7. Kết cấu của luận án
4.2. Giá trị và hn chế trong tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm
4.2.2. Hạn chế trong tư tưởng chính trị xã hội của Ngô Thì Nhậm
Tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm dù có những tiến bộ, đi cùng và đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử thì vẫn còn một số h n chế bởi chính những giới h n của thời đ i, chế độ ông sống và giai tầng ông xuất thân.
GS. Nguyễn Tài Thư đã đánh giá chung về một đặc trưng quan trọng của tư tưởng Việt Nam: “Phương thức sản xuất kiểu châu Á của Việt Nam… àm cho công thương nghiệp không phát triển, khoa học t nhiên không xuất hiện, tầng l p trí thức t do không thể ra đời, nghĩa à không có điều kiện để hình
thành một thế gi i quan khác v i thế gi i quan phong kiến” [128, tr.23]. iều
này thể hiện đúng trong tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm. Những sự phát triển và mầm mống manh nha của nền sản xuất hàng hoá thương m i trong thế kỷ XVIII vẫn chưa được Ngô Thì Nhậm phản ánh và tư duy trong tư tưởng chính trị - xã hội của mình. Nhãn quan truyền thống của Nho gia đã khiến ông, có lẽ vẫn theo nếp cũ, xếp thương m i ở vị trí cuối cùng trong thang xếp h ng về các lĩnh vực quan trọng đối với xã hội. Vai trò của Gia ịnh, của tầng lớp thương nhân về kinh tế, của một thị trường thống nhất nam bắc chưa được Ngô Thì Nhậm nhìn nhận đúng mức. Tư duy cố định về chế độ tỉnh điền kiểu nhà Nho khiến ông đề xướng các chính sách khuyến nông, bắt buộc dân lưu tán phải quay về bản quán trong thời Quang Trung chưa sát hợp với tình hình hiện thực, và có khả năng gây xáo trộn chứ không phải ổn định cho xã hội.
H n chế tiếp theo xuất phát từ h n chế trên. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm dù có phát triển đáp ứng đòi hỏi của hiện thực xã hội, thì vẫn là đặt trên nền tảng của thế giới quan phong kiến, “ở trong tình tr ng khủng hoảng kéo dài” [128, tr.23]. “Sự bế tắc đó thể hiện từ trong nội bộ thế giới quan, từ trong cách đặt l i vấn đề theo đ o nào hay là phải kết hợp cả ba đ o để trị nước…. Sự bế tắc đó còn thể hiện trong thái độ của quần chúng nhân dân đối với hệ tư tưởng thống trị xã hội, trong sự đả kích châm biếm một số giáo điều của Nho hoặc của Phật và các thời kỳ tao lo n. Nhưng xã hội chưa thể t o ra được những mầm mống của một cuộc cách m ng trong hệ tư tưởng. Do đó, nó vẫn ở trong tình tr ng khủng hoảng triền miên” [128, tr.24].
Trong tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm, ta thấy ông chưa từng đặt vấn đề nghi vấn trở l i tư tưởng của Thánh vương, Thánh nhân thời cổ. Ông có thể dứt bỏ những khuôn thước hẹp hòi về “trung, hiếu”, nhưng tư
duy chính trị xã hội của ông, lựa chọn chính trị của ông vẫn không vượt được ra ngoài cung cách tư duy Khổng Tử từng làm, chỉ là sự vận dụng l i trong một thời điểm khác, và mục tiêu là để tái thiết một xã hội tốt đẹp như thời xưa cũ, vẫn để “pháp cổ” (theo cũ) chứ không “cách tân” (thay mới hoàn toàn). Chúng ta thấy, đối với các hệ tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, ông tìm cách ngẫm l i cho sâu sắc hơn, ứng dụng chúng cho sát thực tế, linh ho t hơn chứ chưa hề phê phán, luận bàn chống l i.
H n chế thứ ba là h n chế trong sự sáng t o tư tưởng ở Ngô Thì Nhậm. ây vừa là đặc trưng, vừa là h n chế chung của các nhà tư tưởng Việt Nam. Việt Nam là nơi hội tụ, tiếp nhận nhiều luồng tư tưởng văn hoá. Trên một mảnh đất mà tri thức về tư tưởng đã có sẵn và trầm tích cả nghìn năm, người Việt không bị buộc phải sáng t o mới từ đầu về mặt lý luận. Sự sáng t o thường l i nằm ở chỗ làm sao ứng dụng được các công cụ tư duy sẵn có đó vào bối cảnh hiện thực của lịch sử, dân tộc, quốc gia mình. Tư tưởng, các hệ lý luận xuất hiện ở Việt Nam trong giai đo n cổ - trung đ i, hầu hết đều có thể truy nguyên về các tri thức trong khối Tam giáo Nho - Phật - o. Những thành tựu trong tư duy lý luận của Ngô Thì Nhậm cũng không nằm ngoài truyền thống này. Sau những va vấp hiện thực, đã đưa sở học của Ngô Thì Nhậm đ t tới mức nhuần nhuyễn, sâu sắc hơn. Từ đó, có sự lọc lựa, chọn bỏ những quan điểm, tư tưởng cần thiết và phù hợp nhất cho hiện thực, cho sự phát triển lịch sử đất nước. Quan niệm về Chính danh gắn với i nhất thống, sự linh ho t biến thông theo thời cuộc, sự gắn kết các luồng tư tưởng khác biệt vào cùng một khối thông qua tư duy khai phóng, cởi mở là những sáng t o tư tưởng chính trị - xã hội của Ngô Thì Nhậm trên một nền tri thức, các định đề chính trị - xã hội sẵn có. Nhưng chúng ta khó có thể coi ông là nhà triết học theo nghĩa sáng t o ra những tư duy lý luận trên, mà chỉ là nhà tư tưởng vận dụng sáng t o các hệ tư tưởng có sẵn. Khởi nguồn của các quan niệm trong tư tưởng của ông có thể tìm thấy trong Kinh Dịch, trong lý tưởng nhân văn của Nho giáo sơ kỳ, trong nhận thức luận phá chấp đầy tính biện chứng của Thiền tông, trong các nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Trung Quốc v.v. mà họ Ngô đã được hấp thụ, giáo dục và tự
nghiên cứu. Nhìn chung, ở Ngô Thì Nhậm vẫn là tư tưởng “pháp cổ”, theo cũ chứ không phải “sáng tân” hoàn toàn mới.
Thứ tư, tính chất dân chủ mà ông đ i diện vừa mang ưu điểm, vừa mang
h n chế. Ông tham gia cùng phong trào nông dân, giải phóng dân tộc, phá bỏ vương triều cũ, nhưng bản thân thế giới quan phong kiến ở ông và tính chất dân chủ ở cả nông dân và trí thức mà ông đ i diện vừa mâu thuẫn, vừa không triệt để. Khi tổ quốc lâm nguy, nhân dân khốn khổ, thì tư tưởng dân chủ ở cả nông dân lẫn những trí thức cấp tiến thường phát huy tác dụng, nhưng tới khi thắng lợi, xây dựng trong hòa bình thì tâm lý tiểu nông an phận ở nông dân, tư duy “pháp tiên vương” của thế giới quan phong kiến l i thắng thế và chiếm vai trò chủ đ o. Ý thức dân chủ trong xã hội truyền thống Việt Nam nói chung, và ở Ngô Thì Nhậm nói riêng, vẫn còn mang tính chất tự phát và thụ động. Nhìn rộng ra kết cấu kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII, do chưa có một nền kinh tế hàng hóa trên cơ sở sản xuất công nghiệp thực sự hoàn bị, không có tầng lớp doanh thương lớn độc lập về ý thức xã hội đủ sức m nh làm lay chuyển kết cấu xã hội cũ, nên cả triều đ i Tây Sơn và Ngô Thì Nhậm vẫn còn nằm trong cái vòng luẩn quẩn của khởi nghĩa nông dân rồi l i tái thiết chế độ phong kiến.
Những h n chế của ông cũng là h n chế chung của các nhà trí thức cùng thời ông sống, nó bị giới h n bởi chính điều kiện kinh tế xã hội của chế độ phong kiến: về cơ bản tồn t i dựa vào nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, vì vậy chỉ có thể dẫn đến tính chất “dân chủ nửa vời”, không triệt để. Sự trưởng thành về ý thức chính trị - xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam hướng về “cách tân” có lẽ phải đợi tới Nguyễn Trường Tộ mới thực sự hội tụ đủ các yếu tố để thay đổi về chất.