Điều kiện chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận án

2.1. iều kiện kinh tế, chính trị, xã hội

2.1.1. Điều kiện chính trị

ầu thế kỉ XVI, một vương triều mới ra đời - triều M c, bên c nh triều Lê, mỗi triều đóng một nơi. M c ở Thăng Long, Lê ở Thanh Hóa, thời kì này còn được gọi là Nam Bắc lưỡng triều. Họ Nguyễn, với danh nghĩa bảo vệ triều Lê, đánh nhau với M c, trở thành tập đoàn phong kiến cát cứ thứ hai. Nhà Trịnh - cận thần của triều Lê, đẩy họ Nguyễn đi và thay thế vào vị trí mà họ Nguyễn từng làm - bảo vệ dòng Lê chính thống, tập đoàn cát cứ phong kiến thứ ba ra đời. Họ Nguyễn tiến vào Nam, lấy dải Hoành Sơn từ sông Gianh trở vào làm căn cứ. ất nước trước kia thống nhất, nay bị chia làm ba vương quốc tách rời nhau với bốn tập đoàn phong kiến: M c, Lê, Trịnh, Nguyễn.

Cái chết của vua Lê Thế Tông vào năm 1599 là biểu tượng cho sự suy tàn của triều đ i Hậu Lê hiện thân cho nền quân chủ Việt Nam đ t tới đỉnh cao và khởi đầu cho một thời kì đấu tranh công khai giữa hai phe quan l i có thế lực tranh giành ảnh hưởng chính trị, dẫn đến cuộc phân tranh Nam - Bắc.

Khi kẻ tiếm quyền nhà Lê - họ M c - bị đánh dẹp, họ Trịnh và họ Nguyễn đã chiếm được vị trí nổi bật do cùng góp sức khôi phục nhà Lê; rồi hai thế lực này cũng sớm biến thành địch thủ của nhau: một bên tìm cách khẳng định ưu thế của mình dưới bóng của dòng họ chính thống - họ Trịnh, một bên ra công gây dựng một công quốc độc lập từ lãnh địa riêng - họ Nguyễn.

Khi về l i kinh đô Thăng Long năm 1592, nhà Lê chẳng còn chút thực quyền, buộc phải giữ vai trò mang tính chất tượng trưng. Trên thực tế, nhà Lê trị vì nhưng không cai trị. Vua ngồi trên ngai vàng chỉ để thiết triều và chỉ được cấp 5000 lính làm quân túc vệ, với 1000 xã để thu thuế lộc thượng tiến. Thực quyền đã được chuyển sang tay họ Trịnh, những người chủ thực sự t i triều đình. Nắm trong tay trọn quyền điều hành nhà nước, họ Trịnh thu dần về mình các đặc quyền dành cho nhà vua. Từ 1599 trở về sau, họ Trịnh cứ thế

tập làm Vương hay Chúa, gia tăng thế lực một cách không giới h n, mở phủ riêng, nắm toàn bộ quan l i, đặt lên ngai hay h bệ ngay cả vua.

ể khỏi phải thần phục họ Trịnh, họ Nguyễn đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng về phía Nam. Nguyễn Hoàng, sau khi được cho đi trấn đất Thuận Hóa năm 1558, rồi Quảng Nam năm 1570, đã ra sức tổ chức vùng biên giới vừa được bình định nhưng chưa được khai phá nhiều thành một vương quốc mà sau này hậu duệ của ông tiếp tục củng cố nó và mở rộng. Sự r n nứt giữa hai dòng họ đ t tới đỉnh điểm kể từ năm 1600, khi Nguyễn Hoàng về hẳn vùng đất của mình sau 8 năm ở l i phía Bắc, nơi ông được gọi ra để bảo vệ triều đ i đương vị trước những đe dọa còn sót l i của họ M c. Trong thời gian này, được chứng kiến bước tiến không ngừng của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng càng thêm xác tín với ý định ly khai của mình. Sau khi trở về, dù gặp khó khăn, họ Nguyễn không ngừng củng cố việc cai trị, tập luyện binh sĩ, rèn vũ khí để đối phó với cuộc đụng độ không thể tránh khỏi với họ Trịnh.

