Tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 58 - 64)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm

2.2.2. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời Trần

Giai đo n vàng son nhất của thời kỳ phong kiến Việt Nam với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, thương m i v.v, nhất là, tinh thần hào hùng của thời đ i và nhân cách siêu việt của những đứa con tinh thần trong thời đ i đó, được hầu hết các sử gia công nhận đó là thời Lý - Trần. Thời này, tư tưởng Tam giáo (Phật - o - Nho) ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp xã hội, trên từ vua, quan và các tầng lớp thức giả, dưới cho đến thứ dân. Vấn đề ở chỗ, mặc dù lúc này tư tưởng chính thống của xã hội là tư tưởng Tam giáo nhưng trung tâm điểm vẫn là tư tưởng Phật giáo. Lời của Thiền sư Trí Thiền thể hiện rõ điều đó: Lời nói của Như Lai chẳng phải là lời nói suông. Các pháp ở trên thế gian này đều là hư ảo, không thực, chỉ có o mới là thực, ta còn cần gì nữa; vả l i, Nho gia nói đ o vua tôi, cha con; Phật pháp nói về công đức của các vị Bồ tát, Thanh văn. Hai tôn giáo tuy có chỗ khác nhau nhưng quy về một mối mà thôi. Chỉ là, muốn vượt qua nỗi khổ sinh tử, dứt khỏi sự cố chấp hữu vô, ngoài Phật giáo ra thì không thể nào đ t được” [134, tr.189].

Phật giáo i Việt đời Trần với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Phật giáo nhất tông, mang đậm bản sắc Việt, chủ trương nhập thế, tùy tục, tùy

duyên, hòa quang đồng trần, cư trần l c đ o, có sự dung hợp và Việt hóa ba hệ tư tưởng Phật - Nho - Lão. Có thể nhìn một cách tổng quan về căn cội triết học của tinh thần nhập thế, mà nói theo cách của chính Trần Nhân Tông, là “cư trần lạc đạo”, đó là một hệ thống với Phật tính luận, phương pháp tu luyện phá chấp, con đường đốn ngộ của Thiền tông, đặc biệt là Thiền Huệ Năng làm trục tâm. Trên cơ sở đó, kết hợp cùng với tư tưởng Hòa quang

đồng trần trong triết học Lão Tử, tư tưởng Vô sở đãitùy tục trong tư tưởng

Trang Tử, và đương nhiên không thể thiếu tư tưởng lạc đạo của Nho gia. Xét về cơ cấu nó là sự hội nhập triết học và phương pháp tu dưỡng, cảnh giới tinh thần của cả Tam giáo, lấy Thiền làm cơ sở để tiến hành hội nhập.

Cơ sở triết học quan trọng nhất cho tinh thần nhập thế của Phật giáo đời Trần là quan điểm tức Tâm tức Phật. Quốc sư Trúc Lâm sử dụng để thức tỉnh Trần Thái Tông (ông nội của Trần Nhân Tông) khi ông chán nản cuộc đời, muốn tìm vào núi rừng, nương nhờ cửa Phật: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là chân Phật. Nay Bệ h nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài”[74, tr.297]. Sau này, trong Khóa hư ục, chính Trần Thái Tông đã viết: “Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng” hay “Sao l i không biết tính giác Bồ đề, mọi người đều có đầy đủ”. iều này có nghĩa rằng, Phật không ở đâu xa mà ở trong tâm mỗi con người, không tách biệt thành hai, mọi chúng sinh ai nấy đều có đầy đủ bản tính giác ngộ. Ông cũng khẳng định: “Không kể là ẩn dật lớn hay nhỏ, không kể là tại gia hay xuất gia, tăng hay tục, điều cốt yếu là biện tâm, vốn không phân biệt nam nữ, sao lại còn chấp tướng” [15,tr.676]. Bởi “Phật t i tâm” nên chớ câu nệ điều gì, mọi con đường đều có thể dẫn đến giải thoát, quan trọng là con người biết quay về với bản tính vốn có của mình.

