu

4.4.2. xuất một số mô hình cụ thể phát triển rừng:

Như đã đề cập ở phần trên, căn cứ kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang, Luận văn đề xuất một số mô hình liên quan như sau:

4.4.2.1. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:

- Đối tượng: Áp dụng cho các đối tượng thuộc trạng thái núi đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống cây bụi đảm bảo mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt >300 cây/ha. Hoặc trên đất núi đá có cây gỗ tái sinh, có mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt < 300 cây/ha nhưng là những nơi có độ dốc lớn, đất tầng mỏng, tỷ lệ đá lớn, địa hình hiểm trở và không có điều kiện trồng bổ sung.

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng:

+ Tiến hành đo đạc, lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi đến từng lô. Giao khoán cho các hộ gia đình (theo thứ tự ưu tiên những hộ nghèo), cá nhân hoặc tập thể quản lý bảo vệ.

+ Tận dụng tối đa khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chặt bỏ dây leo, cây bụi lấn át, tạo không gian thích hợp để cây tái sinh mục đích phát triển.

+ Làm đường băng cản lửa, cấm đốt nương làm rẫy và tuyên truyền và ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh hại, lửa rừng.

4.4.2.2. Mô hình khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

- Đối tượng: Áp dụng cho các đối tượng thuộc trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh, đất trống cây bụi đảm bảo mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt >300 cây/ha, song mức độ tái sinh không đồng đều trên lô. Hoặc trên đất núi đá có cây gỗ tái sinh, mức độ tái sinh không đồng đều, mật độ cây tái sinh có triển vọng đạt thấp nhưng có điều kiện trồng bổ sung.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Tiến hành đo đạc, đo đếm xác định mật độ cây tái sinh để có cơ sở bố trí cây trồng phù hợp và lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi đến từng lô. Giao khoán cho các hộ gia đình (ưu tiên những hộ nghèo), cá nhân, tập thể tiến hành khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung.

+ Tận dụng khả năng tái sinh tự nhiên, phát dây leo bụi dậm và trồng bổ sung cây có mục đích vào những chỗ trống thiếu cây tái sinh trên lô khoanh nuôi.

+ Xây dựng đường băng cản lửa xung quanh lô và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngăn chặn sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh hại và lửa rừng.

+ Loài cây trồng bổ sung:

Đối với trạng thái núi đất, trồng các loài cây bản địa có giá trị như: Kháo cài, Trám trắng, Dẻ gai, Lát hoa, Tông dù...

Đối với trạng thái núi đất, trồng bổ sung các loài cây có giá trị theo hình thức cây con có bầu hoặc gieo hạt thẳng (tuỳ loài cây) như: Nghiến, Trai lý, Thông đá, Thông tre, Bách vàng hoặc một số cây sinh trưởng nhanh như: Mác rạc, Lát hoa...

4.4.2.3. Mô hình trồng rừng:

a/ Mô hình trồng rừng phòng hộ:

Bốn huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh chủ yếu là địa hình núi đá vôi Kaste, khả năng lưu giữ nước kém, nhân dân thường thiếu nước sinh hoạt nên ngoài việc khoanh nuôi bảo vệ những khu rừng hiện có, việc đưa các mô hình trồng rừng phủ xanh đất trống kết hợp phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ vào áp dụng là biện pháp cần thiết. Đó là lý do Luận văn đề xuất mô hình trồng rừng phòng hộ, cụ thể:

- Đối tượng: Đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng phòng hộ, đã được điều tra thực tế và xác định có khả năng trồng rừng thuộc đối tượng đất IA và IB.

- Một số biện pháp kỹ thuật chính:

+ Chọn loài cây trồng: loài cây trồng chính là các loài cây bản địa như: Lát hoa, Tông dù, Nghiến, Thông đỏ...; loài cây phụ trợ: Mác rạc, Xoan nhừ, Thàn mát, Tống quá sủ...; loài cây ngắn ngày: ngô, đậu răng ngựa.

