7. Kết cấu của luận án
2.1. iều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
2.1.3. Điều kiện xã hội
a, Khởi nghĩa nông dân: Trong lúc các tập đoàn phong kiến tranh giành
quyền hành địa vị, đất nước bị phân chia, thêm thiên tai địch họa, n n đói diễn ra thường xuyên. Thời kì phân tranh, tình hình nhiễu nhương khiến tình tr ng các công trình duy tu đê điều bị bỏ bê, h n hán, lụt lội được ghi l i dày đặc trong sử sách, thảm họa do khô h n diễn ra thường xuyên trong những năm 1707, 1713, 1736, 1741, 1758, 1768, những năm nặng nhất được ghi chép l i trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục; cộng thêm n n nhân địch: sưu cao thuế nặng, quan l i cường hào áp bức v.v đã gieo những thảm họa cho dân chúng và xáo trộn trầm trọng với trật tự xã hội. Ruộng đất hoang hóa, Ph m ình Hổ đã viết trong Vũ trung tùy bút: “Ruộng đất hầu như thành rừng rậm, người chết đầy đường”, “Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn”, có khi ăn thịt lẫn nhau [49, tr.120,121]. Có một ghi chép của người Tây phương về thảm cảnh chết đói rùng rợn của thời này, giáo sĩ La Bartette: “Chiến tranh và đói kém đã làm h i rất nhiều ở đây, đến nỗi dân trong miền chết mất hơn nửa. ôi khi cả gia đình chết cả một lúc, vì họ uống thuốc độc mà chết, cho khỏi phải chết đói…. Thường thấy thịt người bày ra bán ở chợ” [97, tr.26] Dân bỏ ruộng đồng đi lưu tán t o thành những tập đoàn người cùng khốn khổng lồ - lực lượng chủ chốt của các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên như ong - mà những lúc cao trào biến thành cuộc chiến tranh nông dân kéo dài đến 10, 12 năm liên tục.
Cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật đã mở đầu cho một lo t các cuộc nổi dậy lớn khác của quần chúng. Nỗi tuyệt vọng của tầng lớp nông dân oằn mình dưới gánh nặng của sách nhiễu, chiến tranh và khốn quẫn càng như đổ thêm dầu vào lửa. ám cháy ban đầu còn lẻ tẻ, nhưng từ cuối năm 1739, đã bị thổi bùng lên dữ dội, tho t đầu t i các vùng đông dân phía đông nam ở Sơn Nam, Hải Dương, rồi lan ra khắp vùng châu thổ. Nhưng các lãnh tụ nổi dậy đều lần lượt bị đánh b i, trong số họ, không ít tên tuổi trở thành nỗi khiếp sợ của triều đình: Nguyễn Tuyển, Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu. Những người này đã khiến họ Trịnh điêu đứng với những vụ cướp phá trên cả xứ, giao chiến mấy thập niên với quân đội, lôi kéo hàng ngàn, hàng
chục ngàn người khốn cùng chống l i lệnh nhà nước. Thế kỉ XVII, mâu thuẫn giữa nông dân và các tập đoàn phong kiến thống trị càng dữ dội, đến thế kỉ XVIII, chiến tranh nông dân lan rộng toàn vùng mà đỉnh cao là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Nhưng do chính tính bột phát, không tổ chức vì thói quen làm việc cá thể của người nông dân, do những người cầm đầu thiếu tầm nhìn chính trị, các cuộc nổi dậy này không vượt ra khỏi địa bàn địa phương hay miền, để tập hợp thành một phong trào duy nhất dưới một sự lãnh đ o thống nhất, mặc dù một số lãnh tụ có lúc đã phối hợp được các ho t động của họ, tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn chỉ có tính chất địa phương và nhất thời. Họ Trịnh đã lợi dụng tình tr ng này, tập trung lực lượng đánh từng phong trào một, và bởi vậy, các phong trào lần lượt bị dẹp tan, trừ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Sau khi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân vào giữa thế kỷ XVIII, họ Trịnh được hưởng 20 năm tương đối hoà bình. Nhưng ở h tầng, các mâu thuẫn kinh tế muôn thuở không có một giải pháp triệt để nào được đưa ra giải quyết, càng ngày càng trầm trọng. Ngủ yên trên chiến thắng, sau khi chiếm được Thuận Hoá, Trịnh Sâm lao vào cuộc sống hưởng l c và vướng n n Tuyên phi, quyền hành nằm trong tay ặng Thị Huệ, người ông sủng ái. Nội bộ họ Trịnh cũng xảy ra sự xâu xé quyền lực. Kết cục sau khi Trịnh Sâm mất, triều chính nằm trong tay đám kiêu binh ủng hộ người con cả của chúa Trịnh lên ngôi, trấn giữ cấm thành và chia nhau đi cướp phá. Người dân bị đẩy đến đường cùng, đầy hận thù, từ cuối năm 1778, nông dân l i nổi dậy khắp nơi: từ biển, đồng bằng tới thượng du và lan rộng vào năm 1784. Sau các vụ mất mùa làm hàng nghìn người chết đói, các trấn phía bắc lâm vào cảnh cướp bóc và tàn phá. Thời điểm cho sự chấm dứt quyền lực của họ Trịnh 200 năm trên đất bắc đã đến.