Sự kình địch giữa àng Trong và àng Ngoài lấy sông Gianh làm ranh giới càng gia tăng. Cả hai tuy vẫn tiếp tục nhìn nhận vương quyền của nhà Lê, nhưng vương quyền này giờ chỉ còn là bình phong để che đậy tham vọng của mỗi bên. Hai thế lực Trịnh Nguyễn đã nhân danh vua Lê mà lao vào một cuộc đọ sức kéo dài: họ Trịnh quyết bảo vệ uy quyền của vua Lê bị họ Nguyễn chẳng coi ra gì, còn họ Nguyễn giương ngọn cờ giành l i cho vua Lê quyền hành bị họ Trịnh chiếm đo t. Cuộc nội chiến đã nổ ra vào năm 1627, và kéo dài liên tục suốt 50 năm không dứt với 7 trận chiến không phân thắng b i.

Sau đó là cuộc đình chiến kéo dài khoảng một thế kỉ (1672 - 1774), hai bên đã lợi dụng thời gian này để giải quyết các vấn đề nội bộ. Mãi tới năm 1774, họ Trịnh mới mở l i cuộc tấn công, vào lúc cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn dồn kẻ thù truyền kiếp của họ vào tình tr ng nguy khốn. Trước khi rời khỏi sân khấu lịch sử, họ Trịnh còn kịp giáng một đòn trả thù tuy muộn màng với cuộc tiến quân thẳng vào đến Huế - lãnh địa của chúa Nguyễn.

Thế kỉ XVII, XVIII, triều M c dần bị thu hẹp, chỉ còn vài tỉnh ở biên giới. Cho tới giữa thế kỉ XVII, với sự hậu thuẫn của nhà Minh, họ M c cai trị như

những ông vua thực thụ t i nơi cố thủ của họ là Cao Bằng và không bỏ lỡ cơ hội nào để l i tiếp tục chống phá. Nhà M c tuy bị đẩy khỏi Thăng Long nhưng vẫn tiếp tục quấy rối. Hai lần, vào năm 1599 và 1623, nhà M c t o được một áp lực hết sức nặng nề đến độ họ Trịnh cùng với nhà vua buộc phải rút về Tây ô ở Thanh Hóa. Nhóm ly khai họ M c đã chỉ bị đánh tan khi Cao Bằng thất thủ năm 1667 đồng thời với việc nhà Thanh lên ngôi t i Trung Hoa, g t bỏ nhà M c để chỉ thừa nhận nhà Lê.

Vùng biên giới, các dân tộc ít người luôn sẵn sàng lợi dụng những lúc triều đình gặp khó khăn để dùng vũ lực đòi quyền duy trì các đặc thù. Bởi vậy, họ Trịnh phải vất vả nhiều năm để khuất phục các tộc Nùng, Thái và họ Vũ ở Tuyên Quang cùng truy quét những băng đảng nổi lo n từ châu thổ d t về ẩn nấp. Nhiều cuộc nổi dậy của các tông thất không chấp nhận sự chuyên chế của họ Trịnh cũng diễn ra ngay t i vùng châu thổ mà tiêu biểu là Lê Duy Mật.

Chế độ phong kiến quan liêu sau khi đ t đến đỉnh cao ở thời Lê Thánh Tông, đã tự bộc lộ các mặt trái của mình khi không thể tự giải quyết các mâu thuẫn, mà mâu thuẫn lớn nhất ở đây l i là trong nội bộ giai cấp phong kiến. Khi quyền lực tập trung ở trung ương bị suy yếu là điều kiện để các phe nhóm thống trị tập trung xây dựng quyền lực cát cứ của riêng mình cả về kinh tế và quân sự. ây là sự đối lập cần phải giải quyết bằng sức m nh binh lực để đi đến thống nhất. Vấn đề bức thiết đặt ra về mặt tư tưởng chính trị trong giai đo n này là làm sao để thống nhất quyền lực chính trị về một mối, để từ đó thống nhất l i đất nước? áp án duy nhất mà các phe nhóm chính trị tìm đến thường được chọn là khôi phục l i nhà Lê. Vì chỉ có như vậy mới đảm bảo được tính Chính danh của quyền lực, quy tụ nhân tâm (thực chất là ổn định dư luận). Song, khi đôi bên cùng ngang nhau về trình độ sản xuất, cùng chọn cho mình một đáp án chung là phù Lê thì l i dẫn đến một cục diện bế tắc mà tự thân trong nội bộ giai cấp phong kiến không thể giải quyết được. Câu trả lời l i nằm ở một sức m nh khác, là sự thể hiện tập trung của lực lượng sản xuất trong thời bình và sức m nh quân sự được cố kết m nh mẽ trong thời lo n - những người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)