Nghĩa hiện thời của tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 155 - 185)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Giá trị và hn chế trong tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

4.2.3. nghĩa hiện thời của tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm sống ở thế kỷ XVIII, đó là một tồn t i xã hội rất khác so với tồn t i xã hội hiện nay. Do đó, để rút ra ý nghĩa từ những nội dung trực tiếp trong tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm như trung hiếu, chính danh có lẽ không còn thực sự phù hợp.

Thứ có thể rút ra trước nhất đó là về phương pháp luận: khi lý luận đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của lịch sử đặt ra, thì sẽ thúc đẩy lịch sử tiến về phía trước rất nhanh. Chúng ta nhận thấy, các phong trào như cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, hay Tây Sơn, khi có các nhân tố quan trọng là những nhà trí thức lỗi l c như Nguyễn Trãi, hay Ngô Thì Nhậm tham gia, thì đều giúp cho sức m nh của quần chúng được tổ chức và chỉ đ o dưới một lý luận đúng đắn, sẽ có hiệu quả vượt bực khác biệt về chất.

iểm nữa là việc vận dụng lý luận vào các vấn đề của hiện thực. Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm đều xuất phát từ các vấn đề hiện thực và điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của hiện thực. Lý luận luôn là “màu xám”, còn cây đời luôn “xanh tươi” đã được chứng minh rất rõ qua tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm. Những vấn đề được đúc kết qua lý luận khi áp dụng vào thực tiễn mà thất b i, thì cần nhìn nhận l i lý luận trên cơ sở cốt lõi là thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử được đúc rút. Thông qua thực tiễn mà lý luận được tiếp thêm sức sống, và lý luận khi đi được vào thực tiễn mới phát huy được sức m nh dẫn dắt, chỉ đường. Ngô Thì Nhậm khi đem các lý tưởng của mình áp dụng vào nhà Lê Trịnh thì luôn thất b i, và phải chịu cả những hi sinh lớn về tư cách đ o đức, nhân sinh, nhưng với nhà Tây Sơn, l i mang l i những nước cờ Tam iệp, những trang sử ngo i giao r ng rỡ cho dân tộc, l i cho thấy một vấn đề khác nữa, là lý luận khi đã xác quyết được, việc chọn một lực lượng xã hội để hiện thực hóa lý tưởng cũng cần có sự tương thích về logic thì mới thúc đấy lịch sử phát triển được.

Thứ hai, về những nội dung khái quát nhất, thì có lẽ là vấn đề “trọng dụng hiền tài”, Ngô Thì Nhậm từng chấp bút cho Quang Trung trong rất nhiều chiếu biểu, thư từ đối ngo i, nên tinh thần của tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm với Quang Trung có nhiều sự tương đắc và nhất trí. Quang Trung từng đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm: “Ngô Thì Nhậm về với ta là trời có ý muốn giúp ta vậy”, “Ngô Thì Nhậm vừa là bề tôi, vừa là khách”. ó đều là tinh thần của người lãnh đ o biết nhìn nhận về vai trò sức m nh của giới trí

thức. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã được Quang Trung tôn kính vì “một lời nói mà dấy nổi cơ đồ”, Nguyễn Trãi dùng ngọn bút để đẩy lui quân giặc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mọi thế lực chính trị đều nể vì, tôn trọng v.v, đều cho thấy, lịch sử đã chứng minh “lý luận có vai trò cải t o to lớn đối với hiện thực”. Mà lực lượng nắm giữ lý luận luôn là những người trí thức. Do đó, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, giáo dục bồi dưỡng hiền tài vẫn là công việc dài lâu luôn cần được chú trọng.