+ Kỹ thuật gây trồng: Cần tiến hành theo 2 bước:

Bước 1, tạo tàn che ban đầu bằng cách gieo hạt thẳng có lấp hố đói với các loài cây ưa sáng, thích nghi với sinh cảnh ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi rừng như: Mác rạc, Xoan nhừ, Tống quá sủ... Với phương thức trồng hỗn giao,

Bước 2, trồng hỗn giao các loài cây bản địa có khả năng phòng hộ và có giá trị kinh tế (Lát hoa, Nghiến, Tông dù, Thông đỏ..) bằng cây con có bầu dưới các độ tàn che thích hợp với từng loại cây, mỗi năm nên trồng dặm bổ sung, đảm bảo tổ thành loài cây khác tuổi, nhiều tầng...

+ Mật độ trồng: Từ 1.600 cây/ha- 2.500 cây/ha, tuỳ từng điều kiện lập địa + Phương pháp làm đất: Cuốc hố cục bộ kích thước 40x40x40cm, những nơi tầng đất mỏng có thể cuốc hố nông hơn. Bố trí hình nanh sấu trên băng trồng,

+ Thời gian trồng rừng: Nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa mưa.

+ Thời gian chăm sóc: Do là vùng lượng mưa trung bình thấp, giữ nước kém, đất bạc màu nên cây con cần được chăm sóc 4 năm (cả năm trồng). Quá trình chăm sóc, kết hợp trồng cây ngắn ngày để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trước mắt của người dân.

b/ Mô hình trồng rừng sản xuất

- Đối tượng: Đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng sản xuất, đã được điều tra thực tế và xác định có khả năng trồng rừng trên núi đất thuộc đối tượng đất IA và IB.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Phương thức trồng: Trồng thuần loài bằng cây con có bầu.

+ Phương pháp làm đất: Cuốc hố cục bộ kích thước 40x40x40cm, bố trí hình nanh sấu trên băng trồng.

+ Thời gian chăm sóc: 4 năm (cả năm trồng).

+ Tập đoàn cây trồng: Sa mộc, Tông dù, Lát hoa.

+ Làm đường băng cản lửa: Xây dựng đường băng xanh, quy mô đường băng rộng 8 - 20 m.

c/ Mô hình vườn rừng,

Với đặc điểm tập quán cư trú của người dân vùng cao bốn huyện phía bắc đa phần là ở riêng lẻ mỗi gia đình một khu vực, đời sống chủ yếu tự cung tự cấp. Đo đó để đảm bảo phát huy lợi dụng tối đa tiềm năng tự nhiên và đạt hiệu quả sử dụng đất cao, phát triển kinh tế hộ, ổn định sinh hoạt, Luận văn đề xuất mô hình vườn rừng, cụ thể:

- Đối tượng: Gồm những lô đất trống xung quanh nhà có độ dốc nhỏ, gần nguồn nước, gần thôn bản.

- Diện tích từ 2 - 5 ha/mô hình.

- Loài cây: + Cây lâm nghiệp: Sa mộc, Lát, Soan ta, Kháo cài, Mác rạc.. + Cây ăn quả: Hồng không hạt, Lê Đài loan....

+ Cây dược liệu: Đỗ trọng, xuyên khung, + Cây công nghiệp: chè....

+ Cây lương thực: Ngô, d/ Mô hình trồng rừng cảnh quan.

Bốn huyện vung cao phía bắc tỉnh Hà Giang nằm trên Cao nguyên đá, đang được Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận: "Công viên địa chất", ngoài ra có rất nhiều địa danh có tiềm năng du lịch như Cột cờ Lũng Cú, Khu di tích nhà Vương... do đó, căn cứ vào nghiên cứu cấu trúc, Luận văn đề xuất mô hình trồng rừng cảnh quan khu vực nghiên cứu, cụ thể:

- Đối tượng: Đất Lâm nghiệp trạng thái IA, IB dọc theo đường Quốc lộ 4C lên Cao nguyên đá và các điểm vào khu du lịch như : Cột cờ Lũng Cú, Khu Di tích nhà Vương;

- Loài cây trồng: Tuỳ theo từng điều kiện lập địa và điều kiện môi trường cảnh qan, bố trí các loài cây trồng mục đích như: Thông ba lá, Sa mộc, Đào phai; các loài đặc hữu như : Bách vàng, Thông tre, Thông đỏ, hoàng đàn rủ....

- Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loài bằng cây con có bầu.

- Thiết kế rừng: Bố trí theo lô xen lẽ các loài cây khác nhau, đảm bảo tính mỹ quan, phù hợp sinh thái và đảm bảo hạn chế các yếu tố rủi ro như: lửa rừng, sâu bệnh hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 91 - 95)