Những yếu tố dân chủ trong tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 55 - 58)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

2.2.1. Những yếu tố dân chủ trong tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc - khi Nho giáo ra đời là giai đo n Trung Quốc đang trên đà định hình chế độ phong kiến chuyên chế. Chính vì vậy mà tư tưởng trong giai đo n này mang tính tự do, khai phóng tới độ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Chỉ đến khi nhà Tần “đốt sách, chôn Nho sinh”, rồi đời Hán “bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật”, thì tính chất chuyên chế về chính trị và tư tưởng mới dần thế chỗ cho tính chất tự do và tương đối dân chủ của giai đo n trước. Nho giáo sơ kỳ, tính chất dân chủ của Nho giáo đầu tiên thể hiện ở tính quốc tế4

. Trong Nho giáo, mục tiêu cao nhất của người quân tử là "bình thiên h ". Bản thân Khổng Tử đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ, quê hương ông để đi tìm minh chủ. ối với người quân tử trong Nho giáo sơ kỳ, việc tìm được một minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho đất nước của mình. Trong các truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các nhân tài thay đổi minh chủ là điều rất thường thấy. ó cũng là một trong những biểu

4 Tính quốc tế ở đây chỉ h n chế trong các nước Hoa H trung nguyên, bao gộp thêm cả những nước phên dậu

Nhung, Di, ịch, Man bốn phía xung quanh Trung Quốc. „Thiên h là của chung” (thiên h vi công), thiên h đ i đồng và “anh em bốn bể một nhà (tứ hải giai huynh đệ) cũng là thể hiện cho tính chất quốc tế này.

hiện của phong khí trọng tri thức, kiến thức sôi động thời Xuân Thu Chiến Quốc giữa các nước chư hầu.

Kinh Thư là cuốn sách ghi chép về các ông vua thời thượng cổ, được coi

là mẫu mực về đ o trị nước cho các hậu vương đời sau, Khổng Tử biên so n để các vua đời sau noi theo minh quân Nghiêu Thuấn, tránh các gương xấu Kiệt Trụ. Ngay từ Kinh Thư đã đề cao vai trò của dân chúng, tuy chưa đ t tới mức coi dân là chủ nhân của xã hội, nhưng dân đóng vai trò là gốc, là nền cho sự ổn định của xã hội thì đã được khẳng định: “ ức độ ở chính sự hay, chính sự “hay” là nuôi dân cho no đủ” (Thiên Ngũ tử chi ca) [38, tr.126]. Vua Vũ nói: “ ối với dân nên gần gũi chứ không nên coi thường”. “ i Vũ d y l i con cháu rằng: “Dân mới chính là gốc của nước, gốc vững thì nước mới yên””. (Thiên Ngũ tử chi ca) [38, tr.126]. “Cái gì mà dân muốn thì trời cũng phải thuận theo” (Dân chi sở dục, thiên tất tòng chi - Thiên Thái Thệ).

Sách Tả truyện còn làm một cuộc “đổi mới” quan niệm về chữ “Trung”. Lâu nay người ta thường nói là “trung với vua” (trung quân) chưa có ai nói là “trung với dân” (trung ư dân). Ấy vậy mà sách Tả truyện l i chép rằng: “Cái gọi là o thực ra là trung với dân, tín ở thần. Bề trên suy nghĩ những điều có lợi cho dân, như vậy gọi là trung” (Tả truyện, Hoàn Công ục niên) (Sở vị đ o, trung ư dân nhi tín ư thần dã. Thượng tư lợi dân, trung dã) [163]. Tiếp đó: "Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc dân rồi mới lo việc thần" (Tả truyện) (Phù dân, thần chi chủ dã, thị dĩ Thánh vương tiên thành dân, nhi hậu chí lực ư thần) [163].

Sách Đại học còn khuyên nhà cầm quyền rằng: “Cái gì mà dân yêu thích thì cũng tức là cái mà nhà cầm quyền yêu thích, cái gì mà dân ghét bỏ thì cũng là cái mà nhà cầm quyền phải ghét bỏ” (Dân chi sở ái, ái chi, dân chi sở ố, ố chi). Vua so với dân chúng đều bình đẳng ở chỗ phải có đức độ, phải biết tu thân: “T thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản” (Đại học). (Từ thiên tử cho tới thường dân, đều phải lấy việc sửa mình làm gốc) [137, tr.1043].

