Giá trị tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 150 - 152)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Giá trị và hn chế trong tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

4.2.1. Giá trị tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

Giá trị đầu tiên là tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm. Ông đã phát huy những yếu tố tích cực nhất trong quan niệm nhân sinh xã hội của Khổng M nh và Phật giáo để ứng dụng vào hiện thực. Lý tưởng xã hội đ i đồng của Nho gia, đ i nguyện lớn lao của Bồ tát nhập thế cứu độ chúng sinh, giải thoát bế tắc của xã hội, thời cuộc của Phật giáo là nguồn cảm hứng, động viên, dẫn dắt ông có những lựa chọn vượt ra khỏi các định chế truyền thống. Hình tượng mà ông noi theo là Y Doãn, là một nhân vật trí thức có năng lực hành động lớn lao trong lịch sử Trung Quốc, là Trúc Lâm sơ tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông, sự kết hợp điển hình của ời với o, thể hiện của sự viên mãn cả về hiện thực lẫn giải thoát tâm linh trong lịch sử Việt Nam. Hai nhân vật này đều là những mẫu hình có sức hoán chuyển lịch sử, thúc đẩy xã hội đi lên theo chiều hướng tích cực. Những lý tưởng và hình tượng lớn đó là nguồn cảm hứng để Ngô Thì Nhậm ôm ấp hoài bão lớn, được thể hiện ở giá trị thứ hai trong tư tưởng chính trị - xã hội của ông.

Giá trị thứ hai, tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm đã phát huy được lý tưởng của Nho gia hòa vào cùng tinh thần dân tộc, góp phần vào sự nghiệp thống nhất non sông, bảo vệ và dựng xây quốc gia tự cường, độc lập. Tư tưởng “đ i nhất thống” của kinh Xuân Thu, xã hội đ i đồng của Khổng M nh đã được ông và những người trí thức như ông chuyển hóa thành việc hỗ trợ Quang Trung thực hiện sứ mệnh “nhất thống” non sông, lo i bỏ sự phân rẽ àng trong àng ngoài về chính trị, nâng cao vị thế của quốc gia trong đối

ngo i, phát triển văn hoá dân tộc v.v. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm vì vậy, mang tính chất dân tộc rõ nét.

Từ nguồn cảm hứng lấy từ hình tượng Y Doãn, Khổng Tử - các Thánh nhân hiền truyện của sách vở Trung Hoa, đến lựa chọn đi theo mẫu hình Phật vương Trần Nhân Tông - nhân vật kiệt xuất cả về đời và đ o trong lịch sử dân tộc là bước chuyển không nhỏ của Ngô Thì Nhậm trong tư tưởng chính trị - xã hội. Kinh qua hiện thực, tư tưởng của Ngô Thì Nhậm đã đi đúng theo vòng khâu quá trình biện chứng của nhận thức: từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, rồi từ thực tiễn l i khái quát lên lý luận ở một cấp độ cao hơn. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm không chỉ mang hơi thở của đời sống xã hội, mà còn gắn bó ngày càng chặt chẽ với tinh thần, tư tưởng của dân tộc Việt Nam để thúc đẩy lịch sử xã hội Việt Nam tiến về phía trước. Như vậy, từ những yếu tố tư tưởng “ngo i nhập”, Ngô Thì Nhậm có thể vận dụng và chuyển hóa vào trong tư tưởng “nội sinh”, làm phong phú, sinh động cho tư tưởng nước nhà và giải quyết hiệu quả cho các vấn đề của hiện thực xã hội.

Thứ ba, về mặt lý luận, tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm thể

hiện sự sáng t o và phát triển trong tư duy lý luận về chính trị - xã hội, mà như GS. Tài Thư nhận định là “có tinh thần dũng cảm khác người. Tư tưởng triết học của ông, vì thế mang nhiều tính chất biện chứng và duy lý, đủ để lập nên một tiếng nói riêng” [127, tr. 473]. Sự kết hợp và sáng t o về tư tưởng Chính danh, đ i nhất thống với Thời thế; sự kết hợp quan niệm chính trị - xã hội của Nho gia với tinh thần nhập thế của Phật giáo để hình dung về hình mẫu con người lý tưởng là sự kết hợp giữa ời với o của bậc Bồ tát đ i lực lượng, là lối ứng xử không chấp trước, không vướng ng i theo Thiền tông, quan niệm xã hội đ i đồng, khuyến người làm thiện v.v. đều là những sáng t o độc đáo về chính trị - xã hội trên cơ sở “những tiền đề sẵn có” về mặt lý luận.

Thứ tư, xét từ góc độ sự phát triển của lịch sử tư tưởng, tư tưởng chính trị

- xã hội của Ngô Thì Nhậm đ i diện cho tư tưởng của một nhóm trí thức tiến bộ, đánh dấu cho sự sáng t o của tư duy lý luận ở trình độ cao để phù hợp với

thử thách thực tiễn, là sự trưởng thành về ý thức chính trị và sự độc lập tư duy của người trí thức từ thế kỷ XVI, bắt đầu từ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng ta không thấy việc khư khư với chữ trung ở Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những lời tư vấn: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” “Hoành sơn nhất đái, v n đ i dung thân” cho cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn. Tới Ngô Thì Nhậm, tư tưởng chính trị - xã hội là sự quyết liệt vượt khỏi khuôn thước Trung hiếu cũ để tư duy l i về Chính danh, vươn tới “đ i nhất thống” bằng quan niệm về Thời thế. Giá trị này theo tác giả, là đóng góp lớn nhất của Ngô Thì Nhậm về tư tưởng chính trị - xã hội đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Thứ năm, từ một nhà trí thức của giai tầng phong kiến, quý tộc, Ngô Thì

Nhậm đã tình nguyện làm một nhà trí thức cố vấn cho một phong trào khởi nghĩa của nông dân mang tính chất phản nghịch (nói theo ngôn ngữ thời đó), hay mang tính dân chủ, lật đổ (theo cách nói hiện nay); cũng như chung tay xây dựng một triều đ i đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam được gây dựng bởi đa phần là võ tướng nông dân. ặc điểm này cũng là một đặc trưng nổi bật trong tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm. ây có thể coi là sự lột xác không chỉ về tư cách chính trị, mà sâu xa hơn là về tư tưởng. ể có được những quyết định táo b o và quyết liệt này, Ngô Thì Nhậm đã từ bỏ nhiều giá trị trụ cột của ý thức hệ của tầng lớp quý tộc, để xây dựng một khung quy chiếu giá trị riêng từ góc nhìn của cả dân tộc và thời đ i.

Ngô Thì Nhậm, vì vậy khi đi theo Tây Sơn đã thể hiện đầy đủ tư tưởng của hai lực lượng, một là của người trí thức phá bỏ định chế và quan niệm cũ, giá trị cũ; l i vừa là người cố vấn cho một phong trào nông dân. Tới Ngô Thì Nhậm, những yếu tố tư tưởng và điều kiện lịch sử đã tích lũy đủ nhiều chất liệu để cho ông trở thành “nhà trí thức lớn của thời kỳ biến lo n”, hội tụ trong bản thân những tư tưởng và hành động “chuyển luồng” thật đặc biệt, thể hiện đầy đủ hai sắc thái dân chủ trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)