7. Kết cấu của luận án
2.1. iều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
2.1.4. Điều kiện văn hóa tư tưởng
a, Nho giáo suy thoái trong vai trò ý thức hệ xã hội
Ý thức hệ hay “hệ tư tưởng” (ideology) là những quan điểm triết học hay chính trị mang tính hệ thống, là sản phẩm của những nhà tư tưởng. Khi ta nói đến ý thức hệ nào đó cũng tức là chúng ta nói đến một chủ nghĩa nhất định. Ví dụ: ý thức hệ Nho giáo (Confucianism), ý thức hệ tư sản (Capitalism) v.v. Khi ý thức hệ này được nhà nước lựa chọn làm công cụ thống trị tinh thần và ổn định trật tự xã hội cho nhà nước thì nó trở thành ý thức hệ chính thống.
Một ảnh hưởng quan trọng khác đối với tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm giai đo n này là sự phân hóa của tầng lớp kẻ sĩ trong thế kỷ XVIII.
Ở vai trò là những người vận hành guồng máy nhà nước, họ là các ông quan ăn lộc vua cai quản thần dân, ở tư cách những người nắm giữ tri thức trong xã hội, họ là các thầy đồ, các sĩ phu truyền bá kiến thức sách vở Thánh hiền. Từ thế kỷ XV, cùng với chế độ Nho giáo quan liêu và hệ thống khoa cử được tổ chức định kỳ, Nho giáo và Nho sĩ ở Việt Nam đã không ngừng được tiếp nối, lan rộng trong xã hội và gắn chặt với làng nước, với đời sống nông nghiệp với thiết chế quan liêu.
Tới thế kỷ XVII, cùng với sự lớn m nh của chúa Trịnh và việc tách ra của chúa Nguyễn về mặt chính trị, đã khiến tầng lớp kẻ sĩ có nhiều phân hóa, tôn phù theo các tập đoàn chính trị khác nhau. Sự thất b i của Nho giáo trong vai trò ý thức hệ chính thống thể hiện ở chỗ: nó không biện minh và lí giải được những xáo trộn chính trị, xã hội đi ngược l i những tín điều mà chính Nho giáo đưa ra về “mệnh trời”, về “đ o vua tôi”, về “bề tôi trung không thờ hai chủ”, “cha con”, “vợ chồng”, “bình trị” trong thế kỉ XVIII v.v và không còn đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi chủ yếu cho đời sống tinh thần xã hội. Sự chia cắt, phân liệt trong đời sống chính trị, xã hội đã dẫn đến và được phản ánh qua sự chia rẽ về ý thức hệ, tư tưởng. Bản thân Nho giáo giai đo n này cũng không còn thuần nhất do lực lượng kẻ sĩ phò tá theo các tập đoàn chính trị chống đối nhau. Quan niệm về “trung”, “hiếu”, “trị”, “lo n”, “nhân nghĩa”, v.v. trong thời đo n này dường như khó tìm được một chuẩn mực chung và sự đồng thuận.
Thời đ i đã khiến người ta phải lật đi lật l i một quan niệm truyền thống không phải là để hiểu cho đúng mà còn để hành động cho thanh thản. Các cựu thần Lê Trịnh một số khư khư quan niệm trung với một người, một dòng họ, bất luận là con người ấy và dòng họ ấy đã như thế nào. “Nhà trung hiếu há l i thờ hai vua”, “Ăn lộc vua chết vì vua, hồn vía vẫn hùng cường” [128, tr.424]. Trần Danh Án, Lê Quýnh còn theo Lê Chiêu Thống sang Thanh để cầu viện binh khôi phục đế vị, danh nghĩa “tòng vong” để tỏ lòng trung. “Xem ong kiến kia là loài sâu nhỏ còn biết có vua, Hoa quỳ sắp tàn còn hướng về mặt trời” [128, tr. 424].
Nhưng chữ “trung” khi đi ngược l i lợi ích dân tộc, trung với một ông vua làm nhục quốc thể thì l i không được thừa nhận, đánh giá cao: “Nước Nam ta
từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?” [89, tr.360]. Hai sứ thần Lê Duy ản, Trần Danh Án vì không kịp theo vua, nên phải sống ẩn dật t i quê nhà, kiên quyết không ra làm quan với “Ngụy Tây”. Trần Danh Án, nghe tin Lê Chiêu Thống chết t i Trung Quốc bèn quỳ l y hướng về phương Bắc, rồi nhịn ăn mà khóc đến chết. Sự trung thành đó ở vào thời quốc gia độc lập tự cường chắc chắn sẽ được ghi nhận là “lòng son trung trinh”, nhưng t i thời điểm này, khi họ theo vua mà “rước voi về” thì chỉ còn những đánh giá “ngu trung”, đáng thương hơn là đáng ghi nhận.