Việc mở rộng biên giới phía nam theo hướng châu thổ sông Mê kông của nhà Nguyễn đã t o nên một vùng rộng lớn tiếp nhận các tầng lớp nghèo khổ nhất trong số nông dân người Việt. Nhưng khi guồng máy quan l i ngày càng trở nên áp bức, gánh nặng thuế khóa và quân dịch mỗi ngày một trở nên nặng nề, quần chúng bắt đầu sôi sục. Và phong trào do anh em nhà Tây Sơn lãnh
đ o đã nổ ra t i một trong chính những vùng bị b c đãi nhất của xứ àng Trong, tức cao nguyên An Khê vào ba thập niên cuối của thế kỉ XVIII. Những con người xuất thân từ đám “áo vải” đã đứng dậy, như được giao nhiệm vụ thực hiện khát vọng lâu đời của một dân tộc từ hai trăm năm nay bị chia cắt. Qua các cuộc tiến quân sấm chớp, họ đã làm chủ được toàn bộ nước Việt Nam, đuổi họ Nguyễn ra khỏi lãnh thổ của mình, phá tan đ o quân Xiêm xâm lược ở R ch Gầm - Xoài Mút (1785), đánh b i họ Trịnh, lật đổ họ Lê và đập tan một cuộc xâm lăng từ Trung Hoa (trận Ngọc Hồi, ống a 1789). Chiều ngày mùng 5 tết, Quang Trung tiến vào Thăng Long. Các tướng sĩ của ngài đuổi theo quân địch tới tận cửa Nam Quan. Như các chiến thắng quân Nguyên trên sông B ch ằng, quân Minh t i ải Chi Lăng, chiến thắng quân Thanh t i Thăng Long chứng tỏ tính bất b i của cuộc chiến đấu của một dân tộc luôn hướng về độc lập tổ quốc, dưới một sự lãnh đ o đúng đắn.
“Áo chiến của Huệ” trong trận ống a, sử gia viết với lòng thán phục, “đều bị hơi thuốc súng làm cho biến thành sắc đen s m” [103, tr.550]. Sự thán phục của những trang sử được viết dưới triều Nguyễn, khi Tây Sơn đã sụp đổ thật đáng chú ý. Nguyễn Huệ nổi bật như một thiên tài quân sự. Xuất thân từ tầng lớp bình dân (phú thương), Nguyễn Huệ được xem là một anh hùng dân tộc, trước một ông hoàng thất thế phải cầu sự trợ giúp của ngo i bang (Nguyễn Ánh), và rồi, cũng màn kịch cầu viện này được tái diễn với Lê tự vương Chiêu Thống ở phía bắc, khiến chân dung Nguyễn Huệ càng thêm vĩ đ i.
Ngô Thì Nhậm chỉ phát huy được hết năng lực và lý tưởng noi theo Y Doãn của mình khi gắn bó với Quang Trung, và đồng thời, ông cũng góp phần không nhỏ giúp nhà Tây Sơn thực thi bước đầu sự thống nhất và ổn định đất nước cũng như nâng tầm vị thế i Việt trong đối ngo i với Thanh triều. Tìm hiểu sự thành b i cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và triều đ i Tây Sơn sẽ giúp nhìn nhận thấu đáo hơn về lựa chọn chính trị và lý tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm.
Khởi nghĩa nông dân là sự thể hiện sự xung đột giữa người nông dân với giai tầng thống trị đã lên đến cực điểm và cần phải giải quyết bằng b o lực. Nhưng dẫu cho có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân đã xảy ra trong suốt
lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, thì định chế phong kiến chuyên chế phương ông vẫn không thay đổi. Phương thức sản xuất châu Á khiến cho sự tồn t i của nhà nước chuyên chế phương ông với người nông dân, lực lượng sản xuất chính trong nền kinh tế nông nghiệp, luôn ở trong thế vừa kiềm chế lẫn nhau vừa nương tựa vào nhau. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong Phương thức sản xuất Á châu chưa bao giờ phát triển được đến độ cần phải xảy ra cách m ng xã hội. Các cuộc khởi nghĩa nông dân, cho dù có thành công, thì ý thức hệ họ lựa chọn, giai cấp thống trị xã hội mà họ sẽ trở thành, vẫn hoàn toàn đi theo mô hình cũ. Nhà Tây Sơn cũng không ngo i lệ.