Dòng suối Thiền huyền diệu đã chảy từ Trần Thái Tông qua Trần Thánh Tông để đến với Trần Nhân Tông. Song bên c nh đó, Trần Nhân Tông còn chịu ảnh hưởng m nh mẽ và trực tiếp bởi tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sỹ. Sự gặp gỡ giữa Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng sỹ là nhân duyên lớn để đưa tư tưởng Phật giáo của Nhân Tông lên một bước tiến mới, đi vào vùng

trời giải thoát bao la. Tuệ Trung khẳng định rằng “Tâm v n pháp = Tâm Phật = Bản tâm” [127, tr.256], trong Phật tâm ca, ông viết:

Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm Phật tâm khư c dữ ngã tâm hợp Pháp nhĩ như nhiên hoàn cổ kim

(Tâm của v n pháp là tâm của Phật Tâm của Phật l i phù hợp với tâm của ta

Cái phép đó vẫn tự nhiên như vậy từ xưa đến nay) [134, tr.470] Với tư tưởng trên, Tuệ Trung đã nêu lên một nguyên tắc muốn đến v i

Phật thì phải đưa tâm ta phù hợp v i tâm vạn pháp. Tâm vạn pháp ở đây

chính là thế giới hiện tượng xung quanh con người với sự phức tạp và đa dạng vốn có của nó. Con đường giải thoát mà Tuệ Trung đề cập là hòa vào đời, lấy cuộc đời làm môi trường để tu luyện.

Cái Phật tâm thanh tĩnh sáng láng trên được người nghệ sĩ Trần Nhân Tông thể hiện một cách hình tượng, tươi tắn trong “Sơn phòng m n hứng” (I):

“Niệm thị phi rụng theo hoa buổi s m / Tâm danh lợi lạnh đi cùng trận mưa đêm. / Hoa rụng hết, mưa tạnh núi tịch mịch, / Một tiếng chim kêu, lại cảnh xuân tàn” [15, tr.469]. Cái tâm đã không còn thị phi, danh lợi, cái tâm tịch mịch đó chính là cơ sở để an l c giữa cõi trần. Hay như điều mà Trần Nhân Tông nói kệ trong “Cư trần l c đ o”: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối

cảnh vô tâm mạc vấn Thiền” [15, tr.510], thực chất là sự thể nghiệm và

truyền thừa tư tưởng cốt lõi Thiền tông. Cả chiều hướng nội về Tự tâm, kiến tính và đối cảnh vô tâm đều tạo cơ sở cho tinh thần nhập thế, có được lạc thú giữa đời thường. Nó là một lo i an l c mang tính tôn giáo. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ “Đối cảnh vô tâm”. Khi tâm đ t tới thanh tĩnh, mà thanh tĩnh vốn là bản tính của tâm, thì v n pháp không sinh, v n pháp không diệt. Cảnh không làm động tâm, tâm không làm động cảnh. Ở trần mà không còn tâm danh lợi, ở trần mà thị phi s ch làu, ở trần mà động niệm không khởi v.v. ó là nhập thế mà không còn thế, trong nhập thế có xuất thế, xuất thế ngay trong cuộc đời.

Rõ ràng chính Phật tính luận và phương pháp tu Thiền theo cách minh

tâm kiến tính, đốn ngộ thành Phật là cơ sở triết học quan trọng nhất của tinh

thần cư trần l c đ o, tinh thần nhập thế của Thiền học Trần Nhân Tông.