Ngược l i, cũng có những Nho sĩ thức thời, nhận thức được tài năng và sự nghiệp chính nghĩa của Tây Sơn khi đã bảo vệ trọn vẹn được non sông, l i có ý thức về chữ “trung” đi đôi với chữ “thời”, sớm nhận ra người anh hùng mới của lịch sử để dốc sức tài ra thờ phụng: “Nay hoàng triều uy đức lừng lẫy, đuổi quân Mãn ở phía Bắc, khét tiếng bốn phương, dẹp Tiêm L p ở phía Nam… Thánh Thiên tử nhìn xa vượt bậc, kiến thức hơn hẳn các vua khác” [140, tr.693]. GS. Phan Huy Lê đã đánh giá “Nhiều trí thức tài năng đã trở thành những triều thần, quan l i trung thành của vương triều mới như Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, ặng Tiến ông, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lãm, Nguyễn Thế Lịch, oàn Nguyễn Tuấn…” [70, tr. 72]. Sự đổ vỡ của đ o thống Nho gia thể hiện rõ nét nhất ở lựa chọn “sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân” của tuần huyện Trang (học trò Lý Trần Quán) báo với quân Tây Sơn đi bắt Trịnh Tông, những nhân vật “thời cơ” gió chiều nào che chiều ấy, sẵn sàng bội nghĩa khi có cơ hội như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm cũng cho thấy, việc theo về với Tây Sơn của một bộ phận Nho sĩ không phải vì nghĩa lớn, mà vì lợi thân, lý tưởng trung hiếu của Nho gia đến giờ phút này không còn đủ sức ràng buộc các hành vi đ o đức của con người nữa. “Cái h i sĩ phu miên man trong kinh sách rồi truyền cho lớp nông dân tuy làm yếu Bắc Hà, nhưng cũng ru ngủ được dân chúng trong một giấc mơ bình an về ý thức hệ. Cho nên những kẻ bất mãn mà
ít hay nhiều đã được khuôn nắn trong một không khí khác với kinh văn, dễ mở rộng trí suy xét để đón lấy cơn giông tố từ phương Nam. Nguyễn Hữu Chỉnh ở vào trường hợp đó. “Cõng rắn cắn gà nhà, nghĩ thật có tội, song cũng là một việc hơn người”” [133, tr.64]. Những đầu óc dù hẹp hòi cũng vẫn phải chấp nhận sự thật là có những biến đổi đang làm đảo lộn xã hội đang sống.
Chất lượng của Nho sĩ cũng đi xuống khi việc mua quan bán tước, gian lận thi cử trở nên phổ biến trong xã hội. Thế lực đồng tiền có thể khiến nhiều người không cần học vấn và tu dưỡng đ o đức theo đúng chuẩn mực nhà Nho mà vẫn ra làm quan, nhũng l m dân chúng. Ngô Thì Nhậm đã phê phán: “Kẻ đã là Nho sinh, hiệu sinh, chưa hẳn đã học hết nghĩa của kinh nghĩa, tứ thư, lục kinh, thi phú. Người đã đỗ Nho sinh trúng thức, chưa hẳn đã hiểu được văn lý của đối sách tứ lục. Như vậy khoa cử bị l m dụng mà lối thực học của học trò bị bãi bỏ… Cho nên, làm ruộng vẫn là làm ruộng, buôn bán vẫn là buôn bán, thuyền thợ vẫn là thuyền thợ, tôi đòi vẫn là tôi đòi, may mà thi đỗ, bản thân được miễn trừ cả phu sai t p dịch,…. Kẻ sĩ không thể nuôi, d y được l i muốn có văn chương hay, h nh kiểm tốt, nhân tài nảy nở nhiều, thì làm sao có được?” [43, tr. 557].
Sự đi xuống của địa vị kẻ sĩ thế kỉ XVIII không chỉ thể hiện ở sự suy kém về chất lượng học vấn, đ o đức, bất lực hoàn toàn trong nhiệm vụ củng cố, xây dựng một chế độ phong kiến thịnh trị, lí tưởng theo khuôn mẫu Nho gia, mà còn thể hiện ở sự b c nhược, bất lực trong nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập quốc gia. Nhiều người vì lợi ích của cá nhân, dòng tộc mình còn rước quân xâm lược về, vì lợi ích của tập đoàn, gia tộc mình mà đi ngược l i với lợi ích chung của dân tộc. iển hình nhất là sự kiện Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh sang Việt Nam, với ý đồ lật đổ nhà Tây Sơn hòng khôi phục đế vị.