Phong trào Tây Sơn từ xuất phát điểm là một phong trào nông dân, dù người khởi xướng là phú thương, như GS. Phan Huy Lê đã nhận định, khi xem xét tính chất của một cuộc đấu tranh xã hội “cần phải phân tích cả mục tiêu, yêu cầu của cuộc đấu tranh và lực lượng cầm đầu, tổ chức và lãnh đ o cuộc đấu tranh” [70, tr.61] đã phát triển trở thành phong trào giải phóng dân tộc. Những chiến thắng liên tiếp của phong trào đối với các thế lực phong kiến cũ (chúa Trịnh, chúa Nguyễn) càng thu hút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội khác. Cho tới khi chiến thắng quân Xiêm và đ i phá quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã chuyển mình thành phong trào dân tộc rộng lớn, quy tụ nhiều thành phần xã hội từ nông dân tới thương nhân, từ phú hào nông thôn tới các dân tộc thiểu số miền núi v.v. So với các cuộc kháng chiến chống ngo i xâm khác, hai cuộc kháng chiến chống ngo i xâm lần này diễn ra trong một bối cảnh khó khăn và phức t p hơn nhiều so với trước2
.
2 “Hai cuộc kháng chiến l i diễn ra khi đất nước đang trong tình tr ng phân liệt. Quân Xiêm xâm lược khi
còn cục diện phân liệt àng Trong - àng Ngoài… Kháng chiến chống Thanh diễn ra khi vương triều Tây Sơn phân chia đất nước làm ba vùng quản lý của ba chính quyền Tây Sơn. Tình tr ng đó dĩ nhiên gây những khó khăn ản hưởng đến sức m nh đoàn kết của cả dân tộc, cả đất nước.
Nước ngoài tiến hành xâm lược trong bối cảnh các thế lực chính trị trong nước đang tranh giành quyết
liệt, hết Trịnh - Nguyễn phân liệt đến cuộc đấu tranh Tây Sơn - Nguyễn rồi Tây Sơn - Lê. Một nhà nước dân
tộc thống nhất chưa được thành lập (Luận án (LA) nhấn m nh). Một bộ phận chính trị suy b i trong nước đi cầu cứu ngo i viện, t o chỗ dựa và tăng thêm lực lượng cho quân xâm lược nước ngoài.
ặt trong bối cảnh và thách thức nguy hiểm như thế mới thấy hết một cống hiến lịch sử vô cùng lớn lao của Tây Sơn là đã thực hiện thành công sứ m ng bảo vệ độc lập dân tộc, đánh b i quân xâm lược từ hai phía Nam và Bắc của đất nước mà người trực tiếp tổ chức và lãnh đ o kháng chiến thắng lợi là Nguyễn Huệ” [70, tr.63].
Nguyễn Huệ làm chủ i Việt từ biên giới Trung Quốc đến đèo Hải Vân, Nguyễn Nh c đóng ở phủ Quy Nhơn kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Nguyễn Lữ trông nom đất Gia ịnh. Như vậy, i Việt đã nằm trọn vẹn trong tay anh em Nguyễn Huệ, không còn giằng xé bởi các cuộc nội chiến giữa nhiều thế lực chính trị đối lập nhau như trước, đất nước bước đầu hoàn thành sự thống nhất, mặc dù về mặt quyền lực vẫn chưa có sự tập trung. Vua Quang Trung tức khắc bắt tay vào việc khôi phục đất nước cả về kinh tế, văn hoá, hành chính, ngo i giao. Quang Trung đã đưa ra một lo t cải cách, thể hiện một đầu óc thực tế và tinh thần tự cường của một quốc gia độc lập, đặc biệt qua chính sách phát triển chữ Nôm, có ý thức đưa ngôn ngữ dân tộc trở thành ngôn ngữ quan phương trong thi cử và hành chính. Song, những chính sách của ông vẫn còn nhiều h n chế, ông có quá ít thời gian để thực hiện một chương trình cải cách thiết yếu hơn, có tính cách m ng hơn.