Song, trên phương diện hành trì, Trần Nhân Tông không hoàn toàn đi theo truyền thống đốn ngộ của Thiền Nam tông mà ngược l i, ông cương quyết xác lập quy tắc cho Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Ông rất chú ý đến các quy ph m đ o đức, không coi nhẹ tu dưỡng ngôn - hành, chú trọng mối quan hệ giữa “đốn” và “tiệm”.

iều mà Trần Nhân Tông liên tục nhấn m nh đến chính là “bản tính thanh tịnh” và phương pháp để đem l i sự thanh tịnh cho bản tính vừa là “đốn ngộ”, vừa là “tiệm tu”. Bên c nh việc coi trọng kiến tính, giác ngộ trong từng khoảnh khắc, từng sát na, ông cũng chú trọng đến việc mỗi người phải không ngừng tu dưỡng lời nói và hành vi của mình. Cư trần ạc đạo hội thứ 2 viết:

“Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe; Cầm gi i hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác. Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đ ng cay; Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc”

[15, tr.505].

Trần Nhân Tông còn tiến thêm một bước so với các vị tiền bối của Thiền tông, ông cho rằng nhân nghĩa đ o đức cũng chính là Phật, so với giữ giới h nh, bỏ tham sân si cũng không có gì khác: “Tích nhân nghì, tu đạo đức, Ai

hay này chẳng Thích Ca. Cầm gi i hạnh, đoạn xan tham, Chỉn th c ấy là Di

Lặc”. (Hội thứ 4) [15, tr.506].

Cái đích của tu hành là giải thoát, thành Phật, nhưng thành Phật bằng cả con đường tích nhân nghĩa, tu đ o đức thì rất độc đáo, độc đáo theo con mắt dung hợp Nho Phật của Trần Nhân Tông. Ông đặt các ph m trù, các hình mẫu của Nho gia thành các cặp song hành đối đẳng, hỗ bổ với Phật: “Sạch gi i

lòng, dồi gi i tư ng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm. Ngay thờ chúa, thảo

thờ cha,đi đỗ m i trượng phu trung hiếu.” (Hội thứ 6) [15, tr.507]

Sự khôn ngoan của Thiền tông Trúc Lâm chính là không phủ nhận các ph m trù đ o đức của con người thế tục, đặt các ph m trù “trung hiếu” vào

ngay chính con đường tu dưỡng để “minh tâm kiến tính”, ngộ đ o giải thoát. Nó dễ được cộng đồng những người cư sĩ tu t i gia chấp thuận và cả Phật tử bình dân không xuất gia khác cũng thấy gần gũi dễ tu. ọc những dòng này của Trần Nhân Tông, ta mới thấy hết tinh thần khoan dung, phóng khoáng của ông. Nó khác hẳn tinh thần của một số người muốn đề cao tư tưởng Phật giáo của ông nên có phần coi nhẹ sự dung hợp tư tưởng. ó vừa không đúng tinh thần của ông, vừa làm nghèo nàn chúng.

Cư trần lạc đạo phú là bài phú thể hiện chỉ nam của việc tu hành để chứng ngộ giải thoát, nhưng nó cũng có dáng dấp một bài thánh huấn của Nho gia, d y dỗ giáo hóa đệ tử, chúng dân. Trần Nhân Tông khuyên đệ tử, đồng thời cũng là tự khuyến tự miễn: Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học

đạo. Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm gi i ăn chay. (Hội thứ 7) [15, tr.506]

Như vậy, người thực hiện đ o quân thần phụ tử, thờ chúa thờ cha ngay thảo, là một thực tiễn đ o đức, thực tiễn tu dưỡng. Nó là việc của đời sống thế tục, nhưng tận đ o ấy, tâm tính cũng an nhiên tự l c. Cái tự l c đó đồng nhất với việc kiến tính thành Phật. Nó là sự triển khai của tinh thần nhập thế, là hiện thực hóa của cư trần l c đ o. Nói cách khác nó l i cũng chính là tùy duyên tự l c. Với nhân nghĩa đ o đức ấy, l i thêm chay lòng lắng dục, “thể

tính an nhàn”, “muôn nghiệp đều lặng”, con người ấy có thể tùy tục: Áo miễn

chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xể; Cơm cùng cháo đói no đòi bữa,

dầu bạc dầu thoa. (Hội thứ 5) [15, tr.507].