Tiểu kết chương 4

Ngô Thì Nhậm là đ i diện của lớp nhà Nho thức thời, tiến bộ trong thế kỷ XVIII, có những đóng góp quan trọng trong những thời điểm chuyển mình then chốt của lịch sử dân tộc giai đo n này. Tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng chính trị - xã hội còn là sự tiếp nối và thể hiện quá trình trưởng thành, độc lập về ý thức chính trị của giới trí thức phong kiến i Việt. Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, do bị giới h n trong nhãn quan của ý thức hệ phong kiến nên vẫn chưa vượt ra ngoài được ranh giới của Tam giáo. H n chế trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm là h n chế khách quan của lịch sử. Sức ép lớn nhất của hiện thực xã hội lên các nhà tư tưởng thời đó là làm sao để thống nhất đất nước, bảo toàn độc lập dân tộc chứ chưa phải đối diện với một sức m nh mới, vượt trội về phương thức sản xuất, có nguy cơ làm sụp đổ cả chế độ phong kiến lẫn độc lập dân tộc như trong thế kỷ XIX. Ngô Thì Nhậm có phản tư các vấn đề lịch sử, nhưng là sự phản tư để tìm ra phương pháp, nguyên lý, giá trị của truyền thống ứng dụng được trong hiện t i; ông chưa phải ở cái thời “gió Á mưa Âu” để tự tách mình khỏi truyền thống, phản tư phê phán với ý hệ truyền thống và dự báo trước được sự phát triển của xã hội tương lai. Như vậy, giá trị của tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm nằm ở chỗ đáp ứng được các nhu cầu của hiện thực xã hội, tái lập về sự ổn định, thống nhất, chứ không mang tính chất vượt trước, dẫn đường, dự báo và định hướng cho xã hội đổi mới, phát triển.

ối với ngày nay, tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nó vừa là chứng minh lịch sử cho quan điểm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, vừa là đúc kết của lý luận luôn lấy thực tiễn làm nền tảng và động lực để phát triển, cũng như ngược l i, thực tiễn được dẫn dắt bởi một lý luận đúng đắn thì sẽ rút ngắn được nhiều sự gian truân, những bước quanh co phải trả giá bằng nhiều kinh nghiệm lịch sử.

KẾT LUẬN

1. Khủng hoảng chính trị của xã hội phong kiến Việt Nam xuất hiện ở thế kỷ XVII khi có hai tập đoàn phong kiến cùng nắm vai trò lãnh đ o đất nước. Khủng hoảng chính trị này đã dẫn đến hệ luỵ là một đất nước bị chia làm đôi trong vòng hai thế kỷ, trong đó có nửa thế kỷ tập trung vào chiến tranh. Toàn bộ sức sản xuất bị huy động cho nội chiến, khiến cho những mầm mống của một phương thức sản xuất mới không có điều kiện phát triển, đi cùng với nó là khủng hoảng kinh tế, và tất yếu là khủng hoảng xã hội nổ ra. Thế kỷ XVIII là giai đo n tập trung cao độ của các mâu thuẫn không thể giải quyết được của chế độ phong kiến Việt Nam.

Thực tiễn biến động khốc liệt đó thúc đẩy một đòi hỏi phải thống nhất để chấm dứt sự phân rẽ và chiến tranh. Các thế lực phong kiến, dù tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc thống nhất, vẫn phải bất lực trước yêu cầu lịch sử. Việc thống nhất đất nước, cuối cùng l i được thực hiện bởi sức m nh của quần chúng nhân dân thông qua cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

2. Nho giáo vốn là ý thức hệ thống nhất trong chế độ phong kiến, vừa tỏ ra bất lực, vừa bị phân rẽ bởi chính thực tế rối ren của chính trị - xã hội. Nếu không có những con người cải cách tư tưởng, vượt rào khuôn khổ định chế tinh thần thì Nho giáo mãi vẫn loanh quanh với những tín điều trung, hiếu đã mất giá trị của mình. Câu hỏi về mặt tư tưởng đặt ra là ý thức hệ nào cần cho thời lo n? Thế nào là chính nghĩa, thế nào là mệnh trời, vận mệnh của dân tộc sẽ do chính người Việt làm chủ hay đặt trong tay ngo i bang? Câu trả lời rõ nhất và ngắn gọn nhất là dấn thân cùng thời cuộc. Tư tưởng chính trị - xã hội của ông đã có sự phát triển, vượt qua những định kiến đúng sai bị quy định bởi ý thức xã hội đương thời. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm đã có sự thích ứng và dự báo được khuynh hướng thống nhất tất yếu của quyền lực chính trị để giải quyết tình tr ng chia rẽ của đất nước, đối với ông, và những tầng lớp trí thức tiến bộ như ông, vận dụng đúng quan niệm “thời thế” chính là công cụ để góp phần thúc đẩy tiến trình đ i nhất thống.