Mặt khác, Phật giáo và o giáo hưng thịnh trong giai đo n này đã cho thấy quá trình đi xuống và khủng hoảng của Nho giáo trong vai trò một hệ tư tưởng dẫn đường cho sự phát triển chính trị - xã hội. Thế kỉ XVIII là thời kì bột phát nhiều thứ tư tưởng mê tín, bùa phép, phương thuật, bói độn, tính mệnh,
sấm kí v.v. Dấu vết của nó in đậm trong nhiều sách vở như Truyền kì mạn ục,
Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu ục v.v với những đ i biểu Ph m Viên, Tả
Ao, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp. Phật giáo tiếp tục được phục hồi và phát triển. àng Ngoài, không có làng nào là không có chùa, các chùa có kinh tế riêng, thậm chí các chúa còn bỏ tiền để xây dựng các chùa lớn. àng Trong tình hình cũng tương tự. Sự trọng thị của chính quyền với Phật giáo khiến Phật giáo hưng thịnh, các sư tăng Quảng ông theo thuyền buôn đến các đô thị lớn truyền giáo, và Phật giáo được các thương nhân tin theo hơn so với Nho giáo.
Khoa cử là sự “tái sinh” của Nho giáo, cũng là sự tiếp nối của hàng ngũ quan liêu, trụ cột của triều đình phong kiến. Chính quyền với đội ngũ quan liêu này có đặc điểm: con người có thể thay đổi, nhưng tư tưởng quản lý Nho giáo làm nòng cốt thì vẫn giữ nguyên tính tuân thủ và mang chất bảo thủ. Vào thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện của quan hệ hàng hóa và sự xâm lược “sỗ sàng” của đồng tiền, đã biến những giá trị, phẩm trật mà Nho giáo tôn sùng tưởng chừng như bất khả xâm ph m trở thành một lo i, kiểu hàng hóa để mua bán, trao đổi. Tất cả như Ph m ình Hổ đã than “phong hóa bị buông thả”, “đ o đức suy đồi” [49, tr.61]. Sự xuất hiện và mở rộng của tầng lớp thị dân, nửa thị dân đòi hỏi có sự chuyển biến về ý thức. Nho giáo chính vì tính cố định và bảo thủ của mình vừa không đáp ứng được yêu cầu của tầng lớp cũ trong bối cảnh mới, cũng vừa không đáp ứng nổi nhu cầu của giai tầng mới xuất hiện trong một thời đ i đã đổi khác.
Trong triều Tây Sơn, lo sợ mất hết đặc ân khi chữ Nôm thay thế chữ Hán, vì không hiểu hết ý nghĩa cũng như tầm vóc của việc làm này, các Nho sĩ bắt đầu chống đối ngầm, như dưới thời Hồ Quý Ly. Nhiều người, cho dù được Quang Trung mời mọc, vẫn từ chối phục vụ triều đ i mới, một số khác thì chỉ theo ngoài mặt, còn lòng vẫn trung thành với nhà Lê và họ Nguyễn.
Nho giáo khi dược thiết chế hoá, đã mất đi hầu hết tính chất khai phóng tư tưởng có từ thời Khổng M nh. Chính vì vậy, khi đóng vai trò công cụ tư tưởng để dẫn dắt đời sống tinh thần xã hội, Nho giáo bị thúc thủ trước các biến lo n đã vi ph m triệt để vào các tín điều trụ cột mà nó chủ trương. Có lẽ
cho đến thế kỉ XVIII, chưa có thời đo n nào, Nho giáo và kẻ sĩ theo Nho học, l i để l i nhiều điều đáng tiếc đối với sứ mệnh thúc đẩy lịch sử phát triển dân tộc của mình như thời kì này.
Cũng chính vì vậy, một thế hệ trí thức Nho sĩ đã nhận ra những h n chế và bất lực của hệ tư tưởng mà họ hằng sùng bái và tin tưởng để trở thành những người “thức thời”, phá bỏ những rào cản của định kiến xã hội để thực sự dấn thân và đóng góp tích cực cho những chuyển biến tích cực của dân tộc như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, v.v.. Họ, nếu đem so với Tuần huyện Trang, Nguyễn Hữu Chỉnh, ặng Trần Thường thì xét về hình thức, đều có sự “thay ngôi đổi chủ”, nhưng sự thời biến của những người trí thức xác định lựa chọn của mình do sự trưởng thành về ý thức chính trị, khác biệt hẳn so với những người bị cái lợi trước mắt câu dắt. Ngô Thì Nhậm đã hi sinh danh nghĩa “trung hiếu” theo khuôn thước nhà Nho để trở thành con người trí thức biết hành động theo thời thế, và cống hiến cho sự phát triển của dân tộc theo đúng tất yếu của lịch sử đòi hỏi.