Trong quan hệ vua tôi, Nho giáo sơ kỳ cho rằng bề tôi chỉ cần trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ; nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua nước Lỗ. Nghĩa quân - thần trong Nho giáo sơ kỳ có định phận rõ ràng: Vua ịnh công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải thế nào?” Khổng Tử đáp rằng:

Vua ấy ễ mà đãi bề tôi, bề tôi ấy trung mà thờ vua”) (Luận ngữ, “Bát dật”)

[141, tr.109]. Như vậy, chữ trung trong quan niệm của Nho giáo nguyên thủy là có điều kiện, và tính dân chủ thể hiện từ cả hai chiều cả vua lẫn bề tôi.

Thế nên, nếu vua mà đối đãi với bề tôi phi lễ, thì M nh Tử đã có tuyên bố thẳng thắn: “M nh Tử bảo Tề Tuyên Vương rằng: “Vua mà coi bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như lòng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó ng a, bề tôi sẽ coi vua như người dưng. Vua xem bề tôi như bùn rác, bề tôi sẽ coi vua như

cừu địch” (Mạnh Tử, “Ly lâu h ”) [137, tr.761]. “Tề Tuyên Vương hỏi M nh

Tử: “Bề tôi mà giết vua, có nên chăng?” M nh Tử đáp rằng: “Kẻ làm hại

điều nhân gọi là giặc; kẻ làm hại điều nghĩa gọi là tàn ác. Những kẻ giặc hại, tàn ác ấy là người tầm thường. Có nghe việc giết một người tầm thường là

Trụ thôi, chưa từng nghe nói giết vua” (Mạnh Tử, “Lương Huệ vương” h ,

8) [141, tr.545]. Tuân Tử cũng nói: “Giết bạo quân cũng giống giết một tên

vô ại vậy thôi” (Tuân Tử, “Chính luận”) [71, tr.369].

Như vậy, trong quan niệm của các nhà sáng lập Nho giáo thời kỳ đầu, chức vị của một ông vua bị quyết định phần nhiều ở đ o đức của ông vua đó. Nếu ở ngôi cao mà thương nhân b i nghĩa, thì chỉ đáng là h ng tầm thường, vô l i, không thể coi là vua được. M nh Tử thậm chí cực đoan hơn coi vua là thứ đáng coi nhẹ nhất trong chính sự: “Dân vi quý, xã t c thứ chi, quân vi

khinh” (dân là quý, thứ đến là xã tắc, vua là nhẹ - Mạnh Tử, “Tận tâm h ”,

14) [137, tr.1006]. Câu nói này của M nh Tử thường được viện làm tuyên ngôn cho tinh thần dân chủ chính trị của Nho giáo sơ kỳ.

Những tư tưởng mang yếu tố dân chủ này của Nho giáo là tiền đề lý luận quan trọng để Ngô Thì Nhậm đề xướng tư tưởng “thời biến” sau này trong lựa chọn chính trị của mình. Nho giáo từ đời Hán về sau, đã không còn giữ nguyên

sắc thái dân chủ, tinh thần dân bản của học thuyết Khổng M nh mà trở thành thứ thuật trị nước khi được kết hợp với Pháp gia. Hai tư tưởng này khi được kết hợp và thiết chế hóa qua hệ thống luật pháp, khoa cử, hành chính quan liêu v.v. đã phát huy hiệu quả rõ rệt cho việc duy trì sự ổn cố của xã hội phong kiến Trung Quốc cho tới nhà Thanh. Ở Việt Nam, với việc chủ động áp dụng mô hình chế độ phong kiến Trung Quốc, thì hai thứ thuật trị nước này đ t đến độ tương đối thuần thục dưới triều Lê sơ, đặc biệt trong giai đo n Hồng ức. Nhưng, đến thế kỷ XVIII, sự hỗn lo n của xã hội l i khiến giới trí thức một lần nữa tìm về những yếu tố dân chủ trong tư tưởng của Nho giáo nguyên thủy, mà Ngô Thì Nhậm là nhà tư tưởng kế thừa tiêu biểu. Những tư tưởng vì dân, trọng dân, đặc biệt là lối tư duy “thời biến” chọn minh chủ để thờ là sự phản ánh và nối tiếp cho tinh thần dân chủ trong Nho giáo Khổng M nh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)