Tới khi không có điều kiện dấn thân vào chính trị, mà đối với nhà Nho là con đường hiệu quả nhất và nhanh nhất để “cải t o hiện thực”, thì Ngô Thì Nhậm vẫn chọn cho mình khuynh hướng củng cố Nho giáo từ mặt lý luận, qua việc hội nhập Nho giáo với Phật giáo. Những yếu tố tích cực nhất của cả ba tôn giáo đều được huy động để t o nên một tư duy chính trị, xã hội vừa sâu sắc vừa độc đáo. em các tín điều của Nho gia “gia cố” thêm cho tính thực tiễn, nhập thế của Phật giáo, hay “Nho giáo hóa Phật giáo”, đem cái Tâm nhập thế truyền thụ cho nhau khiến cho “tám bộ Ph n vương Phật không ra khỏi cung tường của Tố vương Khổng Tử” có lẽ là mục đích, biện pháp tu tập, phương pháp hành trì của dòng Thiền mới này, mà tông chỉ của nó là con đường nhập thế tích cực nhất cũng chính là con đường giải thoát rốt ráo nhất. Tới Ngô Thì Nhậm, truyền thống dung hợp Tam giáo đã có thêm những sắc thái và đóng góp mới cho tư duy chính trị, xã hội Việt Nam thế kỷ 18.

3. Bản thân Ngô Thì Nhậm là người nhuần nhuyễn sách vở, kinh điển Thánh hiền, chính thế kỷ XVIII và cục diện chia rẽ của đất nước, khiến cho ông có điều kiện áp dụng, chiêm nghiệm những gì đã được đào t o, rèn giũa bài bản vào thực tiễn ho t động chính trị của mình một cách vừa sáng t o, vừa quyết liệt. Tư tưởng chính trị - xã hội của ông vừa là sự phản ánh, vừa có những biến chuyển nhằm đáp ứng đòi hỏi những yêu cầu của tồn t i hiện thực trong xã hội Việt Nam khi đó. Công việc mà luận án nỗ lực thực hiện là “Cần phải chỉ ra cho được rằng, các tư tưởng triết học của dân tộc đã đóng vai trò à những công cụ giải đáp những vấn đề và những đòi hỏi của th c tiễn trong từng giai đoạn ịch sử ra sao… chỉ ra được giá trị th c dụng hay à vai trò và

giá trị th c tiễn của các tư tưởng triết học của dân tộc” [24, tr.26]. Các sử gia

có thể đánh giá trái chiều về nhân cách đ o đức cá nhân của Ngô Thì Nhậm, nhưng những tư tưởng sáng t o, quyết đoán về chính trị - xã hội của ông là điểm sáng đáng ghi nhận vì nó đã đóng góp tích cực cho sự tiến lên của lịch sử dân tộc.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Thuý Ngọc (2009), “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” - Một tác phẩm Thiền?”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4), tr.17-22.

2. Trần Thị Thuý Ngọc (2011), Tinh thần Tam giáo trong “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (4), tr.37-45.

3. Tran Thi Thuy Ngoc (2011), “The Three Lines of Thoughts in Work Fundamental Principles of Truc Lam Buddhist Sect”, Vietnam Social Sciences

(5), pp.51-60.

4. Tran Thi Thuy Ngoc (2015), “吳時任的社會責任思想, 儒學研究”,忠南

大學校儒學研究所 (5), tr.353-374.

(Tran Thi Thuy Ngoc (2015), “Tư tưởng Trách nhiệm xã hội của Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Nghiên cứu Nho giáo (5), i học quốc gia Chungnam, Hàn Quốc, tr.353-374).

5. Trần Thị Thúy Ngọc (2015), “Sự chuyển biến tư tưởng của Ngô Thì Nhậm

từ Xuân Thu quản kiến tới Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, Tạp chí Triết

học (7), tr.70-75.

6. Trần Thị Thúy Ngọc (2016), “Con người “Thời biến” Ngô Thì Nhậm - Nhìn từ quan niệm “Thời” của Kinh Dịch và Khổng Tử”, Tạp chí Triết học

(5), tr.85-92.

