Dân tộc, dân số, lao động và tập quán canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 38 - 39)

- Thành phần dân tộc: trong vùng nghiên cứu có 17 dân tộc anh em sinh sống

bao gồm: Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh, Giấy và các dân tộc thiểu số khác. Trong đó dân tộc Mông chiếm trên 60% dân số. Nhìn chung cộng đồng các dân tộc sinh sống đoàn kết, cần cù, chịu khó lao động.

- Dân số: vùng nghiên cứu có 175.593 nhân khẩu/43.944 hộ, mật độ bình quân

75 người /km2. Trong đó số hộ đói nghèo chiếm 60,12% tổng số hộ (26.420 hộ). Đặc điểm đáng chú ý ở đây là dân số phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã vùng cao, vùng xa. Mật độ dân số các xã biên giới là thấp nhất (45-50 người/km2).

- Lao động: tổng số lao động 101.440 người, trong đó lao động nông nghiệp

nông thôn là người dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng số lao động. Hàng năm có khoảng 3.000 thanh niên đến tuổi lao động. Đây là lực lượng lao động nông lâm nghiệp khá dồi dào, song số lao động được đào tạo không đáng kể. Với hệ số sử dụng đất thấp; chăn nuôi, làng nghề nông thôn, dịch vụ, công nghiệp chưa phát triển, cho nên lực lượng lao động nhàn rỗi trong năm chiếm trên 40%. Đây là thách thức lớn đối với các cấp chính quyền hiện nay, đồng thời cũng là cơ hội về nguồn nhân lực khi thực hiện các Dự án hỗ trợ.

- Tập quán canh tác: tập quán canh tác và sử dụng đất của dân còn hạn chế,

đại đa số nhân dân còn sử dụng đất mang tính tự phát, thích cây gì trồng cây ấy, phục vụ nhu cầu trước mắt, mà không chú ý đến khả năng thích hợp của đất đối với từng loài cây trồng. Sự hiểu biết của người nông dân còn hạn chế so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh cũng như cả nước. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt theo làng bản, vì vậy công tác tuyên truyền và phổ biến phương thức sử dụng đất hợp lý với người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn chung sản xuất nông, lâm nghiệp những năm gần đây người nông dân đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng đất đai của địa phương còn gặp không ít khó khăn đó là địa hình quá phức tạp, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm rất khan hiếm và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tại bốn huyện vùng cao phía bắc tỉnh hà giang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)