Tất cả các mâu thuẫn xã hội trong chính quyền Quang Trung chưa giải quyết xong đều kết hợp l i dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn 10 năm sau khi Quang Trung mất. Thực ra, phong trào Tây Sơn có được những thành quả mau lẹ vì có được sự trợ giúp và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Người nông dân hăng hái nổi dậy với niềm hi vọng lớn lao được giải thoát khỏi sự áp bức của họ Trịnh và họ Nguyễn từng đè nặng nhiều thế kỷ. Dưới sự lãnh đ o của những người xuất thân từ quần chúng, họ mong mỏi sẽ được giảm thuế, giảm lao dịch, lấy l i đất đai bị cướp từ tay các địa chủ, quý tộc, quan l i. Nhưng nhà Tây Sơn, khi nắm chính quyền, l i quên một phần những khát vọng này và thiết lập một triều đ i mới không khác các triều đ i trước. Quần chúng không thấy thân phận mình khá lên. Quang Trung đã không thể lo i trừ n n tham nhũng và sách nhiễu từ quan l i, ông không có thời gian để xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ.
Các tầng lớp quan trọng trong xã hội là nông dân, thương nhân, Nho sĩ, tâm tr ng của dân chúng Bắc hà vẫn còn hướng về nhà Lê, triều đ i chỉ còn được duy trì bằng uy lực quân sự của Quang Trung. Dù Quang Trung thấy Nguyễn Ánh là mối nguy hiểm đích thực và lên kế ho ch hành quân chiếm l i
Gia ịnh, nhưng nói theo ngôn ngữ các sử gia nhà Nguyễn, thiên mệnh đã không ủng hộ nhà Tây Sơn khi ông bất ngờ qua đời lúc chưa đầy 40 tuổi. Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi. Nội bộ Tây Sơn sớm chia thành các phe phái kình địch nhau, t o cơ hội cho Nguyễn Ánh tập hợp lực lượng tiêu diệt nhà Tây Sơn. Quang Trung ra đi, mang theo cả sự nghiệp nhất thống sơn hà còn chưa hoàn tất và cả những hoài bão noi theo Y Doãn của Ngô Thì Nhậm.
b, Trong bối cảnh chiến tranh lo n l c như những khúc điệu chính của lịch sử giai đo n này, nền kinh tế thương m i và đời sống đô thị vẫn tiếp tục phát triển như những nhịp đan xen gia tăng thêm tình tr ng r n vỡ của kết cấu xã hội truyền thống. Trong khoảng thời gian đình chiến, àng Trong và àng Ngoài vẫn ra sức phát triển kinh tế, quân sự, củng cố thế lực và dưỡng sức cho các trận chiến tiếp theo, có một nhân tố mới của nền kinh tế thương m i xuất hiện, làm lung lay m nh xã hội quân chủ với sự phân chia đẳng cấp cố định và gây r n nứt tính nguyên khối của tầng lớp cao ưu tú trong xã hội - đó là thế c của đồng tiền.
“Phẩm trật Nho giáo về nguyên tắc vẫn liệt các thương gia, người giàu có vào hàng ngũ thường dân; nhưng về phía những người giàu mới này l i không khước từ một nỗ lực nào để có được sự kính trọng mà xã hội truyền thống từ chối và quên đi cái nguồn gốc tầm thường của mình. Bởi những người đó, hay ông bà tổ tiên họ, vốn xuất thân từ quần chúng nông dân bị mất đất và lang thang khắp xứ, xoay xở đủ mọi nghề từ đánh xe, bán hàng rong, bán đồ cũ v.v. để trở thành những kẻ đầu tiên tạo được cơ nghiệp tách khỏi đất đai và đặt
nền tảng trên thương mại” [90, tr.261]. Do bản chất là những kẻ mất gốc, thái
độ không theo lề thói thường và ho t động buôn bán không theo tính đ o đức, tầng lớp này quả là mối đe dọa với trật tự hiện hành. Thời Hồng ức đã lên án họ, ban hành những điều lệ h n chế hoặc phân biệt đối xử với h ng người này. Những chính sách trọng nông ức thương của những triều đ i cũ, khiến cho, tầng lớp thương nhân, trong hoàn cảnh cho phép càng muốn liên minh và đồng hóa với tầng lớp cai trị. Cơ hội ấy xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XVIII, khi Trịnh Giang rao bán các chức vụ để bổ sung cho kho b c nhà
nước đang c n kiệt. Việc mua quan bán tước cũng diễn ra khá phổ biến ở àng Trong, người ta có thể nhậm chức xã trưởng với 45 quan tiền, việc