7. Trần Thị Thúy Ngọc (2017), “Mối quan hệ Tam giáo qua chương Không

thanh trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo

(8), tr.3-19.

8. Trần Thị Thúy Ngọc (2017), “Một số vấn đề trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam”, Tạp chí Triết học (10), tr.65-73.

9. Hoàng Thị Thơ, Trần Thị Thúy Ngọc (2017), “Tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (12), tr.99-109.

10. Tran Thi Thuy Ngoc (2017), “A Person in “Precarious Time” Ngo Thi Nham - a Perspective from the Conception of “Time” of the Yijing and Confucious”, Philosophy (4), pp.46-54.

11. Nguyễn Tài ông chủ biên (2015), Khái ược ịch sử tư tưởng triết học

Việt Nam, NXB i học Sư ph m, Hà Nội. (Chương 3, mục 3.6 “Ngô Thì

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. ào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Nguyễn Án, Ph m ình Hổ (1962), Tang thương ngẫu lục, NXB i Nam, Sài Gòn.

3. Trần Ngọc Ánh (2004), “Sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng giáo dục của Ngô Thì Nhậm và La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp”, Tạp chí Khoa học

Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2), tr.33-37.

4. Trần Ngọc Ánh (2004), “Bàn thêm về chữ Nhân của Khổng Tử qua tác phẩm Luận ngữ”, Tạp chí Khoa học xã hội (9), tr. 41-44.

5. Trần Ngọc Ánh (2005), “Vai trò của con người đối với lịch sử xã hội trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Khoa học xã hội (8), tr. 26-29.

6. Trần Ngọc Ánh (2007), “Nhận thức luận của Ngô Thì Nhậm và bước tiến của tư tưởng Việt Nam thế kỉ XVIII”, Tạp chí Triết học (5), tr.32-37.

7. Ph. Ăng-ghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của

nhà nư c, NXB Sự thật, Hà Nội.

8. ặng Việt Bích (1993), “Nho giáo và phép biện chứng của lịch sử”, Tạp

chí Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật (5), tr. 75-76.

9. Nguyễn Thanh Bình (2000), “ ôi điều suy nghĩ về đối tượng và nội dung giáo dục, giáo hoá của Nho giáo”, Tạp chí Giáo dục lý luận (10), tr, 50-55. 10. Nguyễn Thanh Bình (2001), “Quan niệm của Nho giáo về xã hội lí tưởng”, Tạp chí Triết học (3), tr 38-43.

11.Nguyễn Thanh Bình (2005), “Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện kinh tế”, Tạp chí Giáo dục lí luận (5), tr. 35-38.

12. Nguyễn Thanh Bình (2005), Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và s thể hiện của nó ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường i học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13. Cristophoro Borri (2014), Xứ Đàng trong năm 1621, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

14. Trương Văn Chung (2003), “Tìm hiểu tư tưởng Thiền học Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Triết học (1), tr.30-35.

15. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1988), Thơ văn Lý Trần, tập 2, quyển thượng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Phương Chi (2009), “Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có cơ hội phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2), tr. 30-36.

17. Nguyễn Duy Chính (2012), Ngô Thì Nhậm (1764-1802),

http://www.sugia.vn/portfolio/detail/12/ngo_thi_nham_1746_1803.html

18. Nguyễn Duy Chính (2015), Lê mạt s ký - S suy tàn của triều Lê cuối

thế kỷ XVIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Duy Chính (2015), Việt Thanh chiến dịch, NXB Văn hoá Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Duy Chính (2015), Núi xanh nay vẫn đó, NXB Văn hoá Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Duy Chính (2015), Giở lại một nghi án lịch sử “Giá vương nhập

cận” - Có th c người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không,

NXB Văn hoá Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

22. Phan Huy Chú (2014), Lịch triều hiến chương oại chí, tập 4, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên, 2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt

Nam: Từ đầu công nguyên đến thời Trần - Hồ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Phan Trần Chúc (1943), Thế kỉ XVIII Tĩnh Đô Vương và thời Lê mạt, NXB Mai Lĩnh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 155 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)