Thực chẳng khác gì nhà Nho ẩn dật, an bần l c đ o với giỏ cơm, bầu nước, gối lên khuỷu tay mà nhìn phú quý tựa chiêm bao, tận hưởng thân tâm nhàn dật. Ở một góc độ nào đó có thể coi Trần Nhân Tông là người đầu tiên chuyển dịch Nôm những khái niệm đ o đức căn bản của Nho gia, chẳng h n: Trung - ngay;

hiếu - thảo; thiện - lành; tâm - lòng; tiến thoái - đi đỗ; tôn sư - thờ thầy

ời Trần đem Phật giáo làm quốc giáo, đó là một ho t động có chủ đích, nó có tác dụng đề cao vương triều, củng cố ngai vàng và uy tín của dòng tộc. Nhưng chính nhiều vấn đề cũng phát sinh từ đó. Nó không phải không có mâu thuẫn. Lý thuyết về sự bình đẳng, xóa đi mọi sự phân biệt đẳng cấp, ngã nhĩ…

của Phật giáo không phải lúc nào cũng nói cho xuôi được với tất cả mọi người. Ngoài Phật còn có vua, ngoài bình đẳng còn có tôn ty, có nghĩa quân thần, có trách nhiệm thần dân với triều đình với quốc gia.

Trần Nhân Tông trong thực tế đã rất tích cực trong việc hoằng dương Phật pháp, xúc tiến sự ra đời của một dòng Thiền Việt và một tổ chức có dáng dấp một giáo hội Phật giáo trong cả nước. em tư tưởng Phật giáo để củng cố triều đ i, kiến t o khối đoàn kết dân tộc, chăm lo nhân tâm, Trần Nhân Tông thực chất đã phải làm công việc giáo hóa dân, giáo hóa bằng tư tưởng Phật giáo chứ không phải gì khác. iều đó khiến ông phải cân nhắc tìm ở đó những gì có thể để cái cao siêu của Thiền không xa cách với cuộc đời. ể giải quyết điều đó tư tưởng Nho gia là hướng bù đắp tốt nhất. Lo i tri thức này đã từng được d y cho các hoàng tử từ thời còn trẻ, nó đã thành tư tưởng chính trị, công cụ để các thiền sư đời Lý đời Trần đi vào triều đình, vào cuộc đời. Làm chính trị không thể chỉ trông chờ ở kinh sách Phật giáo dẫu phong phú sâu sắc bao nhiêu. Tư tưởng Nho gia là một sự bổ sung và cũng là một con đường t o ra tinh thần tự nhiệm giữa cuộc đời của Thiền đời Trần. Lợi ích dân tộc và hoàng tộc là sự thúc ép thiền sư Trần Nhân Tông hành động, vừa hoằng pháp, vừa giác ngã, giác tha, vừa lo toan cho nước nhà trong tư cách quân vương. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm chính là kết quả của những nỗ lực đưa Phật giáo sát cánh cùng dân tộc, trở thành hệ tư tưởng chủ đ o của xã hội.

Thế kỷ XVIII, xuất hiện Trúc Lâm đệ tứ tổ Hải Lượng, phục hưng l i lối tu thiền theo tinh thần Thiền Trúc Lâm, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh

được viết ra như một kinh điển Thiền tông để thuyết pháp và giảng d y Thiền cho các học trò, điều đặc biệt là cả Trúc Lâm tứ tổ lẫn các đệ tử đều xuất thân từ nhà Nho, khuyến khích một lối hành Thiền theo tinh thần nhập thế kiểu Nho giáo, không xuất gia, không tìm cầu giải thoát bên ngoài cuộc sống hiện thực. Lối tu thiền này kế thừa tinh thần hành trì nhập thế trong Thiền của Trúc Lâm, kết hợp nghĩa vụ xã hội của Nho giáo vào trong con đường giải thoát của Phật giáo, và nhấn m nh tới việc con đường giải thoát rốt ráo đến Niết bàn là giải thoát trong hiện thực, là làm sao khiến thiên h hòa bình. Tinh thần

nhập thế trong Phật giáo Trúc lâm là một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)