b, Phong trào chấn hưng Nho giáo
Nho giáo, dù bất lực trước các hỗn lo n chính trị và mất đi khá lớn sức ảnh hưởng trong đời sống xã hội, thì như một sự bù đắp, trong lĩnh vực học thuật, chưa thời kì nào các tác phẩm tư tưởng Nho học l i nở rộ như giai đo n này. Nguyên do là các nhà Nho nhận định rằng, Nho giáo sở dĩ không giải quyết được các vấn đề thời cuộc, không chống được b o lo n, không phải là do tư tưởng của Nho giáo sai lầm thiếu sót, mà do sự học, sự nghiên cứu kinh điển Nho giáo chưa đến nơi đến chốn. Các Nho sĩ, vì vậy, đặt nhiều hi vọng vào việc nghiên cứu các kinh điển, mở ra trào lưu Kinh học rất hi hữu trong lịch sử học thuật của Nho giáo Việt Nam.
Bình giải nghĩa lí của kinh điển là một phần nổi bật của phong trào Kinh học này. Hàng lo t các tác phẩm bình luận kinh điển ra đời như Tứ thư thuyết ư c, Quần thư khảo biện, Dịch kinh phu thuyết, Thư kinh diễn nghĩa, Lễ uận,
nghiên cứu Kinh học Việt Nam thế kỉ XVIII. Việc rút gọn, giản yếu các kinh điển quan trọng cũng là một xu hướng Kinh học: Tính Lý giản yếu, Xuân Thu
ược uận, Tứ thư ư c giải, Tứ thư quan hành v.v là các tác phẩm tóm lược
kinh điển kiểu như vậy. Khuynh hướng Kinh học giai đo n này tuy không giải quyết được hoàn toàn nhu cầu chính trị xã hội đòi hỏi, nhưng nó thúc đẩy và hệ thống hóa l i nhận thức của nhà Nho và tầng lớp trí thức đương thời về mặt lý luận.
Một biện pháp nữa của việc chấn hưng l i Nho giáo thế kỉ này là khuynh hướng hội nhập Nho - Phật - o. Khác với thế kỉ trước, Nho giáo lúc này không tách biệt với Phật giáo và Lão giáo mà thâu thái cả Phật giáo và o giáo vào trong lí thuyết của mình. Lê Quý ôn trong thiên “Thiền dật” của
Kiến văn tiểu ục đã khẳng định: “ o Phật không phải bảo người ta bỏ hết
cương thường luân lý”, tu của Phật vừa lợi người, vừa lợi mình, “đều là một lòng nhân từ cả” [36, tr.180]. Ngô Thì Sĩ - phụ thân của Ngô Thì Nhậm - nói “ o Phật, đ o Lão cũng ở trong ph m vi Khổng phu tử ta, chớ không phải riêng của Phật Lão” (Ngọ Phong văn tập), viết “Kí động Nhị Thanh”, “Sớ hợp tế Tam giáo”, ông còn lập đền thờ Tam giáo trong đó để tôn tượng Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử và viết “Ký trùng tu đền Tam giáo”. Trịnh Tuệ khẳng định trong Tam giáo nhất nguyên thuyết: “Ba giáo vẫn một môn, ba dòng vẫn là một lý, vốn không phải như nước lửa, giá than, đen trắng, ngọt đắng có tính chất chống l i nhau” [143]. ặc biệt, Ngô Thì Nhậm còn có riêng tác phẩm
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, nói về tông chỉ của Thiền phái Trúc Lâm
hoàn toàn dưới tinh thần nhập thế của Nho giáo. Lê Hữu Kiều từng theo Ph m Viên tu đ o, cuối đời l i theo nghiệp thờ Phật... Nguyễn Huy Oánh tương truyền có tham gia viết kinh Ð o giáo. Cuối thế kỷ XVIII, người được giới Nho sĩ tôn là La Sơn Phu tử - Nguyễn Thiếp l i dụng tâm luyện đan dược... Những nhân vật nhắc đến ở trên đều là những danh Nho của thế kỷ XVIII, họ là những người có vị trí quan trọng trong lịch sử Nho học nói riêng và lịch sử tư tưởng thế kỷ XVIII nói chung.
Những vấn đề chính trị - xã hội cần phải giải quyết từ góc độ tư tưởng: