Những nội dung tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm mang tính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 77)

7. Kết cấu của luận án

3.1. Những nội dung tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm mang tính

tính Nho giáo

Hy Doãn (希尹) là tên tự của Ngô Thì Nhậm với nghĩa noi theo Y Doãn. Y Doãn (伊尹) là tướng nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà H , thành lập nhà Thương và phụ giúp nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Tên chữ này có lẽ, đã báo trước cho vận mệnh chính trị của Ngô Thì Nhậm sẽ đi đúng con đường “bỏ cũ, lập mới” mà Y Doãn đã kinh qua. Nhưng trước hết, nó khẳng định một điều chắc chắn là tinh thần Nho sĩ mà Ngô Thì Nhậm lựa chọn sẽ là m nh mẽ dấn thân, phản ánh đúng tính chất tên chính “Thì Nhậm” (時壬) (gánh vác thời cuộc)7 của một Nho sĩ.

3.1.1. Quan hệ vua tôi theo sách Thánh hiền

a, Đạo àm bầy tôi

Mang dòng dõi của một gia tộc có truyền thống khoa bảng, con đường khoa ho n của Ngô Thì Nhậm đã được định sẵn: học hành, thi đỗ, làm quan cho nhà Lê - Trịnh. Thơ ông có một số bài thể hiện sự tự hào của việc hai cha con đồng triều. Trong giai đo n này, tư tưởng của ông thể hiện rõ cái khuôn thước của nhà Nho, của người đã rất nhuần nhuyễn với o học của Thánh hiền. Chỉ bằng một bài phú như dưới đây, ta có thể nhận ra đủ các nguyên lý của Nho giáo từ Thiên mệnh, tu thân, đ o làm quan…, và đặc biệt, chữ thời được ông rất coi trọng8

. Nhìn trở l i cuộc đời của Ngô Thì Nhậm, sinh ra trong một gia đình dòng dõi “họ Ngô một bồ tiến sĩ”, bản thân l i là người tài ba, với kinh sách, Ngô Thì Nhậm đi vào cuộc đời đầy dũng khí và tin tưởng:

7 Tên tự vốn là tên được đặt phổ biến trong giới trí thức phong kiến dùng để gọi thay tên chính. Mục đích đặt

ra để kiêng húy tên chính, nên nguyên tắc căn bản khi đặt tên tự là làm sao giữa tên chính và tên tự có sự liên hệ với nhau.

8Bởi hun đúc à do mệnh, há trí, sức àm được chi

Lòng dạ thảnh thơi, tuân theo đạo không nghiêng, không ngả, cao xanh soi rọi, thuận ẽ trời không biết, không hay.

…Máy huyền vi xoay vần hun đúc, khi thảm t muôn oài đều thảm, úc thư thì vạn vật đều thư, đạo phát sinh từ chỗ t nhiên, s c đen thì muôn thưở vẫn đen, màu tr ng t muôn đời vẫn tr ng.

Nhân nghĩa àm sào, trung tín à bánh ái

Hàng năm àm chiếc bè gióng dư i sao Đẩu sáng ngời

(Cô chu) [44, tr.359]

Chữ Thời trong thời gian này ở ông chứa đựng sự nhuần nhuyễn của người nắm vững sách vở thánh hiền, nhưng chưa va vấp với hiện thực:

Bởi hun đúc à do mệnh, há trí, sức àm được chi

Lòng dạ thảnh thơi, tuân theo đạo không nghiêng, không ngả, cao

xanh soi rọi, thuận lẽ trời không biết, không hay.

…Không tư ợi, chấp nê, vị kỉ, biết cứng mềm, hiểu lẽ biến thông

Đời dùng thì àm, đời bỏ thì về ẩn, ra hay ẩn, nói hay im đều bởi hiểu

thông thời vận, ời nói thì giữ tin, việc àm thì quyết xong, sống v i chết, o v i sợ, chút không vư ng bận trong òng.

Do nắm được lẽ biến thông của đ o trời, nên trong đ o người, ông tỏ ra khá tự tin với đ o làm người quân tử:

…Bởi vậy, nên người quân tử

Kính cẩn thờ trên, như gió theo hổ, như mây theo rồng, sáng suốt giữ mình, không vư ng vào gai, chẳng va vào đá

…Này ta nói cho người biết: Làm bề tôi chẳng dễ, đi đường rất khó khăn.

Đầu óc tuy to n, râu tóc tho t điểm ban…

Trên dư i không thường, tiến ui chẳng định, hãy cốt siêng àm chẳng nghỉ: tây nam bằng phẳng, đông b c hiểm nghèo, t nên thuận ẽ m i an!

Lựa theo thời mà biến hóa, bánh xe, hòn đạn, tùy úc t i ui, cứng chóng gãy, mềm bền âu, ưỡi nọ răng kia tranh cường hão chuyện!

(Thiên quân thái nhiên phú) [43, tr.343-344]

Những đúc kết sách vở về chữ Thời kia phải tới vụ án năm Canh Tý và tới khi Ngô Thì Nhậm gặp được Quang Trung mới được đem ra ứng dụng hoàn toàn. Ngô Thì Nhậm đã lựa chọn làm người quân tử, làm bề tôi “siêng làm chẳng nghỉ”, còn biến thông ở đây vẫn chưa ra khỏi lẽ xuất xử thường thấy của nhà Nho. Còn để dứt khoát về với Tây Sơn, ông còn phải trải qua những

tôi luyện của hiện thực chính trị khắc nghiệt, những cay đắng của việc chịu tai tiếng là bất hiếu sau sự kiện đảo chính và lo n kiêu binh.

Con đường ho n lộ của Ngô Thì Nhậm tưởng chừng nhẹ bước thanh vân. Ra làm quan cho triều Lê - Trịnh sau khi đỗ tiến sĩ năm 1775, ông tiến rất nhanh trên bậc thang danh vọng: làm án sát Hải Dương rồi đốc đồng Bắc Ninh và Thái Nguyên, ông đã chứng minh mình là một thanh niên lỗi l c, văn võ kiêm toàn. Ngô Thì Sĩ đã rất tự hào về con trai: “Con ta ấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng v i uỷ nhiệm khó khăn, ấy trung thành làm liều thuốc để gạt bỏ gian hiểm… Bậc đại trượng phu văn võ cùng đi đôi, bằng phẳng và hiểm trở coi là một, th c rất là xứng đáng” (Thư Ngô

Thì Sĩ gửi con Ngô Thì Nhậm) [64, tr.106]

Với những kiến thức được trang bị, trong ho t động thực tiễn chính trị của mình giai đo n đầu, Ngô Thì Nhậm đã kiến nghị ba chính sách lớn là chính sách chính trị, pháp luật và giáo dục lên Trịnh Sâm, trong đó mấu chốt nhất là chính trị, còn việc khẩn cấp là phải làm cho nước giàu có, ấm no: “Từ kẻ sĩ hèn mọn đến nhân dân bốn bể thường ngày được nuôi dưỡng, như vậy tất nhiên à được đâu đấy hưởng ứng và đồng tình, như gió ư t ngọn cỏ, ức triệu

òng như một òng”[43, tr.552].

Hiện thực đầu tiên mà ông đối diện là tất cả những kiến nghị của họ Ngô đều không được Trịnh Sâm chấp nhận. Trịnh Sâm khi mới lên ngôi chúa đã làm một số việc xuất sắc, nhưng khi “bốn phương đã yên ặng, kho đụn lại sung túc, Sâm dần sinh ra xa xỉ, kiêu căng, cung tần thị nữ kén vào rất nhiều,

ngày đêm mặc ý mua vui, không còn e lệ gì nữa” (Hoàng Lê nhất thống chí).

Từ đó triều chính ngày mục nát, nhân dân đói khổ, quan l i thì chia phe phái. Trong thời gian này, Ngô Thì Nhậm tự tách mình ra đối lập với các nhà Nho đương thời, những người chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến nước, dân: “Vì họ không được dạy dỗ về đứng hạn cho nên có những người ngạo v i bề trên cho là giỏi, nhờn v i người l n cho là hay, không thích sửa mình mà thích bàn việc nư c… Họ đem cái miệng ưỡi s c bén mà tô điểm cho lòng dạ hiểm bí. Họ đem cái đầu óc ngang tàng mà che đậy cho ruột gan quỷ quyệt. Hôm nay triều đình bổ một chức quan, thì họ bàn tán v i

nhau rằng: Người này vì đút ót, người kia vì thần thế. Chính họ chẳng có nết na gì, nhưng họ cũng khoác ác để làm mờ tai m t người tục. Hôm khác, chính phủ ra một mệnh lệnh, thì họ nhôn nhao lên rằng: Việc ấy là không tốt, việc kia khó thi hành. Chính họ chẳng có tài năng gì nhưng họ cũng nói bừa để làm rối tâm trí của nhân dân. Sĩ phong đến như thế khác nào như người

đời Tống đã nói: “Mượn mũ nhà Nho để mà ăn c p sách” (Bàn về giáo dục)

[43, tr.550].

Ngọn bút của ông đã mô tả cảnh tang thương của thời đ i Lê - Trịnh - Nguyễn suy tàn, trong đó ẩn chứa tinh thần phủ nhận của ông đối với một hiện thực xã hội đã đi đến chỗ cùng và đòi hỏi phải có biến:

Rêu phong bếp oản, sư xa bư c, Mưa h t hiên tre, bụt lặng lời. Giá chẳng nửa đồng, chùa đổ nát, Sông phân đôi nhánh, xóm mù khơi. Lui t i canh khuya bầy trộm cư p, Phật còn m t huệ hãy nhìn coi!

(Chùa Vân Môn)

ánh giá thời đ i Lê Trịnh - M c - Nguyễn, ông viết:

Vua tôi đứng sững ba chân vạc,

Ông - tế (bố vợ, chàng rể) hằn nhau nửa cuộc cờ…

Cương thường muôn thuở còn bia miệng, Hổ chọi rồng tranh khéo vẽ trò!

(Hữu sở tư)

Trong những tháng ngày lẩn trốn, ông đã theo dõi thời cuộc àng trong, àng ngoài, và xác định cho mình lối sống như của Lão Trang “lấy vũ trụ làm nhà, coi trăm năm là ngắn”. Nhưng, sâu trong ông vẫn là sự chờ đợi, ngóng trông một người tri kỉ, tới cái lúc có thể được dùng xứng đáng:

Gửi òng mình vào tĩnh ặng Gác mọi việc vào vô vi Ngọc tốt, giấu kín nơi sâu Rồng thần ặn, không kẻ thấy

Chờ khi người biết đến mình Chí n nọ đem ra vùng vẫy Giúp tám c c mà chuyển xoay Vỗ chín cõi yên rường mối

Nghe ời khách nói xong, ta vỗ tay cười bảo: Tôi sao thể thành Tiên

Phật cũng không đ c đạo Chỉ theo hư ng Thi, Thư Khỏi trái đường “danh giáo”

(Mộng Thiên Thai phú) [43, tr.355-356] Kết thúc bài thơ, ông gõ án mà ca rằng:

Mong người tri kỉ chừ, một phương trời! Lòng ta, òng ta chừ, tri âm ai người?

(Mộng Thiên Thai phú) [43, tr.355]

Rồi trong một bài phú khác, là sự khắc khoải:

Mong người tri kỉ chừ, về v i ai đây?

(Tiêu dao du phú) [74, tr.57]

ối với ông, Trịnh Sâm khi ấy vẫn mang dáng dấp của vị minh chủ đáng để thờ. Trong thơ viết viếng Trịnh Sâm, ông vẫn khẳng định uy đức của Trịnh Sâm ngang với các Thánh tiên vương thời cổ:

Cương thường ễ nhạc trồng ở giữa trời

Mười sáu năm ròng trang nghiêm, khiêm tốn, kính cẩn, răn sợ Văn đức võ công, sáng nghiệp Nghị vương, Triết vương xưa Mưu thần chư c thánh, sánh kịp Phục Hy, Hiên Viên thủa trư c

(Cung vãn tiên thánh vương 1)

Đức chí hiếu của tiên vương, sánh ngang vua Nghiêu Thuấn…

Bề tôi nhỏ mọn đang ẩn trốn này, nh t i nghĩa cũ càng thêm cảm kích

(Cung vãn tiên thánh vương 2) [43, tr.229, 231]

Người tri kỷ mà ông ngóng đợi, có lẽ là một nhân vật như Trịnh Sâm thời chưa vướng n n Tuyên phi sẽ xuất hiện trở l i.

b, Tư tưởng thương dân

iểm mấu chốt thứ hai trong đ o làm quan theo lý tưởng Nho gia là thương dân. Ngô Thì Nhậm thể hiện quan niệm thương xót cảnh điêu linh của người dân, tuy tư tưởng lấy dân làm gốc của ông mới dừng ở góc độ từ trên trông xuống, chứ chưa đ t tới mức độ thân dân. Ông cho rằng, nếu biết vì dân thì người trên sẽ được to i ý, ông cũng như các nhà Nho theo sách vở Thánh hiền, đều nhận ra nông nghiệp và sự no ấm của dân chúng ảnh hưởng thiết thân đến sự trị lo n của một xã hội. “Thánh chúa nay coi muôn dân như con, uôn uôn thương đến…, chân thành cảm cách, đủ động đến trời. Thế mà một kẻ đói, một người rét, hoặc tin chưa t i tai, những túp nhà tranh ở hang cùng ngõ hẻm, đương dụi m t mong chờ chính sách chiêu tập vỗ về được yên ổn. Thiên tử vì dân mà nghe ngóng, trông coi, một khi lòng dân khởi phát thì ý của Thiên tử có thể đạt được. Thiên Chu thư nói: “Thấy được s giúp đỡ của thượng đế”, tất trư c phải nghiệm xem s bình yên ở bốn phương”, “ ương th c đủ thì trong nư c bình yên, mà trong nư c bình yên thì dân an cư, dân

an cư thì đạo trị dân được mở rộng” (Khải vâng chỉ dụ cầu lời nói thẳng vạch

rõ chính sách hiện thời) [43, tr.576].

Trong các tờ trình, khải, Ngô Thì Nhậm nhận ra, ngoài chiến tranh, người nông dân còn khốn khổ bởi sự nhũng nhiễu, ức hiếp của quan l i:

“Còn như s tham am hà kh c của cai mục, s ăng nhờn ức hiếp của cường hào hoành hành đã âu, tệ hại cũng m… Thần cúi xin phải tra cứu khẩn cấp, thu ại những thứ đã mất, để cho dân được dễ thở, khiến thiên hạ biết được nguồn ơn huệ của chính sách có nhân đạo, thấm nhuần kịp thời t i

hạ dân” [43, tr.577]. iều này có lẽ không chỉ xuất phát từ việc học thuộc

kinh điển sách vở, mà còn từ việc chứng kiến đời sống cùng khổ của dân chúng do việc cung đốn chiến tranh và bị bóc lột mang l i: “Nhân nay bỗng trời không mưa, dân thường thiếu ăn, trộm cư p nổi ên từng đoàn, đâu đấy đều nhốn nháo… Vì ruộng đất nảy nở ra thóc úa được, phần nhiều bị bỏ hoang, người dân àm ruộng, quá nửa bỏ đi àm nghề khác. Quan chức trị dân, cần kíp ở việc kiện cáo, còn việc khuyên giải thì viển vông; kẻ bàn về

cách sinh tài, chỉ khôn khéo ở chỗ thuế khóa, mà cho việc khai khẩn ruộng hoang là chuyện đào b i. Cho nên, dân không có gì chứa cất từng mùa, nhà nư c không có s tích ũy chín năm. Gần đây, có việc động binh ở miền nam, cần phải chi phí, thành thử khiến cho nhà chung, nhà riêng đều bị thiếu thốn, gặp phải năm mất mùa, giá thóc gạo cao vọt. Người nghèo túng coi hạt gạo như hạt ngọc, đói rét thiết thân, cùng kéo nhau xoay ra trộm cư p. Bọn ấy không phải không biết đến phép tam xích à đáng sợ, chỉ vì miễn sao sống được, nên bọn ấy phải àm iều, coi miếng ăn to như trời, không nghĩ sao mà

cảm cách được t i trời, há đủ để cho họ àm được điều thiện?” (Bản thuộc

đài quan trần ngôn) [74, tr.589].

Toàn bộ thực tr ng rối ren của nền kinh tế xã hội thời Lê Trịnh đã được phản ánh đầy đủ qua đo n văn trên. Tình hình ruộng đất bỏ hoang, dân đa phần lưu tán biến thành trộm cướp thường thấy nhức nhối trong các bài khải của Ngô Thì Nhậm. Với tư cách của kẻ ăn lộc chúa, ông đã làm hết bổn phận của kẻ bề tôi, bày mưu tính kế, tư vấn cho chúa Trịnh làm sao để vực dậy một nền kinh tế đang kiệt quệ vì chiến tranh, ổn định sức dân, cũng là ổn định sức m nh cho chế độ: các biện pháp ông chủ trương “mộ dân khai hoang”, “nộp thóc phong tước” v.v nhằm khuyến khích cả quan cả dân, tập trung vào vấn đề cơ bản để nuôi sống cho tất cả xã hội là nông nghiệp chứ không phải cái ngọn của vấn đề là chiến tranh, tranh giành quyền lực, ra sức bóc lột sưu thuế, cho thấy tầm nhìn của một vị quan xông xáo với thực tiễn chứ không thuần túy từ chương, sách vở. Cho dù ông nhận ra việc khẩn cấp vẫn là trấn áp cái ho phương Nam “đại để bọn chúa Thuần và Nguyễn Nhạc chưa tiêu diệt được, thì binh bị ở biên gi i không thể không phòng bị, chiến ược không thể

không rèn tập”, nhưng công việc thiết yếu và căn bản hơn vẫn là “Dân no đủ,

ngăn ngừa trộm cư p, không đầy vài năm nữa, cái hiệu quả ấy cứ đem ại iên tiếp mãi, chi dùng không hết, dần dần đem số thóc chứa đầy biên ải, để nhân cái cơ hội toàn th ng, thì xứ Quảng Nam, có thể không đánh mà t th ng ợi. Trộm nghĩ, cái sách ược “sửa sang bên trong, để định bên ngoài” cứ thế mà àm” [74, tr.591]. iểm đáng lưu ý là trong thời điểm ấy, nghĩa

quân Tây Sơn ở xứ Quảng Nam đối với ông, mới chỉ là giặc, chứ chưa có chính nghĩa hay tính chất dân tộc gì to tát.

ối với tầng lớp cai trị, ông cũng nhận ra muốn chấn chỉnh xã hội thì guồng máy hành chính phải gọn nhẹ, hiệu quả mới giảm được sự nhũng l m và lãng phí nguồn lực. Tệ n n nhũng nhiễu của đội ngũ quan l i cũng là nguyên nhân đẩy nhanh thêm sự hỗn lo n cho xã hội mà Ngô Thì Nhậm nhận ra, ông chủ trương cắt giảm bớt số lượng quan l i không cần thiết: “Thần nghe nói: “Đa quan thì nhiễu dân, ư i thưa thì dân giàu”. Cho nên, thiên Chu quan nói: Quan chức bất tất phải đủ số. Thiên Lập chính nói: Cách thức phải thận trọng, để định phạt mức trung bình”. Hết thảy sách chép về hình án, đều quan hệ đến tính mệnh của dân, sai một i, đi nghìn dặm. Gần đây, nhân noi phép cũ đã âu, s phiền nhũng dần dần thêm mãi. Quan có chức không

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng chính trị xã hội của ngô thì nhậm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)